Nuôi sống trẻ sinh non 29 tuần tuổi bị viêm ruột hoại tử
Trẻ sinh non với nhiều bệnh lý nguy hiểm đã được các y bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tận tình cứu chữa.
Ngày 14/2, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, các y bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện đã nuôi dưỡng, điều trị hàng loạt bệnh lý gần nửa năm trời cho bé sinh non 29 tuần tuổi. Hiện, sức khỏe của bé đã ổn định, cân nặng đạt 3.5 kg và được xuất viện về nhà cùng gia đình.
Trước đó, khi mang thai ở tuần thứ 29, sản phụ H. bị đau bụng dữ dội kèm ra huyết âm đạo, vỡ ối nên đã đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tại đây, sau khi được thăm khám và siêu âm, các bác sĩ liền chỉ định mổ lấy thai cấp cứu, bởi nếu để muộn hơn sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Hiện, sức khỏe của bé đã ổn định, hô hấp bình thường, cân nặng đạt 3.5 kg, được xuất viện về nhà.
Do sinh non không đủ tháng nên sau khi sinh, bệnh nhi được đưa ngay lên khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh để nuôi dưỡng. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ, suy hô hấp nặng.
Video đang HOT
Bé không tự thở được, phải thở máy, đặt ống nội khí quản, bơm surfactant điều trị màng trong. Từ đây, bệnh nhi cách ly mẹ và được chăm sóc hoàn toàn bởi các y bác sĩ của khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh.
Sau 2 ngày điều trị với thể trạng sơ sinh non yếu, kèm nhiều bệnh lý, trẻ lại càng nguy kịch khi xuất hiện thêm tình trạng bụng chướng, dịch dạ dày màu xanh, đi ngoài phân máu, viêm ruột hoại tử. Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh (HSCCSS) đã hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa Ngoại, chẩn đoán bệnh nhi bị thủng ruột và phải tiến hành phẫu thuật gỡ dính ruột, làm hậu môn nhân tạo.
BSCKII. Trương Lệ Thi – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Sơ sinh cho biết: “Viêm ruột hoại tử sơ sinh diễn biến nhanh và để lại hậu quả nặng nề. Nếu không phát hiện sớm và kịp thời có thể dẫn đến tử vong”.
Để nối được ruột cho trẻ đòi hỏi cân nặng của trẻ phải đủ 2kg. Tuy nhiên, quá trình điều trị và chăm sóc cho bệnh nhi này rất khó khăn. Bởi, trẻ sinh non cơ thể yếu ớt, mắc nhiều bệnh lý, phải điều trị thuốc kháng sinh nhiều. Đặc biệt, trẻ lại bị viêm màng não mủ, phải chọc dịch não tủy nhiều lần, ruột bị hoại tử, phải làm hậu môn nhân tạo khiến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ rất kém. Việc chăm sóc và vệ sinh cho trẻ vô cùng vất vả, cơ thể trẻ bị suy dinh dưỡng trầm trọng, tình trạng sức khỏe hết sức nguy kịch.
Sau 2,5 tháng, với sự chăm sóc, nuôi dưỡng tận tình, phác đồ điều trị thích hợp của các bác sĩ và điều dưỡng khoa HSCCSS, tình trạng bệnh nhi đã ổn định hơn, trẻ tự thở được và có thể bú mẹ hoàn toàn, cân nặng đạt 2,5kg. Sau đó, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực Ngoại khoa để nuôi dưỡng và phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo.
Hiện, sức khỏe của bé đã ổn định, hô hấp bình thường, cân nặng đạt 3.5 kg, được xuất viện về nhà.
Cấp cứu kịp thời bé trai nuốt 25 viên bi nam châm
Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã phẫu thuật cấp cứu lấy 25 viên bi nam châm đồ chơi trong ổ bụng của bệnh nhi 37 tháng tuổi.
Sau 3 giờ phẫu thuật, các y bác sĩ đã lấy 25 viên bi đồ chơi ra khỏi ổ bụng của bệnh nhi - Ảnh: BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Chiều 5-1, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (tỉnh Nghệ An) phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi N.T.T. (37 tháng tuổi, thành phố Vinh) do nuốt 25 viên bi nam châm đồ chơi vào ổ bụng.
Trước đó, gia đình phát hiện trẻ nuốt nhiều viên bi nam châm nên đã đưa cháu vào bệnh viện tuyến dưới để theo dõi. Tuy nhiên bé xuất hiện tình trạng đau bụng cơn nhiều hơn nên được chuyển đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An để cấp cứu.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ chụp X-quang ổ bụng phát hiện hình ảnh tắc ruột do dị vật hình tròn, bao gồm nhiều viên nhỏ và dính thành chuỗi. Ngay lập tức, các bác sĩ khoa ngoại và khoa gây mê hồi sức đã tiến hành hội chẩn và chỉ định mổ cấp cứu.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phát hiện 25 viên bi nam châm dính chặt vào nhau gây tắc nghẽn ruột, khiến tá tràng và ruột bệnh nhi thủng nhiều vị trí.
Sau gần 3 giờ, các phẫu thuật viên đã loại bỏ hoàn toàn dị vật, khâu kín vị trí ruột thủng. Sau mổ, trẻ được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, sức khỏe tạm thời ổn định, tuy nhiên vẫn cần theo dõi thêm.
Theo các bác sĩ, nuốt dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Rất nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do nuốt phải dị vật như đồ chơi, cúc áo, hòn bi, hòn đá... Tuy nhiên trường hợp trẻ nuốt phải đồ chơi là chuỗi bi nam châm đồ chơi như của bé T. lại cực kỳ nguy hiểm.
Nam châm là một tổ hợp chất gần giống kim loại mang từ tính, tác dụng lên các kim loại khác. Vì vậy, các viên bi nam châm sẽ có xu hướng tự hút dính vào nhau, dọc theo đường tiêu hóa ở các đoạn ruột khác nhau.
Các viên nam châm không di chuyển tiếp, gây tắc và tạo sức ép lên thành ruột, gây thiếu máu cục bộ, từ đó dẫn tới hoại tử và thủng ruột, thậm chí còn gây sốc nhiễm trùng, dẫn tới tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp trẻ bất cẩn nuốt phải dị vật, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
Vì sao trẻ có thể trụy tim sau COVID-19? Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có tim mạch và hội chứng chỉ ghi nhận ở trẻ em hậu COVID-19. Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM tiếp nhận một bé trai 5 tuổi cấp cứu vì khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng kèm trụy tim mạch. Siêu âm tim...