Nuôi lợn lợi nhuận cao, dân vẫn chưa dám tái đàn
Giá lợn vẫn mức cao, thậm chí nhiều địa phương còn hiện tượng nhập lậu lợn vì hám lợi. Tuy nhiên, lợn giống vẫn đang khan hiếm và giá quá cao khiến người dân khó tái đàn.
Nỗi lo tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi
Hiện tại ở Quảng Nam, dịch tả lợn Châu Phi cơ bản đã khống chế được, nhưng vẫn còn 2 xã hết dịch chưa qua 30 ngày. Nhiều hộ chăn nuôi sốt ruột mong tái đàn, nhưng ngành chức năng của tỉnh vẫn chưa công bố hết dịch khiến người dân vô cùng lo lắng.
Gia đình ông Đặng Văn Chung (thôn Bình Túy, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình) có 2 con lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi và đã được ngành thú y địa phương kiểm kê, chôn lấp theo đúng quy định. Dù rất mong tái đàn lại nhưng ông Chung vẫn chưa dám thực hiện vì giá lợn giống cao và địa phương vẫn chưa công bố hết dịch. Hiện, ông Chung phải chuyển sang nuôi gà để tận dụng sản phẩm phụ từ nông nghiệp.
“Tôi và nhiều người ở đây làm nông là chủ yếu nên cũng rất mong được tái đàn song hiện nay giá lợn giống quá cao, nếu có sự cố bất ngờ thì lấy gì bù lỗ. Giờ mong sao dập dịch, bà con chúng tôi mới yên tâm tái đàn được. Đồng thời, chúng tôi cũng rất cần sự hướng dẫn của cán bộ thú y để làm tốt công tác phòng dịch và nếu được chăn nuôi lại thì đảm bảo hiệu quả chứ không sợ lắm” – ông Chung chia sẻ.
Video đang HOT
Được biết, xã Bình Giang đã qua 30 ngày không tái phát dịch nhưng UBND huyện Thăng Bình vẫn chưa công bố hết dịch. Nhiều địa phương đã cho phép tái đàn trở lại, tuy nhiên, với con giống được nhân giống tại địa phương đang có giá lên đến 2-3 triệu đồng/con là trở ngại lớn để người dân thực hiện tái đàn.
Cần hỗ trợ người dân
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh có 206 xã bị dịch tả lợn Châu Phi và phải tiêu hủy gần 155.000 con. Hiện, chỉ còn 2 xã thuộc 2 huyện có dịch chưa qua 30 ngày.
Thời gian qua, ngành Thú y tỉnh đã đẩy mạnh công tác dập dịch bằng nhiều biện pháp, hỗ trợ người dân; đồng thời giám sát chặt chẽ việc tái đàn ở một số địa phương, doanh nghiệp chăn nuôi tập trung đảm bảo an toàn sinh học.
Dịch tả lợn Châu Phi đã và đang gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân. Chính vì vậy, ngành chức năng cần chủ động hỗ trợ các đơn vị chăn nuôi tập trung đảm an toàn sinh học trong việc tái đàn. Đồng thời, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam tạo nguồn cung thực phẩm, con giống ngay trong tỉnh để kiểm soát giá cả, dịch bệnh giúp người dân sớm tái đàn và ổn định tình hình chăn nuôi.
Ông Lê Ngọc Trung – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam – cho hay, nguồn lợn giống trên địa bàn tỉnh giảm sút sau dịch và giá đang tăng cao, sở đang làm việc với các đơn vị ngoài tỉnh có nguồn giống lớn để nhập các con giống có giá trị phù hợp nhất, đảm bảo được dịch bệnh. Từ đó, sở sẽ có chủ trương định hướng cho người dân mua với giá phù hợp, thực hiện việc tái đàn sau dịch.
“Sở đang chỉ đạo cho Chi cục Chăn nuôi – Thú y sẽ có đề án tham mưu cho UBND tỉnh để có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi. Nhưng hỗ trợ theo điều kiện tinh thần lãi suất để quy mô chăn nuôi đảm bảo đủ lớn và đảm bảo an toàn sinh học, chứ không phải hỗ trợ trên số đầu lợn, rồi ai chăn nuôi cũng hỗ trợ cả. Dịch bệnh cần được giám sát và khi tái đàn, đảm bảo cho hộ dân chăn nuôi có hiệu quả, có lợi nhuận. Việc kiểm soát các hộ chăn nuôi phải tích cực, đặc biệt đầu vào. Quy trình chăn nuôi cũng thật tốt để tránh nguy cơ tái dịch, lây lan trên địa bàn tỉnh” – ông Trung nói.
Người Sài Gòn 'tập tành' ăn thịt đông lạnh
Giá thịt heo "nóng" tăng vùn vụt, nhiều bà nội trợ ở TP.HCM chuyển sang mua thịt đông lạnh với lời giải thích: "Thịt nhập từ các nước phát triển, họ ăn được tại sao mình lại không thể?".
Thịt đông lạnh được bán tại cửa hàng
Bớt ăn thịt "nóng" vì giá cao quá
Sáng cuối tuần, bà Lê Thanh Lan (ngụ Q.3, TP.HCM) ghé cửa hàng chuyên bán thịt đông lạnh trên đường Lê Văn Sỹ (Q.Tân Bình, TP.HCM) mua 2 kg sườn non đông lạnh Mỹ với giá 109.000 đồng/kg. Bà Lan cho biết, cuối tuần hai đứa cháu ngoại ở Long Khánh (Đồng Nai) lên chơi, rất thích món sườn non nướng mật ong, nên bà ngoại mua về để ướp nướng cho cháu. Đang lúc chờ nhân viên cắt máy từng cây sườn từ nguyên tảng sườn non vừa được chở về từ kho, bà Lan kể: "Ở chợ Phạm Văn Hai, sườn non bán 250.000 đồng/kg mà không có mỡ, nướng không ngon bằng sườn Mỹ, thịt cũng ít. Hơn nữa, tiền mua 2 kg sườn đông lạnh Mỹ không bằng giá 1 kg sườn non trong nước. Nên từ ngày biết hàng đông lạnh, cháu thích ăn sườn nướng mật ong lúc nào, ngoại đều "đáp ứng" ngon lành".
Cũng tại cửa hàng thịt đông lạnh này, bà Thanh Nga, tự giới thiệu là dân "Hải Phòng chính gốc", đang mua thịt sườn non đông lạnh về nấu canh sấu. "Nhiều người nói thịt đông lạnh nấu không thơm, tôi nghĩ không phải, thơm hay không do cách mình nấu. Phải luộc chần sơ qua nước nóng, đổ nước đi, thay nước mới ninh sườn, dập vài củ hành hương thả vào, vớt bọt thường xuyên, thịt thơm săn còn ngon hơn sườn non mua ở chợ vào giờ trưa. Muốn ăn thịt đông lạnh ngon, nên mua từ cửa hàng chuyên bán thịt đông lạnh, không nên mua ngoài chợ khi thịt đã bị rã đông, về nấu không ngon", bà Nga chia sẻ bí quyết và cho biết, cốt lết, sườn non và ba rọi, bò Mỹ đều được gia đình bà mua tại cửa hàng đông lạnh, hoặc gọi điện đặt mang đến nhà.
Không như bà Nga "quay ngoắt" 180 độ chuyển từ thói quen ăn thịt heo "nóng" sang thịt đông lạnh, bà Minh Ngọc, nhà ở chung cư Vinhomes Ba Son (Q.1, TP.HCM), cho biết cả gia đình đang "tập tành" ăn thịt đông lạnh từ đầu tháng 2, bắt đầu dịch Covid-19 đến nay. "Hôm tết, tình cờ ăn món bắp bò ngâm nước mắm tại nhà người bạn ở H.Bình Chánh. Rất ngon. Bạn nói mua bắp bò Úc chỉ 170.000 đồng/kg, rẻ hơn bắp bò trong nước có giá đến 250.000 đồng/kg. Tôi mua thử làm món bắp bò nhúng dấm, không ngờ rất mềm, ngon, ngọt. Từ đó mỗi lần tụ tập bạn bè ăn uống, tôi làm món này được cả hội hưởng ứng", bà Ngọc cho biết và nói thêm, giá bắp bò Úc loại ngon mua giao tận nhà chỉ 180.000 đồng/kg, mua 2 kg bằng gần 1,5 kg bắp bò nội.
Số bà nội trợ mua thịt đông lạnh ngày càng tăng
Ông Lâm Văn Nam, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Minh An - đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối thịt đông lạnh các loại, cho biết doanh số bán ra của công ty tăng gấp đôi so với thời điểm trước cách ly (từ tháng 3.2020 trở về trước). "Sau dịch, mãi lực tăng mạnh. Đặc biệt, nhiều bà nội trợ ở TP.HCM, trước "lắc đầu quầy quậy" với thịt đông lạnh, phải ăn thịt "nóng" mới ngon, nay thịt heo "nóng" cao quá, chờ hoài không giảm, họ bắt đầu chuyển sang mua một số mặt hàng thịt đông lạnh như cuộc thử nghiệm. Tuy không nhiều, nhưng số người mua thịt đông lạnh lẻ tẻ nửa ký, một ký ngày càng tăng. Chẳng hạn, trước chúng tôi không hề bán lẻ, từ ngày mở cửa hàng bán lẻ ngay trụ sở công ty, ban đầu có vài người ghé mua, nay con số lên cả chục người. Mua số lượng không nhiều, nhưng đều đặn và đặc biệt là quay lại lần 2, lần 3 để mua là tín hiệu tốt, chứng tỏ tính thích ứng sản phẩm mới của người Sài Gòn rất cao", ông Nam thông tin.
Ngoài Công ty Bảo Minh An, đại diện Công ty TNHH TM-DV Thiên Bút - doanh nghiệp nhập khẩu thịt đông lạnh các loại cũng cho biết lượng khách hàng đặt mua thịt đông lạnh của công ty từ sau dịch tăng gấp đôi so với trước. "Nhiều gia đình đặt mua giao tận nhà 1 - 3 kg, hoặc 5 kg các loại. Số lượng này ngày càng nhiều. Chẳng hạn, lúc trước một cửa hàng có bán hàng giao tận nhà kiểu này chỉ khoảng 15 đơn hàng mỗi ngày, nay lên 25 đơn hàng", ông Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty Thiên Bút, cho biết.
Thịt heo "nóng" ngoài thị trường chưa có một ngày giảm giá. Mua một số mặt hàng thịt heo đông lạnh để chế biến món ăn cho gia đình là lựa chọn mới, ban đầu khá dè dặt, nhưng họ đã "tập tành" và thành công.
Thương lái chợ lợn lớn nhất miền Bắc than lỗ nặng vì ế ẩm Dưới trời nắng nóng gần 40 độ C, hơn 50 khoang chuồng tại chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc giờ chỉ còn khoảng chục chuồng là có "hàng", xe tải và các thương lái cũng thưa vắng hơn ngày thường. Phóng viên có mặt từ sáng sớm tại chợ đầu mối buôn bán lợn ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam -...