Nước hoa cho phái mạnh
Mỹ phẩm Biotherm vừa ra mắt sản phẩm nước hoa Force có mùi hương quyến rũ dành cho phái mạnh.
Force được nhà thiết kế Bruno Jovanovic tạo nên từ sự hòa trộn khéo léo nhiều hương liệu từ: cam quýt, gỗ, nho, cây thanh yên (citron), hổ phách, hoắc hương… Force có hương thơm đậm, tươi mát và tràn trề sức sống.
Mẫu nước hoa này mang hình dáng một thanh tạ màu Chrome mạnh mẽ, hiện đại nhưng không kém phần thanh lịch.
Giá sản phẩm: 1.400.000đ/100ml . Sản phẩm có bày bán tại các cửa hàng mỹ phẩm
Theo PNO
Video đang HOT
Hãi hùng hương liệu pha chế chè, sinh tố
Vào những ngày hè oi bức, không khó để có thể tìm được những cốc sinh tố, chè thập cẩm thơm ngon, mát lịm bày bán tại các cổng trường học, khu dân cư, trên vỉa hè, quán chè thập cẩm, sinh tố dọc các tuyến phố. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau những cốc chè, sinh tố hấp dẫn đầy màu sắc ấy tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc...
"Phù phép" nước giải khát
Đằng sau những cốc chè đầy màu sắc có thể là chất độc hại
Chúng tôi tìm đến chợ Đồng Xuân, một trong những địa chỉ bày bán hương liệu cho "ra lò" những loại nước giải khát mà nhiều người ưa thích. Ghé vào một quầy hàng, chúng tôi hỏi bà chủ: "Em sắp mở quán giải khát, muốn mua ít nước hương liệu, chị giới thiệu cho chúng em một vài loại?". Thấy vậy, bà chủ quán đon đả chỉ tay lên kệ: "Cửa hàng chị loại nào cũng có, cam, ổi, dâu tây, chanh leo, nho... đủ cả". Khi được hỏi về nguồn gốc của những loại hương liệu này thì chúng tôi nhận được câu trả lời: "Tất cả các loại hương liệu này được nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan, không có hàng Việt Nam đâu. Em muốn tìm hàng Việt Nam thì về mà sản xuất lấy".
Hiện nay, nhiều khách hàng gọi nước cam ép, chanh dây thường thấy nước cam ép có màu vàng ngà ngà, đục còn nước chanh dây thì màu vàng cam. Khi uống, thực khách sẽ có cảm giác vị đắng đọng trong cổ họng, đó là do nước hoa quả ép này chủ yếu sử dụng hương liệu tổng hợp bày bán phổ biến ở trên.
Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay cả loại đường "siêu ngọt" với giá khoảng 40.000/đồng/gói có xuất xứ từ Trung Quốc cũng được bày bán khá nhiều tại các quầy hàng trong chợ Đồng Xuân. Điều đáng nói là độ ngọt của nó hơn gấp nhiều lần đường kính, lại có mùi thơm đặc biệt, mỗi nồi chè chỉ cần cho khoảng nửa thìa đường là đã ngọt lừ, nên được khá nhiều các quán giải khát ưu tiên chọn lựa. Nhiều loại phẩm màu và trân châu đủ loại không nhãn mác cũng được bày bán khá phổ biến tại khu chợ sầm uất này.
Tại một quán chè thập cẩm trên phố Đội Cấn, phải vất vả lắm chúng tôi mới tìm được một chỗ ngồi trên vỉa hè, cạnh cống thoát nước. Tuy mới đầu buổi chiều nhưng quán chè này đã đông nghẹt, khách hàng chủ yếu là các em học sinh. Trong khi chờ đợi, chúng tôi không khỏi rùng mình khi thấy những nồi chè đã được nấu chín không có nắp đậy, chỉ được phủ hờ bằng một chiếc khăn xô đen sì để trên bàn đã cáu bẩn.
Mỗi khi lấy chè cho khách, người chủ quán mở khăn, lấy chiếc thìa ruồi bu đầy múc chè, thậm chí còn dùng tay không đeo găng bốc hạt sen, trân châu vào cốc. Khi được hỏi "ăn chè vỉa hè có sợ ngộ độc không", em Vũ Bích Hà - một học sinh lớp 12 hồn nhiên trả lời: "Em cũng đã từng bị đau bụng nhưng sau đó uống thuốc là khỏi. Biết ngồi ngoài đường thế này là mất vệ sinh nhưng chè ở đâu chẳng vậy, có quán có bàn ghế trong nhà hẳn hoi nhưng còn bẩn hơn"...
Ăn hóa chất mà không biết...
Chợ Đồng Xuân, một trong những nơi bán khá nhiều hương liệu pha chế chè, sinh tố
Theo các chuyên gia hóa thực phẩm, nước cốt là loại nước được lấy ra từ một loại trái cây cụ thể, không lẫn với chất nào khác. Dấu hiệu nhận biết nước cốt "xịn" và giả khá đơn giản. Nước trái cây nguyên chất chỉ cần để một vài giờ sẽ lắng xuống làm cho nước trong hơn, còn nếu nước sử dụng chất hóa học thì luôn bị đục, kể cả khi đã để vài ngày. Khi đưa vào cơ thể người, nước trái cây tự nhiên sẽ phân hủy nhanh, cải thiện sức khỏe đáng kể, tạo cảm giác khoan khoái. Còn những loại nước hoa quả, sinh tố dùng hương liệu, hóa chất để chế biến hầu như không có chất dinh dưỡng, sẽ tích lũy dần trong cơ thể, phân hủy chậm và nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài sẽ gây hại đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu trong nước hương liệu sử dụng loại nhũ hóa độc hại, không được cơ quan y tế cho phép hoặc dùng quá liều lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người sử dụng.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: "Nếu quá lạm dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp) sẽ rất có hại đến sức khỏe, có thể gây ngộ độc cấp tính, về lâu dài nếu được tích lũy cao có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, việc sử dụng đường hóa học trong chế biến chè, nước hoa quả cũng có khả năng gây hại vì đường hóa học thường ngọt hơn đường kính và không có giá trị dinh dưỡng".
Thời gian qua, Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp phải nhập viện vì ngộ độc phụ gia thực phẩm... Tuy nhiên, đa phần phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm ít gây nhiễm độc ngay mà tích tụ dần trong cơ thể, đến thời điểm nào đó mới phát bệnh. Song việc nhận biết bệnh nhân ngộ độc bởi chất gì là điều không dễ dàng đối với các nhân viên y tế.
Mùa hè là thời điểm dễ bùng phát các loại bệnh dịch, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm, song hiện tại, Việt Nam hiện nay chưa có tổ chức hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP. Ngoài ra, tuy các quy định về tiêu chuẩn điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng loại hình sản xuất, kinh doanh đã có song các quy định này dường như vẫn bị xem nhẹ. Để ngăn chặn tình trạng trên, Nhà nước cần có chế tài xử lý nghiêm những người bán hàng cố tình bày bán hàng không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, hàng kém chất lượng, thậm chí xử lý hình sự đối với những trường hợp vi phạm nhiều lần, có tính chất nghiêm trọng để răn đe...
Theo ANTD
Đi tìm những hóa chất "biến" bắp, đậu thành... cà phê Ln theo nhữđu nậu cung cp hàng sỉ choc sn xutn,i phát hiện nguaat dùng trong pha ch yu là từ Trung Quốc, tập kti "chatn, TPHCM. Ôn T.C (Biên Hòa, ng Nai) khẳngịnh rằng toàn b hoátnu ngun gốc Trung Quốc. Bằng nhiu conc nhau, nhữngayc tập trung v chn (phng 13, quận 5, TPHCM)a phn những ngi bin "không lng tun...