Nữ sinh vùng cao giành học bổng Mỹ, 18 tuổi đăng nghiên cứu tạp chí quốc tế
Vừa tròn 18 tuổi, cô nữ sinh Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã có 2 bài nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí quốc tế. Tuyết cũng là tác giả nhỏ tuổi nhất được đăng trên tạp chí khoa học này.
18 tuổi với 2 nghiên cứu khoa học trên tạp chí quốc tế
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, tỉnh Đắk Nông. Vừa bước qua tuổi 19, thế nhưng Ánh Tuyết đã có cho mình bảng thành tích đáng nể, khi trở thành tác giả trẻ tuổi nhất có bài nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Religions (thuộc Scopus Q1) và tạp chí Journal of legal, Ethical and Regulatory Issues (thuộc Scopus Q2).
Cựu học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh chia sẻ rằng, cơ duyên giúp em có niềm đam mê khoa học khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường cũng rất bất ngờ.
Vốn là học sinh chuyên Anh, Ánh Tuyết thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và làm quen với các du học sinh Việt Nam đang theo học tại Đại học New York Abu Dhabi (UAE).
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, nữ sinh giành học bổng toàn phần của Đại học Minerva (Mỹ).
Đến tháng 4/2020, thông qua giới thiệu của một người bạn, Tuyết biết được có nhóm giáo sư đang thực hiện dự án nghiên cứu về Covid-19 thuộc Đại học Yale (Mỹ), Đại học New York Abu Dhabi và Đại học Công nghệ Kỹ thuật Mnchen (Đức) . Nhóm giáo sư này tuyển trợ lý là sinh viên, thạc sĩ để thực hiện nghiên cứu.
“Khi ấy em mới là học sinh lớp 12. Em đã tự viết một bức thư, bày tỏ nguyện vọng của mình để thuyết phục các giáo sư. May mắn, em trở thành trợ lý trẻ tuổi nhất và cũng từ đó, em có niềm đam mê nghiên cứu khoa học”, nữ sinh kể về quyết định có phần “mạo hiểm” của mình.
Hoàn thành công việc trợ lý của mình cho nhóm nghiên cứu cũng giúp Ánh Tuyết có thêm kinh nghiệm, định hướng rõ ràng, nền tảng trong việc nghiên cứu khoa học. Đến tháng 10/2020, Ánh Tuyết tự nghiên cứu độc lập mà không có sự hướng dẫn của thầy cô nào.
Chỉ 2 tháng sau, vào tháng 12/2020 khi vừa tròn 18 tuổi, Ánh Tuyết có bài báo khoa học đầu tiên: ” Đặc khu kinh tế về truyền thông Twofour54: Thúc đẩy ngành truyền thông ở quốc gia kiểm duyệt cao”.
Ánh Tuyết chia sẻ kinh nghiệm “săn” học bổng của mình với các học sinh Trường Chuyên Nguyễn Chí Thanh.
Theo Ánh Tuyết, nghiên cứu khoa học chưa được học tại trường THPT. Phần lớn kiến thức là em tự nghiên cứu và trao đổi với một sinh viên năm 2. Bài viết đầu tiên, Tuyết phải mất gần 2 tháng mới thực hiện xong. Tuy nhiên, sau đó Ánh Tuyết chỉ mất 20 ngày để viết bài báo khoa học thứ 2.
Bài viết khoa học thứ 2 mà Tuyết đồng tác giả là: ” Nghiên cứu sơ bộ về thái độ xã hội đối với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo vào giáo dục kiến thức Thiên Chúa giáo ở Việt Nam: Thúc đẩy công nghệ trí tuệ nhân tạo cho giáo dục tôn giáo” . Đây cũng là dấu ấn đặc biệt trong con đường nghiên cứu khoa học của nữ sinh này.
Nữ sinh sở hữu 2 bài nghiên cứu khoa học trên tạp chí quốc tế khi mới 18 tuổi. (Ảnh NVCC)
Video đang HOT
Theo nữ sinh, bình thường tạp chí mất khoảng 14 ngày để đưa ra quyết định đầu tiên, nhưng đến ngày thứ 18, Tuyết vẫn chưa nhận được phản hồi của tạp chí nên nghĩ rằng bài viết đã bị từ chối. Thế nhưng, ngay sau đó tạp chí đã gửi email thông báo, rằng vấn đề của Tuyết nghiên cứu rất mới, nên tạp chí phải mời thêm 3 giáo sư khác để xem xét.
“Phải mất 47 ngày sau khi gửi bài, bài viết em mới được xuất bản. Mặc dù thời gian chờ đợi rất dài, nhưng em biết được, mình đang đi tiên phong trong một lĩnh vực rất mới”, nữ sinh tự hào.
Ánh Tuyết cho biết thêm, thời điểm mà 2 bài viết được tạp chí khoa học quốc tế đăng tải, Ánh Tuyết là tác giả nhỏ tuổi nhất trong lịch sử của 2 tạp chí. Năm 2020, ngoài Ánh Tuyết, thì chỉ có 1 nữ giảng viên đại học của Việt Nam có bài viết đăng trên 1 trong 2 tạp chí này.
Bố mẹ nghèo nên quyết “giành” học bổng Mỹ
Gia đình Ánh Tuyết là thuần nông, lại sinh sống tại xã vùng sâu vùng xa của huyện Đắk Song nên điều kiện kinh tế khá khó khăn khi có cả 3 người con đi học. Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, Ánh Tuyết đặt mục tiêu “giành” học bổng để đỡ đần bố mẹ.
Sau khi tốt nghiệp THPT, với thành tích đạt được, Ánh Tuyết nhận được học bổng tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tuy nhiên, sau khi kết thúc học kỳ 1, Tuyết đã quyết định nghỉ học, sau khi nhận được học bổng toàn phần tại Đại học Minerva (Mỹ).
“Tháng 8 này em sẽ sang Mỹ để học về ngành kinh tế. Sau năm học đầu tiên tại Mỹ, 3 năm tiếp theo em sẽ học tại 6 quốc gia khác. Hiện tại em đang làm việc tại một công ty về giáo dục tại TP.HCM để thuận lợi cho việc ôn luyện, trau dồi thêm về học thuật trước khi nhập học”, Ánh Tuyết cho biết thêm.
Nữ sinh này đặt mục tiêu, sau khi hoàn thành chương trình đại học, Tuyết dự định trở thành nghiên cứu sinh và tham gia vào lĩnh vực kinh tế.
Chia sẻ về lý do lựa chọn đi du học, nữ sinh 19 tuổi tâm sự, thực sự bố mẹ rất lo lắng khi Tuyết lựa chọn con đường này, bởi không chỉ có vấn đề kinh tế mà còn xa nhà và hiện tại Tuyết chỉ nặng hơn… 36kg.
“Em đã nhiều lần hỏi mẹ về tình hình kinh tế của gia đình. Thực sự nhà em chỉ đủ ăn chứ dư giả không nhiều. Hiểu bố mẹ cũng rất trăn trở về vấn đề học phí nên việc nghiên cứu khoa học và làm hồ sơ xin học bổng em đều âm thầm làm. Em đặt mục tiêu, xin được học bổng nhiều nhất có thể để bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Và chỉ khi có kết quả chắc chắn trong tay, em mới báo với bố mẹ biết”, nữ sinh nhớ lại.
Chia sẻ về dự định sắp tới, nữ sinh này đặt mục tiêu, sau khi hoàn thành chương trình đại học, Tuyết dự định trở thành nghiên cứu sinh và tham gia vào lĩnh vực kinh tế. Ánh Tuyết muốn trở thành nhà kinh tế học và cũng muốn làm một nhà giáo dục để giúp đỡ học sinh, sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học.
“Nghiên cứu khoa học không chỉ để cho những người làm khoa học đọc mà em muốn mọi người đều đọc, hiểu được và ứng dụng thực tế cao”, nữ sinh bày tỏ.
Được biết, thời gian còn học tại trường THPT, Ánh Tuyết là nhà sáng lập của Road to Fulbright University Vietnam (sau này trở thành trang tuyển sinh chính thức của Đại học Fulbright Việt Nam). Em cũng là một trong hai học sinh được mời thực tập tại Đại học Fulbright Việt Nam khi chưa tốt nghiệp THPT.
Nữ sinh 18 tuổi có 2 nghiên cứu được đăng tạp chí quốc tế
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắk Nông, có 2 nghiên cứu được đăng trên ISI và SCOPUS vào năm 2020 và 2021.
Dù mới 18 tuổi, Nguyễn Thị Ánh Tuyết đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Năm 2017, em là thủ khoa toàn trường kỳ thi tuyển sinh đầu vào tại trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh. Năm 2018, em đoạt giải ba kỳ thi HSG tỉnh và được trao huy chương đồng kỳ thi Olympic Truyền thống 23/3.
Năm 2019, nữ sinh xuất sắc đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Truyền thống 23/3 và nhận được học bổng trao đổi ngắn hạn tại Thái Lan. Cũng trong năm đó, Ánh Tuyết đoạt giải nhất kỳ thi HSG tỉnh. Hai năm liên tiếp (2019 và 2020), em là thành viên đội tuyển dự thi HSG Quốc gia.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết sở hữu 2 nghiên cứu được đăng báo khi mới 18 tuổi. Ảnh: Ánh Tuyết.
Bên cạnh các hoạt động học tập, Ánh Tuyết còn là nhà sáng lập của Road to Fulbright University Vietnam (sau này trở thành trang tuyển sinh chính thức của Đại học Fulbright Việt Nam). Em cũng là một trong hai học sinh được mời thực tập tại Đại học Fulbright Việt Nam khi chưa tốt nghiệp THPT.
Đặc biệt, năm 2020, nữ sinh bắt đầu theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, em là học sinh THPT thực hiện nghiên cứu độc lập, không có giáo viên hướng dẫn và có nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế ISI và SCOPUS.
Mong muốn tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội
Năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, một số dự án xã hội của Ánh Tuyết bị ảnh hưởng, không thể thực hiện. Có thời gian rảnh rỗi, em quyết định tìm đến những hoạt động online có ích cho định hướng tương lai.
Tháng 10/2020, nữ sinh bắt đầu thử sức với nghiên cứu khoa học. Ngay từ ban đầu, Ánh Tuyết đã đặt mục tiêu cho bản thân là có nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế.
Từng tham gia làm trợ lý cho một dự án nghiên cứu giữa Đại học New York Abu Dhabi (UAE), Đại học Yale (Mỹ) và Đại học Kỹ thuật Mnchen (Đức), Ánh Tuyết nghĩ đến việc xây dựng một dự án dựa trên số liệu và bằng chứng xác thực để tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội. Nữ sinh hy vọng, các nghiên cứu có thể làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tế.
Đến nay, Ánh Tuyết có 2 nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí quốc tế và một bài sắp công bố. Trong đó, nghiên cứu số 1 thuộc SCOPUS Q2, mang chủ đề "Đặc khu kinh tế về truyền thông Twofour54: Thúc đẩy ngành truyền thông ở quốc gia kiểm duyệt cao".
Nghiên cứu số 2 là sản phẩm đồng tác giả chính của Ánh Tuyết và một sinh viên năm 2 tại Đại học New York Abu Dhabi (UAE). Chủ đề của nghiên cứu là "Nghiên cứu sơ bộ về thái độ xã hội đối với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo vào giáo dục kiến thức Thiên Chúa giáo ở Việt Nam: Thúc đẩy công nghệ trí tuệ nhân tạo cho giáo dục tôn giáo". Nghiên cứu này thuộc SCOPUS Q1 và Web of Science (ISI) Core Collection.
Ngoài ra, nữ sinh THPT sở hữu một nghiên cứu xuất hiện trong sách của cựu Chánh án Tòa án Tối cao Ấn Độ Dipak Misra. Người biên tập là A.K Sikri, cựu Thẩm phán Tòa án Tối cao Ấn Độ, hiện là Thẩm phán Tòa án Thương mại Quốc tế thuộc Toà án Tối cao Singapore.
Tuyết cùng Khoa, người bạn trong nhóm nghiên cứu, cùng nhau thực hiện các đề tài. Với sản phẩm thuộc SCOPUS Q2, ước tính, cả hai mất 3 tháng để thực hiện, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Trước khi nộp sản phẩm, nhóm nghiên cứu của nữ sinh được một giáo sư tại Đại học New York Abu Dhabi góp ý về văn phong và cách viết. Những sản phẩm còn lại, cả hai cùng nhau làm, không có sự hỗ trợ, góp sức của giáo viên hay người lớn.
Khi đã có nhiều kinh nghiệm, nghiên cứu thuộc SCOPUS Q1 mất ít thời gian hơn. Cả hai chỉ mất 20 ngày để hoàn thành bản thảo và gửi cho tạp chí.
Cuộc sống của Ánh Tuyết có nhiều thay đổi khi theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Ảnh: Ánh Tuyết .
Khó khăn nhưng không bỏ cuộc
Do chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu giáo viên hướng dẫn, Tuyết và Khoa từng gặp nhiều khó khăn khi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu. Những ngày đầu, cả hai viết không đúng quy chuẩn, làm sai phương pháp khoa học, chưa biết cách phản biện với hội đồng. Thậm chí, cả hai từng bị "lừa" nộp sản phẩm vào những tạp chí không uy tín.
"Có lần bọn em gặp rắc rối vì không báo cáo với Hội đồng Đạo đức Đại học New York Abu Dhabi khi làm nghiên cứu. Anh Khoa bị hội đồng nhà trường rầy la một trận. Lúc đó bọn em rất sợ bài báo sẽ bị gỡ bỏ", Ánh Tuyết tâm sự.
Ánh Tuyết ở Việt Nam, Khoa ở UAE, cả hai vừa phải làm việc online, vừa phải sắp xếp thời gian hợp lý để cùng trao đổi, làm việc. Hợp tác trong hơn nửa năm, cả hai chưa từng xảy ra bất đồng.
Nữ sinh cho biết, thay vì tranh cãi, mỗi người sẽ dùng các ý kiến logic để thuyết phục nhau. Nếu không tìm ra đáp án cho vấn đề, cả hai sẽ đọc các nghiên cứu của người đi trước để tìm phương pháp luận liên quan, từ đó tìm câu trả lời.
Là một học sinh THPT, việc nghiên cứu ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và việc học của nữ sinh. Thời gian đầu chưa quen nhịp độ, Tuyết chỉ ngủ được 3 tiếng. Em thức đến 3h làm nghiên cứu, 6h lại dậy để kịp tiết học buổi sáng.
Vào mùa thi, bài tập cá nhân, bài tập nhóm dồn liên tục khiến cô gái không kịp "trở tay". Để đảm bảo chất lượng học tập và nghiên cứu, Tuyết đánh liều từ bỏ một số việc. Qua đó, em có thêm thời gian và kịp lấy lại cân bằng.
Suốt 4 tháng liên tục làm nghiên cứu, Ánh Tuyết sút 4 kg. Điều này khiến gia đình lo lắng, nhiều lần phản đối vì sợ sức khỏe của nữ sinh bị ảnh hưởng. Những nghiên cứu được đăng báo đã giúp em thuyết phục gia đình để được tiếp tục theo đuổi đam mê.
"Từ nhỏ em đã gầy yếu nên gia đình rất lo lắng. Để mẹ yên tâm, em đã hứa với mẹ sẽ nghỉ ngơi sau khi hoàn thành mọi mục tiêu của năm nay", nhà nghiên cứu 18 tuổi nói.
Mong muốn gắn bó với sự nghiệp giáo dục
Ánh Tuyết nhận định, sự nghiệp nghiên cứu đã giúp nữ sinh có thêm nhiều kỹ năng mới cho công việc.
Ví dụ, khi nghiên cứu thái độ của xã hội về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục tôn giáo, em đã học được cách xây dựng, thiết kế các ứng dụng phù hợp với nhu cầu người dùng, đồng thời đưa ra nhiều ý tưởng để phát triển sản phẩm.
Hiện, nữ sinh làm việc cho một công ty giáo dục. Công việc đã giúp em có thêm kiến thức nền tảng về công nghệ và giáo dục. Trong tương lai, cô gái 18 tuổi mong muốn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và gắn bó với lĩnh vực nhất định là giáo dục, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ngoài ra, Tuyết mong muốn thành lập một nhóm nghiên cứu riêng để thực hiện các chủ đề liên quan. Nữ sinh mong muốn có thể tìm được những người bạn đồng hành chung niềm đam mê nghiên cứu để cùng theo đuổi và hoàn thiện kế hoạch tương lai.
Sau khi hoàn thành chương trình đại học, Ánh Tuyết ấp ủ dự định trở thành nghiên cứu sinh và tham gia vào lĩnh vực kinh tế.
"Em muốn trở thành nhà kinh tế học và cũng muốn làm một nhà giáo dục để giúp đỡ học sinh, sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học", nữ sinh bày tỏ.
Nghiên cứu khoa học độc lập là một quá trình dài và vất vả, Ánh Tuyết khuyên các học sinh THPT nên học tốt tiếng Anh và tìm đến sự hỗ trợ của các giáo sư, giảng viên đại học. Khi đó, các em sẽ nắm rõ quy trình và phương pháp làm việc, tránh gặp phải những sai sót đáng tiếc.
Theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc học, nó đòi hỏi quá trình rèn luyện và thực hành thường xuyên. Vì vậy, học sinh nên thử thách bản thân, chấp nhận vấp ngã để tìm ra những bài học quý giá cho riêng mình.
Nữ sinh chuyên Anh 'ẵm' học bổng toàn phần ĐH danh tiếng nước Mỹ Trần Nguyễn Khánh Trang (lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Năng khiếu- ĐHQG TP.HCM) vừa chinh phục thành công học bổng toàn phần trị giá hơn 6,2 tỷ đồng cho 4 năm học tại ĐH Smith College (top 15 trường ĐH khai phóng Hoa Kỳ theo US News). Trần Nguyễn Khánh Trang (ảnh: NVCC) "Giấc mơ Mỹ" năm 14 tuổi Tham gia chung...