Obama nói Trung Quốc không nên phá hoại luật quốc tế
“Khi Trung Quốc phát triển, chúng tôi muốn họ là đối tác ủng hộ luật quốc tế, không phải phá hoại nó”, Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama nói tại Bắc Kinh.
Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị APEC – Ảnh: Reuters
Khi nói về mối quan tâm của Mỹ và các quốc gia khác về môi trường kinh tế của Trung Quốc, ông Obama thuyết phục Trung Quốc từ bỏ việc sử dụng tội phạm công nghệ cao để đạt lợi ích kinh tế cũng như tạo một sân chơi công bằng nơi các điều khoản chỉ vì lợi ích của một số tập đoàn.
Video đang HOT
“Thông điệp của chúng tôi là muốn thấy Trung Quốc thành công”, ông Obama nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 10.11. “Nhưng, khi Trung Quốc phát triển, chúng tôi muốn họ là đối tác ủng hộ luật quốc tế, không phải phá hoại nó”, Tổng thống Mỹ nói thêm.
Mỹ mong Trung Quốc tạo một sân chơi công bằng để các công ty có thể cạnh tranh lành mạnh với các công ty Trung Quốc, trở thành một nên kinh tế sáng tạo, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và từ bỏ việc dùng tội phạm công nghệ cao cướp bí mật thương mại để đạt lợi nhuận, ông Obama nói tại diễn đàn APEC.
Chuyến đi của ông Obama đến Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra trong bối cảnh bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Tổng thống Obama đang mở rộng lợi ích của Mỹ sang châu Á, trong khi Chủ tịch Trung Quốc khẳng định ý chí của mình so với người tiền nhiệm trong việc chứng tỏ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các vấn đề khu vực.
Hai bên có bất đồng trong nhiều tháng gần đây trong nhiều vấn đề, từ thương mại, vấn đề biển đến an minh mạng.
Theo Thanh Niên
Ấn Độ kêu gọi tuân thủ luật quốc tế ở Biển Đông
Thủ tướng Ấn Độ hôm qua kêu gọi tất cả các nước phải có trách nhiệm tuân thủ luật lệ và quy tắc quốc tế về vấn đề hàng hải, và hy vọng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông sớm hoàn tất.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (thứ ba từ trái sang) hôm qua bắt tay với lãnh đạo các nước thành viên ASEAN tại Myanmar. Ảnh: PTI
Thủ tướng Narendra Modi hôm qua cho rằng vì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, các nước cần tuân thủ các quy tắc quốc tế. "Điều này bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", ông Modi nói khi kết thúc phiên họp của hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ 12. Sự kiện diễn ra tại Naypyitaw, Myanmar.
Thủ tướng Ấn Độ cũng hy vọng các nước sẽ thực hiện theo đúng những chỉ dẫn trong Tuyên bố về Ứng xử năm 2002 và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. "Chúng ta (Ấn Độ và ASEAN) đều muốn tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy sự cân bằng, hòa bình và ổn định trong khu vực", báo Deccan Chronicle dẫn lời ông Modi nói thêm.
Trung Quốc và ASEAN đã thảo luận để đưa ra một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc ở Biển Đông nhưng cho đến nay đạt được ít tiến triển. Các nước đã ký kết Tuyên bố không ràng buộc về ứng xử các bên ở Biển Đông hơn 10 năm trước. Trung Quốc cho biết họ sẽ chỉ đàm phán về tranh chấp lãnh thổ trực tiếp với từng nước và cự tuyệt cách tiếp cận đa phương để giải quyết vấn đề.
Trong bối cảnh Bắc Kinh đang theo đuổi những yêu sách hàng hải ở Biển Đông, ông Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 9 cam kết tăng cường hợp tác an ninh hàng hải để đảm bảo tự do đi lại. Hai nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh hàng hải trên khắp khu vực, đặc biệt ở Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Kế hoạch thế kỷ của Trung Quốc để thách thức Mỹ? Có thể nói, Ngân hàng mới mà TQ đang chuẩn bị thành lập là một phương thức quan trọng trong mục tiêu thách thức vị trí số một của Mỹ. Trong hai ngày 7-8/11, sử dụng lợi thế là nước chủ nhà APEC 2014, Trung Quốc đưa lên hàng đầu vấn đề về thúc đẩy liên kết kinh tế, đặc biệt là việc...