Nữ thủ khoa được đặc cách học Tiến sỹ chỉ cách đạt toàn điểm 10 môn Triết
Là thủ khoa ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, Trần Thùy Linh chia sẻ cách đạt 10 phẩy môn Triết học và được đặc cách học lên Tiến sỹ.
Được đặc cách học lên Tiến sỹ ngay sau khi học xong ngành Quản trị kinh doanh quốc tế thuộc Trường Đại học kinh tế quốc dân, nữ thủ khoa 21 tuổi, quê Thái Bình, Trần Thùy Linh khiến nhiều người ngạc nhiên, tán thưởng.
Với điểm tổng kết học tập toàn khóa 3.89/4.0, trong đó riêng môn Triết học đạt 10 phẩy, môn học khiến nhiều người không khỏi “choáng”. Vậy nhưng nữ thủ khoa khiêm tốn nói rằng đó là “may mắn”.
Bí quyết đạt điểm tuyệt đối môn Triết học
Trần Thùy Linh từng đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn và được xét tuyển vào trường đại học. Em không lựa chọn các trường khối xã hội, mà lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh quốc tế thuộc khối tự nhiên.
Khi đó cô gái năng động, đa di năng tuổi 18 cho rằng đây là cơ hội để thử sức bản thân và trong lĩnh vực mới.
Song song với thành tích học tập xuất sắc, Trần Thùy Linh còn là lãnh đạo lớp năng nổ. (Ảnh: NVCC)
Bước vào trường đại học, Thùy Linh luôn giữ một tâm thế thoải mái trong việc học hành, em đăng kí đối đa 25 tín chỉ, cao gấp đôi so với chương trình học của các bạn.
Đối với những môn về tính toán, em tự tổng hợp kiến thức sau mỗi bài học trên lớp, nếu không hiểu sẽ nhờ giảng viên và các bạn giúp đỡ. Còn đối với những môn xã hội thì không có gì khó đối với dân chuyên văn như em.
Trong quá trình học, Linh luôn đạt điểm cao các môn học, trong đó có môn Triết đạt điểm tuyệt đối, khiến nhiều bạn trong lớp tròn mắt, ngạc nhiên bởi điểm 8-9 đối với mọi người đã quá khó.
Trần Thùy Linh chia sẻ, trong bài kiểm tra môn Triết học có phần trắc nghiệm chiếm khoảng 70% số điểm và phần còn lại là phần luận.
Đối với môn Triết, khi học trên lớp, Linh chăm chú nghe giảng khi thầy cô có những ví dụ liên hệ bài học với thực tế, giúp em hiểu được sâu xa các vấn đề, sự vật hiện tượng.
“Khi thi thì em đọc lại hết giáo trình cũng như làm sơ đồ tư duy, nên đơn giản và dễ hình dung. Vì vậy không có gì khó khi em làm bài thi Triết học đạt toàn điểm 10″, Thùy Linh chia sẻ.
Nữ thủ khoa cũng cho hay, đối với môn Mác Lê Nin, em được điểm tổng kết là 9,5.
Được đặc cách học Tiến sỹ
Trần Thùy Linh hiện đang làm nghiên cứu sinh tháng thứ 2, em được đặc cách học lên Tiến sỹ. Học cùng lớp với em có những người lớn tuổi hơn em rất nhiều, họ có thể là lãnh đạo trong các cơ quan đơn vị.
Trước đó, khi nghe tin bản thân được đặc cách, Trần Thùy Linh cảm thấy rất là lo lắng nhưng được bạn bè, thầy cô và người thân ủng hộ nên Linh quyết theo đến cùng.
Video đang HOT
Trần Thùy Linh cho hay em rất cân đối thời gian học, để còn có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa. (Ảnh: NVCC)
Trên mạng xã hội, nhiều người đặt câu hỏi là liệu em có làm nổi không… nhưng em cho rằng, việc học Tiến sỹ của em thì trước sau em cũng sẽ học.
“Thực ra em cũng biết đó là con đường mà mình muốn đi thôi, nên khi có cơ hội thì em sẽ cố gắng, và còn sự giúp đỡ của thầy cô, một khi đã làm gì thì em sẽ cố gắng đến cùng. Em thấy là không gì không thể làm được, nếu mọi người làm một thì mình nỗ lực gấp đôi”, cô gái quê Thái Bình chia sẻ.
Trần Thùy Linh chia sẻ thêm, phương pháp để em được đặc cách học Tiến sỹ là bên cạnh học lực theo các tín chỉ, thì phải có các công trình nghiên cứu khoa học, luận án được các giáo sư chấp nhận.
Dù có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng Linh cũng có võ. (ảnh: NVCC)
“Không phải cứ có bằng giỏi là được đặc cách. Em từng có cơ hội và phải trải qua nhều vòng mới được thành công như vậy”, Thùy Linh chia sẻ.
Dù học xuất sắc nhưng Linh không phải là “con mọt sách”, em luôn năng động trong các hoạt động ở trường và ngoài xã hội.
Trần Thùy Linh từng đạt danh hiệu sinh viên tiêu biểu vào năm 2020; danh hiệu sinh viên 5 tốt; giải Ba cấp Viện “Sinh viên nghiên cứu khoa học” 2019, 2020; tình nguyện viên dạy thêm cho các em học sinh môn Văn, Ngoại ngữ…
Cô Bùi Thị Lành, giảng viên bộ môn Kinh doanh Quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, Linh tuy nhỏ bé nhưng em rất tự tin và có sự quyết tâm trong học tập. Linh là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình, hướng dẫn hỗ trợ các bạn học.
Việc em được đặc cách học Tiến sỹ là điều cô Lành chưa từng gặp tại ngành của cô.
“Với vai trò lãnh đạo lớp, bạn ấy rất biết cách làm lãnh đạo, đoàn kết tập thể. Em còn có khả năng nghiên cứu và học tập tốt nên việc được đặc cách lên học Tiến sỹ là rất xứng đáng”, cô Lành chia sẻ.
Thủ khoa ĐH RMIT chia sẻ bí quyết đạt GPA tuyệt đối cùng trải nghiệm ở trường con nhà giàu: Học hành có áp lực, có hội ngầm cho cậu ấm cô chiêu như lời đồn?
Vũ Hoàng Trung - thủ khoa đạt điểm GPA 4.0/4.0, đồng thời cũng là sinh viên tiêu biểu của ĐH RMIT năm 2021.
Xuất thân từ ngôi trường được mệnh danh dành cho "con nhà giàu", anh chàng này có điều gì đặc biệt?
Ai cũng đã nghe về Đại học RMIT, ngôi trường vốn luôn được gắn liền với cụm từ "con nhà giàu". Sở dĩ người ta có sự ví von này là bởi học phí của RMIT luôn thuộc top đầu và có độ chênh lệch khá lớn so với mặt bằng chung của các trường ĐH khác tại Việt Nam. Song, có thể bạn quên mất rằng cũng vì mức học phí trên trời mà sinh viên RMIT phải đảm bảo được những tiêu chí rất khắt khe cho cả đầu vào và đầu ra mà nhà trường đặt ra. Do đó, những cái tên xếp đầu bảng điểm hẳn không hề tầm thường chút nào.
Vũ Hoàng Trung là sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH RMIT và được vinh danh là thủ khoa điểm tuyệt đối 4.0/4.0. Anh chàng là cái tên duy nhất của cơ sở Nam Sài Gòn được trao tặng danh hiệu Sinh viên tiêu biểu - giải thưởng danh giá hằng năm của nhà trường trao cho cá nhân xuất sắc thể hiện được những phẩm chất đáng mong đợi của sinh viên tốt nghiệp từ RMIT: thành tích học tập vượt trội, thể hiện trách nhiệm với xã hội và tham gia tích cực các hoạt động trong cộng đồng trường.
Hãy cùng tìm hiểu xem anh chàng Hoàng Trung này có điều gì thú vị ngoài bảng thành tích dày cộm của mình nhé!
Chàng trai Hà Nội chọn Sài Gòn là bến đỗ cho 4 năm đại học vì đam mê Kinh tế - Tài chính và tò mò về văn hóa - đời sống miền Nam
Với một học sinh xuất thân từ chuyên Anh trường Ams và một bảng profile xịn xò, hẳn nhiều người nghĩ Hoàng Trung sẽ tìm hiểu các chương trình du học nước ngoài để xin học bổng. Tuy nhiên, chàng trai sinh năm 1998 này cho biết còn quá nhiều thứ về đất nước mà mình muốn tìm hiểu, do vậy, anh chàng lựa chọn học đại học tại Việt Nam.
Giữa những đắn đo về ngành và trường học khi đang chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3, cậu bạn tâm sự: "Mình đam mê theo học ngành Kinh Tế & Tài Chính, mà không am hiểu về nền kinh tế của chính nước mình thì mình thấy khá khá vô lý; bên cạnh đó, mình cũng tò mò về văn hóa và đời sống ở miền Nam, nên lựa chọn ĐH RMIT cơ sở Sài Gòn đến với mình một cách khá tự nhiên. Mình vừa có duyên với RMIT, lại vừa thấy mình rất phù hợp với môi trường này!"
Vũ Hoàng Trung trong lễ tốt nghiệp của mình hồi tháng 4/2021
Thế là từ một chàng trai Hà Nội, Hoàng Trung khăn gói vào TP.HCM để học tập và sinh sống. Nói về quyết định này của mình, chàng cựu sinh viên RMIT chia sẻ: "Mình thấy mỗi lần đi xa là một lần con người mình trưởng thành hơn. Quyết định vào Sài Gòn học tập và sinh sống đã giúp mình hiểu thêm rất nhiều về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam để giúp mình có thể cởi mở, hòa đồng hơn ở bất cứ đâu. Điều mình trân trọng nhất là những mối quan hệ, bạn bè mình có được tại đây, cho mình thích nghi được với cuộc sống mới và nhiều ý nghĩa hơn là đơn thuần chỉ vào để học và làm."
Sau 4 năm học, anh chàng đã có những đúc kết cho riêng mình về ngôi trường vốn được dân mạng và truyền thông quan tâm nhiều về vẻ hào nhoáng bên ngoài mà quên mất rằng RMIT là một cơ sở giáo dục có chất lượng hàng đầu. Hoàng Trung cho rằng yếu tố mà cậu bạn thấy nổi bật nhất ở RMIT là cách nhà trường giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức và kĩ năng học được vào thực tế, từ cách dạy học cho tới những hoạt động ngoại khóa, chương trình giao lưu và thực tập với các công ty lớn trong ngành, thậm chí là chương trình trao đổi miễn phí qua các nước khác để đa dạng hóa trải nghiệm & cải thiện kĩ năng thích nghi của sinh viên.
Những sự thật ở RMIT: Chương trình học áp lực nhưng linh hoạt, không chỉ là trường của rich kid, sự thật về tin đồn quy tắc ngầm của các cậu ấm cô chiêu
Một trong những áp lực lớn nhất khiến sinh viên đau đầu khi lên đại học đó là chuyện học phí, với những sinh viên của RMIT thì điều này có lẽ chính xác hơn cả. Nhưng với những thành tích nổi bật của mình, Hoàng Trung đã được tuyển thẳng vào RMIT với học bổng toàn phần trong 4 năm học. Do đó, cậu bạn có phần thoải mái, nhẹ nhõm hơn khi trút bớt một phần gánh nặng. Song, ở RMIT còn nhiều nỗi lo lớn hơn cả nỗi lo học phí đó là bài tập, deadline hay chương trình học.
Anh chàng 9X cho biết cơ chế kiểm tra và đánh giá tại RMIT hoàn toàn khác do phần lớn theo dạng giao bài nhóm hoặc dự án phải hoàn thành trước deadline, nên sẽ khá áp lực nếu mình không chú tâm phát triển kĩ năng quản lý thời gian để thích nghi.
Riêng với chàng thủ khoa, sau 4 năm học anh nhận thấy lịch học ở RMIT khá linh hoạt. Điều này khuyến khích sinh viên theo đuổi những sở thích và đam mê khác nhau, có thể vừa học vừa thực tập trong kì nếu muốn. Anh bật mí, trong những kỳ deadline, để giải tỏa áp lực, cậu bạn thường chọn cách giải tỏa áp lực bằng cách chơi game, đi chơi với bạn bè, chơi bóng rổ v.v.... như nhiều người khác.
Như đã nói, RMIT thường được gắn với mác con nhà giàu cùng danh sách dày cộm các thiếu gia, tiểu thư. Nhưng với Trung, những lời đồn này là hoàn toàn phỏng đoán và có phần bất công cho rất nhiều bạn theo học tại trường.
"Tất nhiên, nếu đã có thể theo học tại RMIT theo dạng trả phí, thì chắc chắn gia cảnh các bạn cũng không thể thuộc dạng quá khó khăn; nhưng mình đã gặp rất nhiều trường hợp bố mẹ các bạn cố gắng hết sức để cho con có cơ hội học tại một môi trường tốt mặc dù không có nhiều điều kiện, hoặc rất nhiều bạn cho dù có điều kiện nhưng không bao giờ phô trương, luôn luôn thể hiện bản thân qua năng lực chứ không phải qua tiền bạc & vật chất!", Hoàng Trung nêu quan điểm.
Cũng từ đồn đoán của dân mạng rằng ở RMIT sẽ có những luật ngầm giữa những cậu ấm, cô chiêu với nhau, chia sẻ về điều này, Hoàng Trung khẳng định: "Theo mình thấy thì không có quy tắc ngầm nào cả, ít nhất là trong những hội sinh viên mà mình được tiếp xúc tại RMIT. Tất nhiên trường nào thì cũng sẽ có những thành phần khác nhau, nhưng vấn đề về ranh giới hay phân biệt giàu nghèo mình thấy không có phổ biến tại RMIT"
Riêng về câu chuyện tuyển dụng, khi những sinh viên đi xin việc với tấm bằng RMIT, hẳn trong tưởng tượng ai cũng cho rằng họ thường được quan tâm hơn cả từ các công ty, doanh nghiệp và đều nhận được mức deal lương lên tới nghìn đô.
Với quan điểm của mình, chàng trai 9X cho biết: : "Đương nhiên tốt nghiệp từ một ngôi trường tốt có thể sẽ giúp mình qua được vòng gửi xe khi ứng tuyển (tuy không quan trọng bằng kinh nghiệm thực tập), nhưng bắt đầu từ những vòng phỏng vấn sau đó thì mình không còn gì khác ngoài kiến thức và kỹ năng mềm để có thể tạo ấn tượng với họ, và đặc biệt là sau khi được nhận vào mà không muốn bị đuổi chỉ sau vài tháng. N ên mặc dù khá nhiều bạn RMIT ra trường có mức lương cao "nghìn đô", điều này hoàn toàn do năng lực của các bạn rất tốt chứ không phải mặc định sẽ được lương cao."
Bí quyết đạt thủ khoa GPA tuyệt đối: Đừng nên để áp lực điểm số làm mình mất đi hứng thú đối với việc học
Là một chàng trai năng động, Hoàng Trung có một danh sách dài những hoạt động mình từng tham gia suốt 4 năm đại học, trong số đó, anh chàng cảm thấy ấn tượng nhất với hành trình của mình tại cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN (ADSE) năm 2019. Trong cuộc thi này, Trung và đồng đội đã đề xuất ý tưởng hỗ trợ phát triển cho các cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua giáo dục trực tuyến. Ý tưởng này đã đem lại cho nhóm chiến thắng vòng thi khu vực.
Nhờ thành tích trên, 9X được mời làm việc tại SAP Việt Nam với tư cách là thực tập sinh và Trưởng nhóm Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Nói về niềm yêu thích tham gia các hoạt động mang tính xã hội, chàng trai Hà Nội tâm sự: "Mình thấy nếu tham gia vào một cuộc thi hay dự án mà không có mục đích chính đáng (ví dụ như chỉ để đánh bóng hồ sơ) thì không đủ động lực để mình tham gia. Mình chỉ tham gia chúng nếu đủ 2 lý do: một là giúp mình phát triển một kĩ năng nào đó mình chưa có, và hai là tạo được một giá trị hữu hình gì đó cho cộng đồng và xã hội khi kết thúc dự án/cuộc thi!"
Bởi thế, Hoàng Trung cảm thấy rất hứng thú khi tham gia những dự án mà mình có thể ứng dụng kỹ năng mới phát triển để giải quyết một vấn đề nào đó cho cộng đồng, như giúp đỡ dân tộc thiểu số, giúp đỡ những người gặp khó khăn về tài chính, lên kế hoạch phát triển kinh tế & xã hội cho khu vực.
Vũ Hoàng Trung (giữa) tại cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN (ADSE) năm 2019
Tham gia nhiều chương trình ngoại khóa song Hoàng Trung vẫn cho thấy những hoạt động này không hề ảnh hưởng đến chất lượng học tập của mình, bằng chúng của danh hiệu thủ khoa đầu ra RMIT đã đủ sức chứng tỏ điều ấy.
Dù thế, anh chàng vẫn khiêm tốn chia sẻ: "Thực ra trong quá trình học mình không hề đặt nặng việc đạt điểm tuyệt đối. Mình chỉ thực sự thích ngành Kinh Tế & Tài chính và thấy tất cả các môn học đều có giá trị nhất định đối với mình, nên luôn luôn học thật và thách thức bản thân để đạt chất lượng cao hơn trong các bài được giao. Nên với mình mục tiêu luôn luôn là kỹ năng của bản thân, điểm tuyệt đối chỉ tình cờ là hệ quả của quá trình này - mà mình cũng có phần may mắn khi nhiều lúc được điểm cao hơn mong đợi!"
Từ những kinh nghiệm trên của bản thân, chàng trai Hà Nội đưa ra lời khuyên cho các bạn học sinh, sinh viên khác là đừng nên để áp lực điểm số làm mình mất đi hứng thú đối với việc học; hãy bỏ thời gian tìm được đúng lĩnh vực mình vừa thích, vừa có chút năng khiếu để phát triển và tập trung cải thiện kỹ năng bản thân theo hướng đó, việc này sẽ đem lại giá trị cho các bạn sau khi ra trường hơn nhiều so với việc đơn thuần đạt điểm cao.
Trước đó, Hoàng Trung từng khiến dân tình chú ý với câu nói "tôi chơi nhiều hơn học" mà một số phương tiện truyền thông đưa tin. Song anh chàng cho biết đó không phải là thông điệp chính mình muốn truyền tải trong bài phát biểu tốt nghiệp. Hoàng Trung chia sẻ thêm: "Thực tế là câu đó mình nói chơi trong cuộc phỏng vấn sau này thôi, còn trong bài phát biểu mình cố gắng khuyến khích các bạn học sinh, sinh viên bỏ qua vẻ ngoài phô trương của điểm số, thành tích hay thậm chí là tiền bạc, để theo đuổi những mục đích cao cả hơn như tạo giá trị tích cực cho cộng đồng/xã hội/môi trường/thế giới, tìm ra chỗ đứng cho bản thân!"
Anh chàng nhấn mạnh rằng mình không hề khuyến khích các bạn học sinh, sinh viên nên chơi nhiều hơn học, theo anh, ai cũng có cách học của riêng mình và không thể áp đặt tư tưởng lên người khác.
Nói về những dự định tương lai, chàng thủ khoa cho biết mình vẫn chưa thực sự có dự định cụ thể song hiện tại Hoàng Trung vẫn đang cố gắng học hỏi, cải thiện bản thân với hy vọng sẽ làm được nhiều điều ý nghĩa, lớn lao hơn sau này.
Desgin: Kim Trang
Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT chọn trường đại học nào? Thân Trọng An đăng ký vào Đại học FPT (Hà Nội), trong khi đó Võ Thị Kim Anh mơ ước trở thành bác sĩ. Thân Trọng An, thủ khoa khối A1 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT với tổng số điểm 29,55 chưa tính điểm cộng. Môn Tiếng Anh em đạt điểm tuyệt đối, Toán 9,8 và Vật lý 9,75. Ở môn Tiếng...