Nửa triệu đồng bộ gà cánh tiên kèm xôi gấc, khách quây kín chờ mua cúng Rằm tháng Chạp
Nhiều người đã chờ từ sáng sớm để mua bằng được gà cánh tiên và xôi gấc để chuẩn bị cho ngày Rằm tháng Chạp, dù rằng giá của hai món đồ lề không hề rẻ.
Từ sáng sớm, nhiều người dân Hà Nội đã đến chợ truyền thống mua sắm các món đồ lễ như xôi, gà, hoa quả và đồ vàng mã… để chuẩn bị dâng lễ cúng tổ tiên trong ngày Rằm tháng Chạp (rằm tháng 12 Âm lịch), một trong những ngày lễ quan trọng vào dịp cuối năm.
Tại góc phố Gia Ngư – Hàng Bè, nơi có nhiều cửa hàng cung cấp các món đồ lễ nổi tiếng Hà Nội khá tấp nập cảnh mua bán.
Tại đây chủ yếu bán gà cánh tiên – gà trống được luộc chín với bông hồng ngậm trong mỏ.
Chúng được tuyển chọn cẩn thận với cân nặng từ 1,8 – hơn 2kg, mổ và làm sạch rồi luộc chín. “Khó nhất là phải đảm bảo buộc cánh gà cánh tiên sao cho đẹp và luộc gà không bị nứt, thịt trơn, láng bóng”, một người bán hàng cho hay.
Vì nhu cầu của khách mua trong ngày cuối năm rất lớn, chủ một hàng chuyên bán gà cánh tiên tạị Gia Ngư tiết lộ, cao điểm lễ tết có thể bán được hàng trăm con gà mỗi ngày.
Tại đây, giá gà trống dao động từ 180.000 đồng/kg (đối với gà chưa được luộc chín) và 220.000 đồng/kg. Trung bình, chi phí cho một con gà luộc trong ngày Rằm tháng Chạp dao động từ 400.000 – gần 450.000 đồng.
Ngoài gà, khu chợ này cũng nổi tiếng với đủ các món xôi gấc, xôi ngũ sắc và xôi đỗ xanh. Giá trung bình của mặt hàng dao động từ 25.000 – 50.000 đồng/đĩa. “Mặc dù giá bán đắt hơn nhiều nơi nhưng thực sự đồ lễ ở đây ngon và đẹp nên năm nào tôi cũng ra đây sắm sửa”, bà Hoàng Ngân, trú tại Hàng Gai, Hoàn Kiếm chia sẻ.
Video đang HOT
Để phục vụ đủ nhu cầu của khách mua tăng cao trong ngày lễ, các cửa hàng đều huy động hết người làm để vừa nấu xôi, luộc và trang trí gà.
Bên cạnh xôi, gà… hoa, vàng mã, trầu cau cũng “đắt như tôm tươi” trong ngày Rằm tháng Chạp.
Đào cành mini hoặc đào dăm cũng được bày bán khá nhiều, tuy nhiên, chúng đã tăng giá lên 50.000 đồng/cành, trong khi ngày thường có giá từ 35.000 đồng/cành.
Tuy vậy, nhiều người vẫn sẵn sàng mua loại hoa này vì chúng mang không khí Tết rất đặc trưng.
Theo Báo dân sinh
Tiểu thương "méo mặt" vì hàng hóa ế ẩm dịp Tết Dương lịch
Ngày 1/1, ngày đầu tiên của năm mới 2020, mọi người đều nghỉ tết dương lịch để nghỉ ngơi, vui chơi. Dịp này, thực phẩm chợ truyền thống cũng tung hàng phong phú nhưng hầu như lại rất vắng khách mua.
Trái cây chất đầy nhưng vẫn ế khách
Rất nhiều thực phẩm ngày tết được bày bán như kiệu muối, dưa hành, tôm khô... giá từ 100.000-150.000 đồng/kg
Tại nhiều chợ truyền thống như Bà Chiểu, Nguyễn Văn Trỗi, Tân Định... rau củ, trái cây bày bán la liệt, có bảng giá để người mua dễ dàng.
Bà Thủy (tiểu thương chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) cho biết, năm nay thực phẩm rau của có giá khá rẻ do thời tiết thuận lợi, như ớt Đà Lạt giá 30.000 đồng/kg, khoai tây 50.000 đồng/kg, xà lách 45.000 đồng/kg...
Tuy nhiên, dù thực phẩm dồi dào, giá rẻ nhưng vẫn rất ít khách đến chợ.
Tiểu thương than thở, người dân giờ có nhiều lựa chọn đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi mua sắm chứ không mấy người ra chợ, kể cả khi thực phẩm chợ rẻ hơn siêu thị.
Không còn cảnh chen chúc, nhộn nhịp mua sắm ở các chợ truyền thống dịp lễ tết
Đường vào chợ khá vắng trong ngày nghỉ Tết Dương lịch.
Bình thường, nấm là mặt hàng có giá khá cao nhưng nay cũng giảm để thu hút người mua.
Đa số các tiểu thương đều trong tình trạng ngóng khách.
Rau củ ê hề, tươi rói
Trái cây nội ngoại đủ màu sắc, nhưng cũng vắng khách mua.
Trong khi đó, thit heo những ngày gần đây có giá giảm đôi chút nhưng vẫn không hấp dẫn khách mua. Hiện thịt có giá từ 180.000-270.000 đồng/kg tùy loại.
Có quầy thịt heo còn đóng sạp dù đây là thời gian cao điểm mua bán.
Các loại hoa cúng như hoa ly, cúc, cát tường... giá từ 25.000-35.0000 đồng/bó tùy loại phục vụ khách mua trong những ngày nghỉ tết
Trong khi đó, ở các siêu thị như BigC, CoopMart, Aeon... lại tấp nập người mua hàng từ sáng sớm.
Các loại thực phẩm đều có chương trình khuyến mãi
Theo tiền phong
Ví điện tử rầm rộ vào siêu thị, cây xăng nhưng... "chưa dám" ra chợ Việc thanh toán không dùng tiền mặt đang được triển khai rầm rộ tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cây xăng... Thế nhưng, tại các chợ truyền thống hay cửa hàng nhỏ lẻ thì các ví điện tử đều hạn chế "nhảy" vào vì rủi ro cao. Các siêu thị luôn khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt....