Nước mắt nhọc nhằn của học trò năm 2013
Các bạn học sinh vượt sông đến trường hay oằn mình trong bão lũ… là những hình ảnh xót xa năm qua.
Gian nan đường đến trường
Trong khi những học sinh vùng đồng bằng, thành phố đi học bằng xe đạp, xe máy, hay được bố mẹ đưa đón bằng xe hơi thì không ít những bạn học sinh cùng trang lứa ở vùng núi cao phải lội suối, vượt đèo hàng chục km để đến trường mỗi ngày.
Học trò lội sông đến trường. Ảnh: VnExpress
Học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) phải lội sông sâu đến trường vì không có tiền trả phí qua cầu tre. Hình ảnh những bạn trường THCS Sơn Ba lội sông sâu đến nửa người, đầu đội sách khỏi ướt đến lớp khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng. Không chỉ vượt sông, các học sinh này còn phải băng qua những con suối lớn nhỏ khác. Những hôm nước lớn thì chỉ còn cách nghỉ học.
Cảnh tượng nhiều học sinh lênh đênh trên sông nước không đồ bảo hộ khiến nhiều người xót xa. Ảnh: Phương Hòa.
Học sinh ở xã vùng cao Xuân Thái, Thanh Hóa cũng ở trong hoàn cảnh không khá hơn khi phải tự chèo thuyền để đến trường hằng ngày. Hàng chục học sinh ngồi trên chiếc thuyền đơn sơ, không phao cứu sinh, đồ bảo hộ lênh đênh giữa sông nước đầy nguy hiểm. Thời gian cho mỗi lần qua sông cũng mất cả tiếng đồng hồ.
Học trò có nghị lực phi thường
Năm 2013 xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong học tập nhưng có hoàn cảnh khó khăn. Cánh cửa vào đại học, đến lớp của các bạn ấy dường như hẹp hơn so với các bạn khác khi gia đình túng thiếu, bố mẹ chắt chiu từng đồng để cho con đi học.
Tấm gương giàu nghị lực Trần Thị Ô Xin. Ảnh: Phúc Nguyễn.
Bạn Trân Thi Ô Xin ở thôn Đông An xa Lôc Điên, huyên Phu Lôc, tinh Thừa Thiên – Huê sống trong căn nhà rộng tầm 10m2 khá chật vật cùng mẹ. Mang trong minh căn bênh sưng lach bâm sinh va soi mât, mỗi lần tái phát là những lần hành hạ cơ thể. Thế nhưng, chưa bao giờ Ô Xin mất hy vọng và không ngừng cố gắng trong học tập và cuộc sống.
Mẹ của Xin phai đi lam đu nghê đê kiêm sông, từ việc quet rac, rưa chen bat thuê hay giăt quân ao thuê… Suốt 3 năm cấp 3, cô bạn luôn là học sinh giỏi và đỗ hai trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng và Y Dược Huế tại kỳ thi tuyển sinh vừa qua. Con đường phía trước dường như được mở rộng hơn với cô bạn có nghị lực phi thường này.
Bạn Lương Văn Mậu ở xã Minh Phương, TP Việt Trì, Phú Thọ cũng khiến nhiều người nể phục. Bị tật nguyền từ khi mới sinh ra, đôi chân teo tóp nhưng Mậu chưa một lần nghỉ học.
Video đang HOT
Nam sinh tật nguyền Nguyễn Văn Mậu trên con đường đến trường. Ảnh: Giáo dục và Thời đại.
Gia cảnh bi đát khi bố đi tù vì nghiện ngập, mẹ làm nông nhưng ý thức và nghị lực sống của anh em Mậu rất mạnh mẽ. Hiện tại cậu bạn đang là học sinh lớp 9 trường THCS Lượng Minh.
Suốt 10 năm, Mậu dùng tay bò quãng đường hơn một cây số để đến lớp. Từ ngày được tặng chiếc xe lăn, con đường đến trường của cậu bạn đỡ cực hơn. Dù vất vả nhưng học lực của Mậu luôn được xếp loại khá. Ở trường lớp, Mậu là cậu học trò được rất nhiều thầy cô và bạn bè yêu mến.
Đẫm nước mắt ngày khai giảng năm học
Năm học 2013-2014 chứng kiến những lễ khai giảng rơi nước mắt của học trò trên khắp cả nước. Đó là lễ khai giảng bằng tay của học sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) hay lễ khai giảng nghẹn nghào của thầy và trò nơi Trường Sa xa xôi.
Học sinh PTCS Xã Đàn (Hà Nội) lội bùn, vượt núi đến trường khai giảng.
Khai giảng năm học mới đúng dịp mưa kéo dài khiến nhiều trường học phải khai giảng trong mưa bão. ĐHơn 100 học sinh ở xã Ba Vì (Hà Nội) đã phải lội bùn, đi bộ vượt núi hàng tiếng đồng hồ để đến dự lễ khai giảng. Đau lòng hơn là sự việc học sinh lớp 6 Vũ Thị Thu bị lũ cuốn trôi khi đi qua đập tràn thôn Đài Chuối, xã Vạn Yên, Vân Đồn, Quảng Ninh trên đường dự khai giảng về.
Cảnh tượng tan hoang khi lũ quét tại Lào Cai. Ảnh: Báo Lào Cai.
Một sự việc khác khiến nhiều người đau lòng xảy ra ở thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai. Lũ quét đã cuốn trôi một khu tập thể giáo viên trường THCS xã Bản Khoang khiến 14 người chết và mất tích, 11 người bị thương và 14 ngôi nhà bị nước cuốn trôi. Cảnh tan hoang của ngôi trường là ký ức đau buồn khó có thể quên của cả thầy và trò nơi đây.
Chống chọi với bão lũ
Năm 2013 được xem là năm kinh hoàng của những trận bão lũ dồn dập đổ bộ vào nước ta, đặc biệt là khu vực miền Trung. Học trò phải nghỉ học trong thời gian dài, bàn ghế sách vở bị cuốn trôi. Trường học sập mái, bùn đất ngập sâu… là những mất mát mà học trò nơi đây phải hứng chịu.
Cảnh tượng học trò lội bùn ngang gối đến trường sau lũ. Ảnh: Trí Tín
Sau bão số 11, hàng nghìn học sinh ở Quảng Bình, Hà Tĩnh không thể đến lớp khi trường học ngập nước, thiếu bàn ghế, sách vở. Trường Tiểu học số 1 Quảng Sơn (Quảng Bình) bị tốc mái trơ xương, trống hoác, bùn non ngập lút đầu gối từ sân vào đến lớp học.
Cảnh tưởng nhiều học trò ngậm ngùi với đống sách vở ngập bùn đất, những giọt nước mắt xót xa vì không còn tập vở để học khiến nhiều người không thể cầm lòng.
Ảnh minh họa từ Internet.
Ở vùng Bình Định, Quảng Ngãi các trường học nằm ở vùng rốn lũ cũng rơi vào cảnh tượng điêu tàn sau cơn “đại hồng thủy” lớn nhất từ trước đến nay. Thầy và trò nơi đây chẳng có một ngày 20/11 đúng nghĩa khi trường học ngập bùn đất, học sinh đói rét, nhiều vùng còn bị cô lập.
Tâm sự của bạn Huỳnh Thị Ý Nhi, lớp 7, thôn Liêm Trực, phường Bình Định (thị xã An Nhơn): “Nhà ngập nước, trường cũng ngập bùn… Chưa biết bao giờ bọn mình mới được đi học nữa. Mà giờ sách vở cũng bị cuốn trôi hết rồi, mẹ không còn gì để bán, lấy đâu tiền mua lại sách vở cho con…”.
Theo Trithuc
5 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2013
Cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi, học sinh Việt Nam giỏi hơn Anh, Mỹ...là những sự kiện nổi bật năm 2013 theo bình chọn của Khampha.vn.
1. Thí sinh được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, Bộ GD cho phép thi sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Các vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi gồm cả các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Với quy định này, lần đầu tiên Bộ chính thức thừa nhận tính hợp pháp thiết bị này trong phòng thi dù trên thực tế từ kỳ thi năm 2012 nó đã xuất hiện trong vụ bê bối thi cử Đồi Ngô.
Ngày 5/6/2012, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở hội đồng thi trường Đồi Ngô, một học sinh đã dùng bút gắn camera ghi cảnh gian lận thi cử trong phòng thi ở cả 6 môn thi. Video được công bố đã gây chấn động trong ngành giáo dục và dư luận cả nước bởi vì từ trước đến nay chưa từng có vụ gian lận thi cử nào "trắng trợn" đến thế. Sau sự việc, 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luật.
Thí sinh được mang thiết bị ghi âm ghi hình vào phòng thi
2. Cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng
Vào đầu tháng 7, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư sửa đổi bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học. Một trong điểm đặc biệt của thông tư này chính là việc cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng đi dự thi đại học. Ngay sau, đó dư luận đã tranh luận "gay gắt" về nhóm đối tượng được Bộ GD cộng điểm. Nhiều người cho rằng, bà Việt Nam anh hùng đều ở độ tuổi 80, 90. Ở độ tuổi "gần đất xa trời" ít có trường hợp nào đi dự thi đại học, việc cộng điểm này không khả thi.
Giải thích cho việc cộng điểm này, Bộ GD lý giải rằng anh hùng trước đây mà ngay bây giờ, người mẹ có con hy sinh được xác nhận liệt sĩ cũng được gọi là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Như vậy, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, thậm chí là nhiều hơn nhưng người ta muốn đi học thì không ai ngăn cấm được vì là học tập suốt đời. Bên cạnh đó, quy định này thể hiện nghĩa tình xã hội đối với những người hy sinh vì đất nước, vì độc lập dân tộc.
Sau đó gần 1 tuần, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lại ra thông tư bãi bỏ đối tượng ưu tiên bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học với lý do quy định này không phù hợp với thực tế.
3. Bỏ chấm điểm cho học sinh lớp 1
Bộ giáo dục cho biết, bắt đầu từ năm học 2014, đối với lớp 1, giáo viên sẽ không chấm điểm trong suốt kỳ học mà chỉ nhận xét năng lực học tập của học sinh. Nếu chấm điểm, giáo viên không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh. Giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào.
Ngoài ra, các trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập.
Năm học 2014, Bộ giáo dục có văn bản gửi tới các trường bỏ quy định chấm điểm đối với học sinh lớp 1
Bộ GD cho rằng, ở lứa tuổi của các học sinh không nên đặt nặng vấn đề điểm trác lên hàng đầu mà phải tạo cho học sinh phấn khởi mỗi khi đến trường lớp. Việc bỏ quy định cũng nhằm giảm áp lực cho học sinh về điểm số.
4. Thông qua "đề án đổi mới toàn diện giáo dục"
Ngày 4/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI thông qua "Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những điểm nhấn của đề án này là sẽ tiến tới giao cho các trường tự chủ tuyển sinh, xây dựng phương án tuyển sinh riêng để thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy và học bậc phổ thông. Trong đề án đổi mới toàn diện giáo dục cũng xác định rõ chuyển từ cung cấp kiến thức cho học sinh sang phát triển năng lực cho học sinh.
Trong dự kiến đổi mới, việc áp dụng phương pháp dạy tích hợp sẽ khiến số môn học giảm đi, nội dung được xem xét chu đáo, không chồng chéo. Thiết kế chương trình theo hướng phân hóa sẽ phát huy năng lực riêng từng học sinh. Những điều này sẽ khắc phục tình trạng quá tải như hiện nay. Sau năm 2015, sách giáo khoa cũng có sự thay đổi để giảm bớt gánh nặng cho học sinh, chương trình, dự kiến chương trình sẽ giảm mạnh đầu các môn học để mỗi học kỳ học sinh không học quá 8 môn học.
5. Học sinh Việt Nam giỏi hơn Anh, Mỹ!
Theo kết quả đánh giá hoc sinh quốc tế PISA (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế 0ECD) được công bố ngày 3/12, trình độ Toán học của học sinh Việt Nam đứng thứ 17 thế giới, cao hơn nhiều nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ.
Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học (528 điểm), thứ 17 về Toán (511 điểm) và thứ 19 về Đọc hiểu (508 điểm). Riêng khu vực Đông Nam Á có 5 nước tham gia gồm Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia thì Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapore.
Kết quả đánh giá hoc sinh quốc tế PISA (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế 0ECD) được công bố ngày 3/12
Nhiều người tỏ ra bất ngờ bởi kết quả này. Họ cho rằng, nền giáo dục của Việt Nam còn thấp, môn Khoa học không được đưa vào chương trình học nên khó có thể có được một kết quả khả quan như vậy.
Tiến sĩ Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Quốc gia PISA Việt Nam cho hay, kết quả PISA cao là một sự bất ngờ. Có nhiều yếu tố để ảnh hưởng tới kết quả, chẳng hạn học sinh mệt không thích làm bài thì nền giáo dục nước đó tốt đến mấy thì kết quả cũng ở mức độ vừa phải kể cả các nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mỹ.
Báo cáo trên công bố 3 năm/lần dựa theo các cuộc khảo sát trên hơn 500.000 học sinh ơ đô tuôi 15 tại 65 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo Trithuc
ĐH Thương Mại Hà Nội tuyển sinh đào tạo liên thông năm 2013. Trường Cao đẳng Thuỷ sản là trường công lập, trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Trường Đại học Thương Mại tuyển sinh đào tạo liên thông đại học năm 2013. 1. Ngành đào tạo: Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh. - Thời gian đào tạo liên thông Cao đẳng lên Đại học:...