Ôn thi môn Giáo dục Công dân: Những bí quyết không thể bỏ qua
Giáo dục công dân không chỉ là môn thi tốt nghiệp THPT mà đã trở thành môn thành phần quan trọng trong các tổ hợp môn xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Báo GD&TĐ xin giới thiệu những kinh nghiệm của cô Đỗ Thị Phượng với mong muốn giúp học sinh ôn thi tốt môn học.
Cùng nêu vấn đề và trao đổi tháo gỡ là một phương pháp học hiệu quả giúp HS nắm chắc kiến thức. Ảnh: Hồng Đăng
Thứ nhất, đầu năm học nhóm bộ môn cần họp chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho phần ôn tập. Giáo viên cần bám vào đề thi của Bộ năm 2019 và chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt để phân bố thời lượng hợp lý cho từng chủ đề, cụ thể hóa nội dung cần ghi nhớ, ngân hàng câu hỏi đảm bảo đầy đủ các cấp độ cung cấp cho học sinh trước khi bước vào kỳ ôn chính thức.
Khi phân bố thời lượng cho từng chủ đề ôn, cần đặc biệt chú trọng mỗi chủ đề sẽ có phần kiểm tra kiến thức củng cố theo hình thức cuốn chiếu và từng giai đoạn cho học sinh làm bài kiểm tra nhằm đánh giá mức độ tiếp thu bài. Qua đó có điều chỉnh kịp thời, phù hợp với đặc thù của từng lớp và từng đối tượng học sinh.
Thứ hai, để tiết học ôn tập đạt hiệu quả có thể cho học sinh chuẩn bị trước phần việc ở nhà, sản phẩm yêu cầu là sơ đồ hóa kiến thức học, hoặc cho các em dựng tiểu phẩm, tìm video… theo chủ đề được giao. Bên cạnh đó khuyến khích các em nêu những vấn đề cần giải đáp khi tham khảo tài liệu, xem video hoặc tiểu phẩm của bạn… mọi vướng mắc sẽ được trao đổi tháo gỡ. Dù thi dưới hình thức nào thì nắm chắc kiến thức là chìa khóa vạn năng để làm bài.
Phương pháp này đạt hiệu quả tốt cần có sự hỗ trợ của máy chiếu (trình chiếu PowerPoint nếu là sơ đồ kiến thức, video sưu tầm, thậm chí tiểu phẩm được các em dựng thành clip, trò chơi hái hoa dân chủ, tình huống pháp luật…). Kiến thức ghi nhớ sẽ dần được tái hiện, lớp học sinh động không nhàm chán, học sinh khắc sâu nội dung cần ghi nhớ.
Qua các hoạt động, toàn bộ sơ đồ kiến thức cần thiết tái hiện trên màn hình, học sinh tự đối chiếu và bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của mình.
Thứ ba, đầu mỗi giờ và cuối tiết ôn tập cần có phần kiểm tra nhanh giúp học sinh tái hiện, khắc sâu kiến thức cũ trước khi bước vào chủ đề mới. Hai hình thức có thể sử dụng thường xuyên là: “Đấu trường 100″ cho dạng câu tự luận ngắn, “Nhanh mắt, nhanh tay” cho bài tập trắc nghiệm, ưu tiên câu dễ cho đối tượng học sinh yếu của lớp nhằm kích thích hứng thú học tập và động viên các em cố gắng nhiều hơn. Qua đó giáo viên nắm được mức độ tiếp thu của học sinh và có điều chỉnh kịp thời.
Thứ tư, hướng dẫn học sinh cách đọc đề và kĩ năng làm bài trắc nghiệm ở các cấp độ biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Khi hướng dẫn học sinh làm bài, không chỉ yêu cầu các em tìm phương án đúng mà quan trọng là phải lý giải được tại sao lại chọn. Một nội dung kiến thức có thể ra nhiều câu ở nhiều góc độ khác nhau, do vậy khi lý giải được thì dù hỏi bất kỳ dạng nào các em cũng sẽ làm bài được.
Câu biết và hiểu chiếm 60% tổng điểm của bài, đây là câu hỏi dễ không được bỏ qua. Học sinh cần phải xác định được từ khóa và nắm chắc kiến thức để làm bài.
VD1: Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Phổ thông.
Video đang HOT
B. Bình đẳng.
C. Đại diện.
D. Trực tiếp.
Với câu này chỉ cần học sinh xác định được từ khóa là “nguyên tắc” và nắm được sơ đồ cơ bản sẽ thấy ngay đáp án.
VD2: Cử tri kiến nghị với Đại biểu Quốc hội về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự chủ phán quyết.
B. Tự do ngôn luận.
C. Quản lý cộng đồng.
D. Quản lý nhân sự.
Với câu này từ khóa là “quyền công dân” mà phương án A, C, D không nằm trong các quyền của chương trình học nên dễ dàng loại phương án sai.
Với câu vận dụng thì cách đọc đề vô cùng quan trọng, bởi nếu đọc không đúng cách sẽ làm mất thời gian và rối trong tìm đáp án.
VD: Tại một điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện
chị S viết phiếu bầu theo đúng yêu cầu của ông X. Anh A đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?
A. Anh A, chị S, chị C và ông X.
B. Ông X, chị S và chị C.
C. Chị S, chị C và anh A.
D. Anh A, ông X và chị S.
Bước 1: Học sinh xác định yêu cầu câu hỏi là gì, quan trọng trong câu vận dụng là các em phải nắm được “nguyên tắc bỏ phiếu kín là gì?”.
Bước 2: Xác định hành vi nhân vật nếu chọn thì quy ước với các em “khoanh tròn” là chọn, nên các em sau khi xác định đếm tên khoanh tròn là phương án đúng.
Bước 3: Kiểm tra lại xem khả năng đúng của phương án bằng cách loại trừ, quy ước là “đánh chéo”. Với cách này giúp học sinh hạn chế thấp nhất nhầm lẫn khi chọn phương án đúng.
Đỗ Thị Phượng (Tổ phó môn GDCD, Trường THPT Trung An, TP Cần Thơ) (giaoducthoidai.vn)
Dạy trách nhiệm với cộng đồng cho người trẻ từ điều nhỏ
Hành vi của cha mẹ, những bài giảng, đề kiểm tra... dành cho học sinh đều bồi đắp cho người trẻ trách nhiệm với cộng đồng. Đặc biệt, khi xã hội cùng chung tay chống dịch Covid-19, điều này có ý nghĩa hơn lúc nào hết.
Thầy Phạm Thanh Tuấn, giáo viên môn giáo dục công dân trong những lần chia sẻ với các học trò trước đây - Ảnh: NVCC
Dịch Covid-19 vào bài kiểm tra
Các câu chuyện như nhà thuốc nâng giá khẩu trang khiến em nghĩ gì về trách nhiệm cộng đồng, hay mỗi người có cách nào để tự bảo vệ chính mình, những người xung quanh trong dịch Covid-19... mới đây được thầy Phạm Thanh Tuấn, giáo viên môn giáo dục công dân Trường THCS-THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM đưa vào bài kiểm tra trong thời gian học trò nghỉ ở nhà.
Chia sẻ với PV Thanh Niên, thầy Tuấn cho hay đề bài trên mong muốn để mở rộng tư duy cho học sinh về bài học "công dân với cộng đồng", để các trò chủ động suy nghĩ dịch Covid-19 nguy hiểm thì mỗi cá nhân, mỗi học sinh cần phải suy nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với cộng đồng như thế nào.
"Trách nhiệm đơn giản nhất, là phải tự giác chủ động tìm hiểu thông tin dịch bệnh, thông tin về cách phòng tránh cho bản thân và mọi người. Trò hiểu được trách nhiệm của công dân là phải biết chia sẻ với mọi người để cùng vượt qua khó khăn, biết hỗ trợ, đồng hành... Hơn bất cứ khi nào, chính những lúc khó khăn, những người trẻ tương lai của đất nước phải thấy được trách nhiệm của bản thân mình; phải biết bỏ qua lợi ích cá nhân, hẹp hòi, ích kỷ vì lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc", thầy Tuấn nói.
Thầy Tuấn trao đổi thêm: "Cuộc chiến chống Covid-19 muốn thành công, không phải riêng lẻ một người làm được, mà cần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. Ở một khía cạnh khác, trách nhiệm phải đi cùng với lợi ích, nhưng vì lợi ích mà không màng đến ý thức, trách nhiệm là một điều không thể chấp nhận được. Vì sự ích kỷ của bản thân có thể ảnh hưởng đến nhiều người đó là một điều không nên, có những lúc bản thân cảm thấy đó là việc bình thường, nhưng nó có thể gây những hậu quả khôn lường không chỉ ảnh hưởng đến mình mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều người".
Theo thầy Tuấn, không chỉ riêng những sự kiện liên quan đến Covid-19, mà tất cả những vấn đề trong xã hội hiện nay, thì ý thức của cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành công tập thể. Giả sử mỗi học sinh ý thức mình học để làm gì, đương nhiên các em có động lực phấn đấu; hay mỗi người không xả rác sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta xanh, sạch hơn.
Để con có trách nhiệm, cha mẹ đừng gian dối
Khi dịch Covid-19 mới bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), các nhà trường khảo sát phụ huynh 14 ngày trước có từng đi qua những vùng có dịch hay không. Thầy N.T.H, giáo viên một trường THCS tại Q.5, TP.HCM kể lại việc khảo sát gặp không ít khó khăn, khi có phụ huynh vừa đi du lịch ở Trung Quốc về nhưng giấu và không nói thật. Tuy nhiên, đứa con đã khoe với thầy giáo, là mẹ và con đi Trung Quốc về, nhưng mẹ dặn không được nói cho ai biết. "Thật sự may mắn là không có ca nhiễm nào sau đó. Suy nghĩ, hành động của người lớn đều là tấm gương cho con trẻ, người lớn còn vô trách nhiệm, sao có thể dạy con là người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng?", thầy N.T.H chia sẻ.
Anh Nguyễn Huỳnh Sinh, Bí thư Đoàn Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, bày tỏ từ những việc nhỏ nhất, ai cũng có thể sống trách nhiệm với chính mình, cộng đồng. Đơn cử khi dịch Covid-19 đang phức tạp như hiện nay, người có trách nhiệm luôn biết bảo vệ sức khỏe cá nhân, chủ động tự cách ly, khai báo dịch tễ khi đi qua những vùng có dịch.
Thầy Phạm Thanh Tuấn cho hay việc giáo dục cho con trẻ nói chung, hay về ý thức trách nhiệm phải tiến hành đồng thời từ phía phụ huynh và nhà trường. Cha mẹ cần là hình mẫu chuẩn mực để con trẻ noi theo. Nhà trường để cho các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình, hướng các em vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đặc biệt môn giáo dục công dân hãy để các em cảm nhận qua từng vấn đề, từng câu chuyện thực tế, đó là một trong những cách học để học sinh cảm nhận từ trái tim và thay đổi hoàn thiện mình tốt nhất.
Đồng tình với quan điểm này, thầy giáo Trần Nguyễn Tuấn Huy, giáo viên ngữ văn Trường THCS Trần Bội Cơ, Q.5, TP.HCM cho hay giáo dục ý thức cộng đồng, trách nhiệm cho người trẻ có thể lồng ghép vào những bài giảng các môn học.
"Hoặc giáo viên đưa những vấn đề trên thành đề bài nghị luận để các em có thể vừa nêu quan điểm vừa học tập, rèn luyện tiếp thu tinh thần của những phẩm chất này. Còn gia đình là cái nôi hình thành nhân cách, chính là hậu phương tốt nhất trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Một trong những vũ khí trang bị cho các con lẫn chính mình, đó là ý thức", thầy Huy trao đổi.
Trách nhiệm với chính mình
Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, chia sẻ một dân tộc muốn hùng mạnh thì mỗi cá nhân trong đó cũng phải là những người có ý thức cao, biết suy nghĩ cho cộng đồng. "Lên mạng xã hội chia sẻ tin thất thiệt, miệt thị và đổ lỗi cho nạn nhân Covid-19 hay là mất hàng giờ chen lấn ngoài siêu thị để tích trữ đồ ăn không cần thiết, đều là không có trách nhiệm với cộng đồng. Người thật sự cần mua thực phẩm sẽ lấy đâu? Tôi nghĩ mỗi người trẻ nên dành thời gian quý giá đó để chơi thể thao, đọc sách, học tiếng Anh, làm việc nhà... để khỏe mạnh, thêm sức đề kháng. Trách nhiệm với cộng đồng cũng đi từ chính trách nhiệm của mình, nếu mình không làm tốt việc của mình thì không thể nào tốt với cộng đồng", tiến sĩ Lộc nói.
Theo Thanh niên
Vĩnh Phúc khảo sát kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 học sinh lớp 12 toàn tỉnh Toàn bộ học sinh lớp 12 THPT và GDTX tại Vĩnh Phúc sẽ tham gia kỳ khảo sát kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 vào ngày 09-10/5 tới. Theo kế hoạch tổ chức khảo sát kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 của Sở GDĐT Vĩnh Phúc, để nhằm kiểm tra kiến...