Nuôi dưỡng những ước mơ lớn trong khởi nghiệp nông nghiệp
Tại tọa đàm tư vấn trực tuyến chương trình “ Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2020, TS Nguyễn Tất Thắng, Trưởng ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết, đây là cơ hội rất lớn để các bạn sinh viên thực hiện ước mơ của mình.
“Chỉ cần các bạn có ý tưởng khởi nghiệp, đừng ngại ngần, hãy viết đề án, nếu đề án có triển vọng, Ban tổ chức sẽ cử chuyên gia hỗ trợ các bạn về vốn, thị trường” – TS Nguyễn Tất Thắng nhấn mạnh.
Chương trình tư vấn trực tuyến “Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2020 nhằm tư vấn, hỗ trợ cho các thí sinh và thông tin về cuộc thi một cách hệ thống.
Cũng theo ông Thắng, dự án khởi nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể tham gia, nhưng Ban tổ chức luôn chào đón những dự án khởi nghiệp trong nông nghiệp.
“Tuổi trẻ rất ngắn ngủi, các bạn sinh viên hãy làm cho tuổi trẻ của mình trở nên ý nghĩa hơn bằng những hoạt động như thế này. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ các bạn nếu ý tưởng hay” – ông Thắng nói.
TS Nguyễn Tất Thắng, Trưởng ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng ban tổ chức cuộc thi chia sẻ tại chương trình.
Được biết, chương trình Khởi nghiệp Nông nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam gồm 3 vòng với nhiều hoạt động bổ ích:
Video đang HOT
Vòng 1: Tuyển chọn ý tưởng. Ban tổ chức sẽ thu các ý tưởng dự án từ nay đến hết tháng 7/2020. Các ý tưởng được trình bày ngắn gọn trong 2 trang A4, theo mẫu của Hội đồng khởi nghiệp quốc gia.
Vòng này tập trung phát hiện các ý tưởng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, giải quyết các vấn đề thiết thực trong thực tiễn…
Vòng 2: Xây dựng, phát triển và hoàn thiện dự án. Ban tổ chức tổ chức chấm ý tưởng dự án, tìm ra các ý tưởng xuất sắc, có giá trị để tiếp tục hỗ trợ các nhóm thanh niên, sinh viên phát triển thành các đề án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; mời các chuyên gia hàng đầu tổ chức các lớp đào tạo kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp cho sinh viên; tư vấn hướng dẫn các nhóm sự án hoàn thiện ý tưởng và dự án khởi nghiệp.
Vòng 3: Chung kết. Ban Tổ chức và hội đồng giám khảo tổ chức đánh giá tìm ra 5 dự án xuất sắc vào chung kết Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 vào tháng 10/2020. Hỗ trợ các nhóm dự án hoàn thiện sản phẩm, phát triển các giai đoạn tiếp theo.
Căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức sẽ trao: 1 giải Nhất 30 triệu đồng; 1 giải Nhì 15 triệu đồng; 2 giải Ba 7 triệu đồng/giải, tổng trị giá 14 triệu đồng; 2 giải Khuyến khích 5 triệu đồng/giải, tổng trị giá 10 triệu đồng; 1 giải dự án được yêu thích nhất, trị giá 2 triệu đồng.
Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ đào tạo, tư vấn chuyên sâu cho 15 dự án xuất sắc nhất tham gia Chương trình khởi nghiệp quốc gia; Hỗ trợ 5 dự án xuất sắc nhất tham gia chương trình Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2020 – Techfest 2020; Hỗ trợ 2 dự án xuất sắc nhất tham gia Chương trình Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc tế 2020.
Ươm mầm tuổi trẻ khởi nghiệp
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, nguồn lực con người cùng với công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.
Các trường đại học, cao đẳng nói chung, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ (CEA) nói riêng, là nơi cung cấp nguồn lao động tri thức, ý tưởng sáng tạo cho các dự án khởi nghiệp.
Qua 51 năm hình thành và phát triển, CEA đã xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, cơ sở vật chất hiện đại, để trở thành cơ sở uy tín trong đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao cho TP Cần Thơ và ĐBSCL.
Trường đào tạo các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu xã hội như: Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Cơ khí chế tạo máy), Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Điện công nghiệp, Quản trị mạng máy tính, Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng - chăn nuôi - thú y, Công nghệ thực phẩm, Chế biến và bảo quản thủy sản, Kinh tế...
Các ngành đào tạo được liên thông từ trung cấp lên cao đẳng và đại học. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có việc làm phù hợp chuyên ngành trong các cơ quan, doanh nghiệp. Một số sinh viên tự thành lập doanh nghiệp.
Giờ thực hành của sinh viên CEA. Ảnh: do trường cung cấp.
Hàng năm, trường cấp kinh phí hỗ trợ giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi và mô hình giảng dạy các cấp. Lãnh đạo nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên tham gia thi tay nghề giỏi các cấp.
Nhiều năm liền, các giảng viên đi thi đều đoạt giải trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi; học sinh, sinh viên tham gia thi tay nghề đều đạt giải cao.
Bên cạnh phát triển đội ngũ giảng viên, nhà trường cũng chú trọng đầu tư, tăng cường trang thiết bị giảng dạy, nâng cấp các phòng thí nghiệm, xây dựng các khu thực nghiệm để giáo viên tự nâng cao tay nghề; học sinh, sinh viên có môi trường thực tập thực tế đa dạng, phong phú, cập nhật.
Nhà trường đã đầu tư hàng tỉ đồng xây dựng các xưởng thực hành sửa chữa ô tô, điện, máy phay, bào CNC, khu sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản, các nhà lưới ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây trồng.
Hơn nữa, sinh viên, cán bộ, giảng viên đều có cơ hội đề xuất những ý tưởng và những hướng nghiên cứu mới lên Hội đồng Khoa học nhà trường.
Những đề xuất thiết thực, có thể ứng dụng trong sản xuất thực tế được xét duyệt thực hiện. Những trang thiết bị được trường đầu tư giúp giáo viên, sinh viên, học sinh có cơ hội nghiên cứu rộng trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất trong lĩnh vực truyền thống đến sản xuất công nghệ cao.
Đó là những thiết bị dụng cụ từ đơn giản như cân phân tích, máy phân loại hạt, máy nghiền mẫu, máy đo pH, dụng cụ gò hàn... đến phức tạp như máy ly tâm lạnh, máy ELISA, máy phân tích gen, máy phân tích đạm, máy cô quay chân không, máy CNC... cùng các khu thực nghiệm theo hướng truyền thống hay khu thực nghiệm trang bị sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
Đề tài nghiên cứu khoa học giúp học sinh, sinh viên hào hứng hơn trong học tập, nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế, tăng cường khả năng quan sát thực tiễn, giúp giảng viên và người học thực hiện thành công những ý tưởng sáng tạo.
Với phương châm dạy đến đâu học sinh nắm chắc đến đó, các chương trình giảng dạy trong nhà trường theo hình thức mô-đun và thường xuyên được cập nhật cải tiến.
Bên cạnh đó, trường mở rộng các mối quan hệ với các công ty, xí nghiệp và tìm kiếm các mối quan hệ quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần, cập nhật chuyên môn phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học. Hàng năm, các khoa đều có kế hoạch đưa giảng viên và học sinh, sinh viên đi thực tập thực tế ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty; giúp giảng viên và người học bắt kịp với sự phát triển các kiến thức công nghệ mới.
Nhà trường cũng phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức trong TP Cần Thơ và trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp hay các cuộc thi sáng tạo, sáng chế công nghệ.
Trường còn tổ chức nhiều hoạt động, hội thi giúp cho các em phát triển toàn diện từ trí tuệ đến tinh thần. Bên cạnh việc trau dồi tri thức văn hóa thì những sân chơi tài năng góp phần đào tạo kỹ năng mềm cho người học.
TS. TRẦN THỊ NGỌC BÍCH, Trưởng phòng Khoa học và hợp tác quốc tế, CEA
Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020 - Startup Kite Sáng ngày 5/8, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp tổ chức vòng thi sơ khảo Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" năm 2020 - Startup Kite. Ban giám khảo dùng thử sản phẩm của thí sinh Cuộc thi nhằm khơi dậy lòng đam mê khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên toàn trường; kích...