Nước cam rất giàu vitamin C nhưng lúc nào không nên uống?
Nước cam nổi tiếng giàu vitamin C cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng nước trái cây này không đúng cách có thể gây ra một số hậu quả cho cơ thể.
Khi trong nhà có người bị cảm cúm, tôi hay pha nước cam cho người bệnh. Tuy nhiên, bé 3 tuổi lại thường tiêu chảy, khó chịu sau khi uống nước cam. Bác sĩ tư vấn giúp ạ! (Hoàng Thanh, TP.HCM)
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 trả lời:
100g quả cam chứa 87,6g nước; 104mcg carotene – một loại vitamin chống oxy hóa; 30mg vitamin C; 93mg kali; 26mg canxi, 9mg magie; 0,3g chất xơ; 4,5mg natri; giá trị năng lượng là 48kcal… Quả cam không chứa chất béo hay cholesterol.
Trong quả cam, hàm lượng vitamin C chiếm 15-20% tổng số các chất kháng oxy hóa. Ngoài ra còn có hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa như hesperidin từ flavanoid có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép, hạt cam. Quả cam được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh.
Nước cam cũng chứa lượng vitamin A, đồng, folate, vitamin B1, các chất dinh dưỡng khác giúp các hoạt động của hệ thống miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất, giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài.
Tuy nhiên, nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đúng đối tượng. Bạn cần lưu ý:
Video đang HOT
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên dùng nước cam. Lý do là trong nước cam chứa axit (axit ascorbic – vitamin C), các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Không nên uống nước cam vào buổi tối hoặc sau khi uống sữa. Ảnh minh hoạ: AIB
Không nên uống nước cam vào buổi tối vì có tác dụng lợi tiểu, gây tiểu đêm nhiều lần và khiến bạn mất ngủ. Đồng thời, vitamin C có trong cam cũng làm cho bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Không nên uống nước cam ngay trước hoặc sau khi uống sữa, do protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Một nghiên cứu của Nhật Bản khuyến cáo nên tránh uống nước cam quýt khi đang dùng thuốc, nên dùng trước hoặc sau đó từ 1-2 tiếng.
Uống nước cam sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khi bạn nhiễm cúm A. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi.
Trong đó, đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80mg/ngày và tăng lên 120mg khi bước vào giai đoạn cho con bú.
Đối với trẻ em, chỉ nên cho ăn nửa trái cam mỗi ngày. Đối với nữ giới, cần bổ sung 75mg vitamin C/ngày (tương đương với trái cam có đường kính khoảng 4cm); nam giới cần phải bổ sung 90mg vitamin C/ngày (tương đương với trái cam có đường kính 5cm).
Đối với người có thói quen hút thuốc lá, ngoài hàm lượng vitamin C cơ bản, phải bổ sung thêm 35mg vì trong quá trình hút thuốc, các tế bào gốc tự do sẽ tăng lên.
Loại trái cây được xem là siêu thực phẩm
Quả lựu cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là dồi dào sắt và vitamin C. Loại quả này còn giúp chữa một số bệnh tiêu hóa, sát trùng, tăng miễn dịch, phòng bệnh tim mạch.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, quả lựu có thể xem là siêu thực phẩm đối với trẻ em.
Theo y học hiện đại, loại quả này là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất. Trong 100g phần ăn được của quả lựu có chứa 0,7mg sắt. Các chất khác như đồng, sắt, kali, chất xơ, vitamin giúp bảo vệ cơ thể khỏi đái tháo đường, ung thư và bệnh tim mạch.
Quả lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Ảnh: Shutterstock
Nguồn vitamin C dồi dào trong lựu tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Ăn lựu khi mang thai ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tác dụng tích cực với hệ xương của bà bầu lẫn thai nhi. Vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu sắt, trái lựu lại giàu cả 2 chất này nên rất tốt cho việc bổ sung sắt, bổ máu.
Quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có công dụng trong làm đẹp, giúp làn da sáng mịn. Rất nhiều sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ lựu có tác dụng chống khô, mụn và thúc đẩy tái tạo các tế bào da khỏe mạnh.
Bác sĩ Vũ giải thích việc gọi lựu là "siêu thực phẩm" với trẻ em vì có thể góp phần tạo ra hồng cầu trong cơ thể và làm tăng lượng hemoglobin trong máu. Ăn lựu giúp đáp ứng tốt nhu cầu chất xơ, vitamin, kali hằng ngày cho trẻ.
Loại quả này còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề khác của cơ thể như: chữa viêm, rối loạn tiêu hóa, chữa giun, kiểm soát cơn sốt, phòng tránh bệnh về răng miệng ở trẻ em... Bác sĩ Vũ cho biết nước ép lựu có thể giúp trẻ nhỏ khi bị ăn không tiêu, canh nấu với hạt lựu có thể giải nhiệt và chữa chứng đau đầu...
Theo y học cổ truyền, quả lựu làm tăng thủy dịch trong cơ thể và giải khát. Lựu chua có thêm tác dụng làm săn niêm mạc ruột, cầm máu, tiêu chảy... Lựu ngọt có tác dụng sát trùng, có thể dùng chữa đau bụng do một số loại ký sinh trùng gây nên.
Tuy nhiên, bác sĩ Vũ lưu ý, lựu có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp nên người bệnh phải thận trọng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ' nhưng tối kỵ với một số người Dọc mùng là thực phẩm quen thuộc trồng ở một số địa phương, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Theo lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, dọc mùng còn gọi là bạc hà, mon thơm, được trồng nhiều ở các địa phương trong cả nước. Cây dọc mùng dễ phát triển ở...