Ở Nhật 3 năm, nàng 9X biết được loạt đồ dùng giữ nhiệt đỉnh cao sống sót ngày đại hàn
Mùa đông Nhật Bản lạnh hơn Hà Nội rất nhiều. Cùng xem thử, người dân xứ phù tang thường trang bị những món đồ giữ ấm nào để chống lại thời tiết này.
Nếu mùa đông của Hà Nội ùa về theo từng cơn áp thấp, gió khô lạnh len lỏi qua từng lớp áo thì mùa đông ở một quốc gia ôn đới chân chính như Nhật Bản còn khắc nghiệt hơn nhiều.
Thu Hà (25 tuổi) đã ở Nhật hơn 3 năm, đặc biệt có quãng thời gian ở miền Bắc nước Nhật với những mùa đông tuyết có thể rơi dày 60-70cm chỉ sau một đêm. Nhiệt độ hạ thấp, gió mạnh cộng với độ ẩm hạ thấp làm da nứt nẻ, cảm giác rất khó chịu.
Và dưới đây là 3 món bảo bối truyền thống được người dân quốc gia này thường sử dụng để giữ ấm cơ thể trong mọi ngữ cảnh.
Bàn trà giữ nhiệt để ngồi ăn uống, xem TV, làm việc
Bàn trà giữ nhiệt hay còn gọi là kotatsu trong tiếng Nhật. Bạn sẽ thấy bất kỳ gia đình Nhật nào cũng có một kotatsu ở phòng khách, đặt trước ti-vi. Kotatsu thông thường có kích thước 90cmx90cm, cao khoảng 40cm-50cm tuỳ từng loại, được làm bằng gỗ hoặc nhựa cứng chịu nhiệt. Bên dưới mặt bàn được gắn một máy sưởi cắm trực tiếp từ phích cắm điện.
Cả gia đình quây quần bên kotatsu, cùng xem tivi, ăn uống, làm việc, nghỉ trưa, làm tất cả mọi thứ vì chiếc bàn này quá ấm áp, dễ chịu.
Thiết kế bên trong của bàn trà giữ nhiệt.
Giá một bàn kotatsu rơi vào khoảng 6.500JPY~20,000 JP(khoảng 1,5 triệu đồng ~ 4,5 triệu đồng)
Chiếc kotatsu đơn giản, phiên bản bình dân cho sinh viên, người làm thuê sống trong căn hộ nhỏ.
Chăn giữ nhiệt cho giấc ngủ ngon
Chăn giữ nhiệt phổ biến là loại chăn đơn, dành cho một người với kích thước 80cmx140cm. Chăn thường được làm bằng nỉ lông, sợi microfiber để đảm bảo vừa nhẹ mà vẫn giữ ấm tốt. Với hệ thống dây dẫn nhiệt được may chần giữa hai lớp chăn, làm ấm sau khoảng 10-15 phút. Tuỳ từng loại khác nhau mà có thêm các chức năng điều chỉnh mức ấm, hẹn giờ tự động tắt.
Chăn giữ nhiệt khá phổ biến ở Nhật.
Những năm gần đây, nhiều gia đình chuyển sang dùng điều hoà hai chiều, làm ấm vào mùa đông nên chăn điện bớt phổ biến hơn.
Video đang HOT
Giá chăn giữ nhiệt rơi vào khoảng 3.500 JPY (gần 780.000 đồng) cho loại 80cmx140cm.
Miếng dán giữ nhiệt sưởi ấm cơ thể lúc ra đường
Bên cạnh khăn mũ, áo quần giữ nhiệt, miếng dán giữ nhiệt là bảo bối để người Nhật trải qua mùa đông lạnh giá mỗi khi ra ngoài.Miếng dán giữ nhiệt còn được gọi là kairo. Bên trong miếng dán gồm hỗn hợp thành phần mà khi mở bao bì, tiếp xúc không khí, các hoạt chất này gây ra phản ứng hoá học tạo nhiệt.
Thường xuyên được sử dụng nên miếng dán giữ nhiệt ở Nhật đa dạng về chủng loại. Loại nhỏ giữ ấm từ 8-10 tiếng. Loại lớn giữ nhiệt 24-48 tiếng với mức nhiệt trên 40 độ.
Ngoài ra, miếng dán còn phân loại theo vị trí, mục đích làm ấm như lòng bàn tay, chân, dán vào lưng, bụng hoặc cho vào túi áo như một túi sưởi di động.
Giá của miếng dán giữ nhiệt khá rẻ, hộp 30 miếng khoảng 600 JPY (133.000 đồng, tính ra chỉ hơn 4.000 đồng) hoặc bán lẻ gói 5-6 miếng 100 JPY và bán nhiều ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Đồ dùng nhà bếp xưa và nay "chênh lệch" nhiều đến mức nào?
Thử đặt lên bàn cân so sánh đồ dùng nhà bếp của mấy chục năm về trước và phiên bản "con cháu" ở thời điểm hiện tại, nhiều chị em hẳn sẽ cảm thấy mình thật may mắn khi việc vào bếp ngày nay đã "nhàn hạ" hơn trước rất nhiều!
Ấm đun nước
Tầm vài chục năm về trước, những chiếc ấm đun nước phổ biến nhất ở Việt Nam thường được làm bằng gang, đồng hoặc nhôm. Loại ấm này dễ bị xuống cấp về ngoại hình sau 1 thời gian sử dụng, phần nắp không cách nhiệt và dễ bị bung ra khi đổ nước. Thời xưa, ấm nhôm chỉ có giá khoảng vài đồng mà thôi.
Ngày nay, ấm đun nước siêu tốc tiện lợi và an toàn đã trở thành món đồ thay thế hoàn hảo cho ấm nước truyền thống.
Một số loại còn được thiết kế thành dạng nồi siêu tốc mini dành cho các cô nàng độc thân. Lòng ấm/nồi là lớp inox không gỉ, giữ nhiệt tốt. Thời gian đun sôi nước chỉ từ 1-5 phút tùy lượng nước.
Nồi siêu tốc mini - Giá tham khảo: 99 - 199 nghìn đồng/chiếc.
Ấm đun nước gấp gọn là 1 phiên bản nâng cấp khác của ấm đun truyền thống. Sản phẩm được làm từ chất liệu thép không gỉ, silicone và nhựa PP. Thời gian đun sôi nước chỉ trong vòng 4 phút. Ấm có thể gấp gọn bỏ túi để mang đi dã ngoại, du lịch.
Ấm siêu tốc gấp gọn - Giá tham khảo: 278 - 760 nghìn đồng/chiếc.
Lồng bàn
Thời xưa, các bà các mẹ thường sử dụng lồng bàn tre để đậy thực phẩm. 1 chiếc lồng bàn thời đó có giá chỉ khoảng 5 đồng. Trong thập niên 90, những chiếc lồng bàn nhựa bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Còn ngày nay, lồng bàn nhựa đang bị "lép vế" trước những loại lồng bàn giữ nhiệt hiện đại.
Lồng bàn giữ nhiệt gấp gọn - Giá tham khảo: 58 - 92 nghìn đồng. Mặt trong của sản phẩm là lớp nhôm tráng mỏng có tác dụng giữ nhiệt, mặt ngoài là lớp vải với hoa văn đẹp mắt. Lồng bàn có thể gấp gọn khi không sử dụng nhờ hệ thống khung nhôm linh hoạt.
Lồng bàn giữ nhiệt nhiều tầng - Giá: 106 - 238 nghìn đồng. Sản phẩm được làm bằng nhựa PP an toàn cho thực phẩm, bao gồm loại 3 tầng và loại 5 tầng. Nắp đậy trong suốt cho phép quan sát thức ăn bên trong mà không cần mở "lồng bàn".
Cặp lồng cơm
Cặp lồng cơm thời xưa còn được gọi là "Cà mèn", thường được làm bằng nhôm hoặc thép tráng men. Vật dụng này có khả năng giữ nhiệt tốt nhưng ngoại hình kém bắt mắt, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của nhiều gia đình thời bấy giờ.
Ngày nay, thế hệ "con cháu" của cặp lồng cơm là những hộp đựng cơm xinh xắn, đa dạng về mẫu mã, màu sắc lẫn chức năng. Hầu hết các hộp đều đi kèm bộ thìa, đũa tiện lợi.
Hộp cơm tự hâm nóng - Giá: 375 - 670 nghìn đồng. Vỏ hộp cơm thường được làm từ nhựa PP cao cấp, an toàn với thực phẩm và chịu được nhiệt độ cao. Lòng nồi làm bằng inox 304. 1 số hộp cơm hiện đại còn có chức năng... nấu cơm "xịn sò", sử dụng công nghệ vi áp 3 chiều, hấp và làm chín thức ăn nhanh chóng.
Đặt mua hộp cơm với chức năng nấu cơm tại đây. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo review chi tiết về sản phẩm này tại đây.
Bếp điện
Vài thập niên về trước, nếu trong nhà bạn có 1 chiếc bếp điện Liên Xô như thế này là đủ "phổng mũi" tự hào. Bếp có thiết kế giống như bếp gas với 2 họng, có núm điều chỉnh nhiệt độ riêng cho từng họng. Một chiếc bếp điện thời bấy giờ có giá khoảng 250 đồng.
Bếp điện ngày nay có thiết kế đẹp mắt hơn, phổ biến nhất là dạng âm bàn với nhiều chức năng cao cấp như hẹn giờ, khóa trẻ em... Bên cạnh đó, trên thị trường còn xuất hiện bếp điện mini, bếp điện tích hợp nướng lẩu...
Bếp điện mini đa năng - Giá: 130 - 300 nghìn đồng. Sản phẩm có công suất 500w, tương thích với mọi chất liệu như bình thủy tinh, nồi gốm, sứ, gang... Mặt bếp chống trơn trượt, núm điều chỉnh cho phép người dùng tăng giảm thời gian, công suất nấu tùy ý.
Đặt mua bếp điện mini tại đây.
Bếp điện tích hợp nướng lẩu 2 trong 1 - Giá: Từ 450.000 đồng. Sản phẩm có công suất 1500W, kiểm soát nhiệt độ 2 bên độc lập. Khay nướng sâu 3cm, ngăn nấu lẩu sâu 11cm. Ngoài các món lẩu, nướng, bếp có thể dùng để chế biến nhiều món khác.
Nồi cơm
Nồi cơm thời xưa thường là nồi gang, khi nấu thường bị dính cơm và tạo 1 lớp cháy dưới đáy nồi. Loại nồi này có ưu điểm là giữ nhiệt lâu, có thể nấu ở lửa to và... rất bền. Trước kia, 1 chiếc nồi gang 5L chỉ có giá khoảng... 10 đồng mà thôi.
Nồi cơm hiện đại ngày nay tuy không thể tạo ra lớp cơm cháy thơm ngon nhưng lại "ăn điểm" về độ đa năng và tiện dụng. Nhiều loại nồi có khả năng hẹn giờ, chỉnh nhiệt độ, nấu cháo, làm các món hầm, kho...
Trên thị trường còn có loại nồi cơm điện 2 ngăn với giá từ 2 - 2,6 triệu đồng/chiếc. Nồi có công suất 900W, dung tích khoảng 1,8L. Với 2 ngăn tiện dụng, bà nội trợ có thể chế biến 2 món cùng lúc để tiết kiệm thời gian.
Thớt
Thớt thời xưa chủ yếu là thớt gỗ dày, nặng và dễ bị nứt, bị mốc sau 1 thời gian sử dụng. Một chiếc thớt ngày ấy có giá từ 2-3 đồng.
Ngày nay, người tiêu dùng đã có thêm nhiều lựa chọn khác như thớt kính, thớt inox hoặc thớt silicon. Đặc biệt phải kể đến mẫu thớt silicon đa năng 2 trong 1, vừa có thể làm thớt vừa có thể "biến hình" thành chậu rửa tiện dụng.
Rổ rửa rau củ quả
Trước khi rổ nhựa trở nên phổ biến, các bà các mẹ thời xưa chủ yếu sử dụng rổ tre để đựng và rửa các loại rau củ quả. Giá của loại rổ này cũng rất rẻ, chỉ khoảng 5 hào/chiếc. Tuy nhiên, rổ tre có nhược điểm là khó rửa sạch và dễ bị mốc.
Hiện tại, rổ nhựa vẫn là lựa chọn phổ biến số 1 của các bà nội trợ. Trong đó có nhiều loại rổ được nâng cấp thêm về thiết kế để việc sử dụng trở nên tiện lợi hơn.
Rổ thái bào rau củ quả đa năng - Giá: 75 - 90 nghìn đồng. Sản phẩm có thiết kế 3 lớp, bao gồm khay thái và bào, rổ đựng giữ thăng bằng và chậu rửa. Sau khi rửa, chị em có thể nghiêng chậu để đổ nước mà rổ đựng rau củ vẫn giữ nguyên trạng thái thăng bằng.
Rổ gập đôi gấp gọn - Giá: 39 - 55 nghìn đồng. Đây là sản phẩm 2 trong 1 với chức năng làm chậu rửa và rổ đựng. Thiết kế gấp gọn của sản phẩm giúp tiết kiệm không gian cho căn bếp.
Những đồ dùng lưu trữ giúp cho ngôi nhà luôn gọn gàng dù diện tích có chật đến mấy đi nữa Nếu bạn đã sẵn sàng xắn tay áo lên và dọn dẹp mong muốn tạo vẻ đẹp mới cho căn nhà, đừng quên nghía qua những vật dụng hữu ích được gợi ý trong bài viết dưới đây. Một thực tế cho thấy rằng, mọi người có thể chăm chỉ dọn dẹp nhưng căn nhà đôi khi vẫn trông rất lộn xộn, thiếu...