Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới
Bùng phát mặt trời cấp X1.2 đang đe dọa hệ thống lưới điện toàn cầu, có thể gây bão từ và cực quang do CME, diễn ra trong giai đoạn cực đại của chu kỳ Mặt Trời 25.
Đài quan sát động lực học Mặt Trời của NASA chụp được hình ảnh về một đợt bùng phát mặt trời, xuất hiện như một tia sáng chói ở phía bên phải, vào ngày 13/5 (Ảnh: NASA).
Ngày 13/5, các hệ thống quan sát Mặt Trời đã ghi nhận một trong những bùng phát Mặt Trời mạnh mẽ nhất từ đầu năm đến nay, đạt cấp X1.2 trên thang đo bức xạ mặt trời .
Sự kiện này xảy ra lúc 22h38 (theo giờ Việt Nam), được ghi lại bởi Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA và nhiều đài quan sát không gian khác.
Vùng phát xạ được xác định là Vùng Hoạt động 3685, nằm ở rìa phía tây của Mặt Trời. Hình ảnh do NASA cung cấp cho thấy một vùng ánh sáng cực mạnh lóe lên tại khu vực này, đặc trưng cho các vụ phun trào cấp X. Đây là mức cao nhất trong ba cấp phân loại (C, M và X) về cường độ bức xạ Mặt Trời.
Được biết, bùng phát Mặt Trời cấp X thường đi kèm với phun trào khối lượng vành nhật hoa (CME). Đây là những đám mây plasma chứa hàng tỷ tấn vật chất từ tầng ngoài cùng của Mặt Trời, có thể di chuyển với tốc độ hàng triệu km/h trong không gian liên hành tinh.
Nếu CME hướng thẳng đến Trái Đất, nó có thể gây ra bão từ mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến lưới điện, vệ tinh, định vị GPS, các thiết bị vô tuyến, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm bức xạ đối với phi hành gia và hành khách trên các chuyến bay vùng cực.
Video đang HOT
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang phân tích quỹ đạo của CME liên quan đến bùng phát ngày 13/5 để xác định khả năng tương tác với từ trường Trái Đất.
Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian (SWPC) thuộc NOAA cảnh báo rằng các hiệu ứng nhiễu HF vô tuyến và suy giảm sóng tín hiệu đã được ghi nhận tại một số khu vực, đặc biệt là các vùng nằm trên ánh sáng ban ngày tại thời điểm xảy ra sự kiện.
Điểm đáng chú ý là sự kiện này xảy ra trong bối cảnh Mặt Trời đang tiến gần đỉnh cực đại của Chu kỳ Mặt Trời 25, vốn bắt đầu từ cuối năm 2019.
Theo NASA và các tổ chức nghiên cứu vũ trụ quốc tế, giai đoạn cực đại dự kiến đạt đỉnh vào cuối năm nay, hoặc đầu năm 2026. Trong những tháng gần đây, tần suất các vụ bùng phát cấp M và X, cũng như các hiện tượng CME, đã tăng rõ rệt – một đặc điểm điển hình của giai đoạn này trong chu kỳ 11 năm của hoạt động Mặt Trời.
Một tác động tích cực được kỳ vọng từ sự kiện lần này là khả năng xuất hiện cực quang (aurora) tại các vĩ độ thấp hơn bình thường.
Theo đó, nếu CME đi kèm với bão từ đủ mạnh và hướng thẳng đến Trái Đất, hiện tượng cực quang có thể được quan sát tại nhiều khu vực nằm xa khỏi hai cực địa từ, mang đến cơ hội quan sát hiếm hoi cho những người yêu thích thiên văn.
Các cơ quan khí tượng không gian đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình để đưa ra những cảnh báo kịp thời cho các hệ thống viễn thông, giao thông và hàng không.
Mặt Trời sẽ 'đảo ngược' trong năm 2023, phát đi 10 tín hiệu lạ
Một loạt hình ảnh mê hoặc mà con người nhìn thấy trong năm 2023, từ nhật thực lai, bướm ánh sáng cho đến cực quang hồng, thực ra là Mặt trời đang phát tín hiệu sắp đảo ngược.
Theo Live Science, Mặt trời sẽ đạt đến điểm cực đại trong chu kỳ 11 năm sớm hơn dự kiến ban đầu (năm 2025), cụ thể là vào cuối năm 2023.
Sự kiện này sẽ đánh dấu bằng hiện tượng "Mặt trời đảo ngược" - với những hỗn loạn trong từ quyển của nó đạt mức căng thẳng cực độ rồi được giải quyết bằng cách hai cực từ Bắc - Nam đổi chỗ cho nhau.
Mặt trời trong giai đoạn bùng nổ (trái) và giai đoạn yên bình trong chu kỳ 11 năm - Ảnh: NASA
Đó là một hiện tượng cần thiết cho chúng ta - một hành tinh rất cần đến sự khỏe mạnh của ngôi sao mẹ này để duy trì sự sống - những cũng gây nên không ít rắc rối. Trong năm 2023, 10 dấu hiệu quan sát được từ Trái Đất đã khẳng định về cú đảo ngược sắp sửa đó.
Thứ nhất, đó là số lượng vết đen Mặt trời gia tăng rất nhanh, vượt xa gấp đôi con số dự đoán ban đầu, theo NASA và Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) vào đầu năm nay.
Thứ hai, từ các vết đen đó, các quả pháo sáng cấp X mạnh nhất liên tục được bắn ra, chính là thứ dẫn đến mất điện vô tuyến sóng ngắn diện rộng tháng 2, khi kèm một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME).
Thứ ba, là bão địa từ mạnh tới nỗi có gây cực quang lạ màu hồng, xuất hiện ở Mỹ cuối tháng 3. Thứ tư là nhiệt độ tầng nhiệt quyển (tầng cao thứ 2 trong khí quyển) đang tăng.
Thứ năm là nhật thực lai hiếm gặp ngày 20-4, được tạo ra bởi những sợi ánh sáng nhiều hơn bình thường từ Mặt Trời.
Thứ sáu, là các cơn lốc xoáy ánh sáng liên tiếp bùng trên Mặt trời, có cơn lớn bằng... 14 lần Trái Đất. Thứ bảy, là xoáy cực siêu mạnh trên Mặt trời. Thứ tám, là "bướm CME" ngày 10-3. Thứ chín, là chùm plasma dài 1 triệu dặm nó bắn ra vào tháng 9-2022. Thứ mười, là "thác plasma" như vương miện hôm 9-3.
Năm hiện tượng sau đều do Đài quan sát Mặt trời (SDO) của NASA ghi nhận.
Chắc chắn cú đảo ngược cuối năm 2023 sẽ phủ lên các hành tinh của Mặt trời - bao gồm Trái đất - rất nhiều bão địa từ và các cú dội bom của cầu lửa CME vào từ quyển.
Tin vui là bạn sẽ không hứng một cơn bão theo nghĩa đen, vì thực tế loài người không cảm nhận được bão địa từ, và cũng đã "chịu đựng" nó mỗi 11 năm. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến một số công nghệ, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo.
Các sự kiện này sẽ làm gián đoạn lưới điện, mất điện vô tuyến sóng ngắn ở một số nơi, ảnh hưởng đến các phương tiện định vị - hàng không vũ trụ, ảnh hưởng một số sinh vật ví dụ làm chim di trú "lạc đường". Do đó sẽ rất cần nỗ lực quốc tế trong việc dự báo thời tiết không gian và đưa ra các cảnh báo sớm.
Ví dụ, công ty vũ trụ SpaceX của Mỹ đã thiệt hại lớn trong năm 2022 khi phóng hơn 40 vệ tinh Starlink đúng ngay lúc bão địa từ đổ bộ, khiến 40 cái bị rơi ngược và cháy tan trong bầu khí quyển Trái đất.
Tuy vậy đó sẽ là một dịp hiếm có cho người thích quan sát cực quang, chắc chắn sẽ rực rỡ, đa sắc và lan sâu xuống các vĩ độ thấp hơn so với bình thường.
Cầu lửa tàng hình va chạm, bầu trời Mỹ đổi màu hồng, NASA cũng "bó tay" Một quả cầu lửa vũ trụ mạnh nhất trong 6 năm qua, đã được bắn từ một "họng súng" to hơn Trái Đất tới 20 lần mà không đài quan sát nào kịp nhận biết và cảnh báo, gây đổi màu bầu trời và mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ. Theo Live Science , hiện tượng đã khiến bầu trời...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyến bay 2 tiếng thành 32 tiếng, hành khách vẫn không thể tới nơi

Cụ ông giấu tên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

2025 rồi Cục Hàng không Liên bang Mỹ vẫn dùng đĩa mềm và Windows 95

Ông bố chi 18 tỷ đồng đặt biển quảng cáo khắp thành phố để khoe con quá dễ thương, đứa trẻ chỉ nói 1 câu gây sốc

Vì sao núi lửa tạo băng giá trên bầu trời?

'Cổng địa ngục' cháy ngùn ngụt hơn 50 năm sắp tắt

Làm trái ý vợ, người đàn ông bất ngờ trúng số gần 40 tỷ đồng

Phát hiện siêu Trái Đất ở "lằn ranh sự sống"

Cảnh sát bới 5 tấn rác giúp người dân tìm thấy 133 cây vàng

Vật thể phát xung sóng kỳ lạ trong Dải Ngân hà thách thức hiểu biết của giới khoa học

Chồng vác tủ lạnh nặng 36kg vượt quãng đường hơn 100km để tưởng nhớ vợ quá cố

Nhật Bản phát minh loại nhựa mới có khả năng phân hủy trong đại dương
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ ký lệnh bãi bỏ các quy định về khí thải của bang California
Thế giới
08:21:36 13/06/2025
Mỹ nam U45 vẫn cả gan đóng học sinh 18 tuổi, netizen ngán ngẩm "nếp nhăn trên mặt còn nhiều hơn số tuổi"
Hậu trường phim
08:19:23 13/06/2025
Văn Mai Hương từ chối hát ca khúc này vì sợ bị mắng
Nhạc việt
08:13:52 13/06/2025
Từ giờ đến hết tháng 6, những con giáp này sẽ có vận may tình duyên rất lớn
Trắc nghiệm
07:54:22 13/06/2025
3 học sinh bị điện giật khi diều vướng dây điện cao thế
Tin nổi bật
07:50:41 13/06/2025
Lộ ảnh G-Dragon "khóa môi" đắm đuối 1 nhân vật, danh tính khiến dân mạng ngỡ ngàng!
Sao châu á
07:29:52 13/06/2025
Cuộc sống xa hoa tại Mỹ của tiểu thư gốc Á
Netizen
07:25:35 13/06/2025
Bức ảnh phơi bày nỗi sợ lớn nhất của Trấn Thành
Sao việt
07:10:08 13/06/2025
Câu trả lời cho việc "Em Xinh hay Chị Đẹp mới xứng tầm?"
Tv show
07:07:24 13/06/2025
'Kiêng ăn chuối vì sợ trượt vỏ chuối' - Kiêng kỵ tai hại khiến các sĩ tử ăn thiếu chất, không đủ sức khỏe cho kỳ thi quan trọng
Ẩm thực
06:50:33 13/06/2025