Nữ sinh Việt đỗ học bổng y khoa hàng đầu Australia
Minh Anh là một trong 10 học sinh quốc tế và là người Việt thứ hai trong lịch sử hơn 170 năm của Đại học Sydney được chọn học chương trình Y đảm bảo.
Vừa tốt nghiệp chương trình A level của trường quốc tế ABC ở Sài Gòn, Lê Hồ Minh Anh lần lượt nhận được thư báo trúng tuyển bốn trường đại học tại Australia, gồm Sydney, Melbourne, Queensland và Deakin. Trong 5 trường Minh Anh nộp hồ sơ xin học bổng ngành Y, hiện chỉ còn Đại học Monash tháng 11 mới có kết quả.
Trong các trường trúng tuyển, Minh Anh được nhận vào chương trình Y khoa (lộ trình đảm bảo) Bachelor of Science/ Doctor of Medicine 7 năm của Đại học Sydney (top 1 Clinical Medicine tại Australia và top 19 Medicine thế giới – theo bảng xếp hạng QS 2021). Em là sinh viên người Việt thứ hai trong lịch sử hơn 170 năm của Đại học Sydney học chương trình Y danh giá bậc nhất Australia.
“Em đã hét lên sung sướng, còn bố mẹ khoe khắp nơi. Ước mơ trở thành bác sĩ, nối nghiệp ba mẹ cuối cùng đã thành sự thật”, nữ sinh quê Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ.
Minh Anh trúng tuyển vào chương trình Y khoa 7 năm của Đại học Sydney ngay sau khi tốt nghiệp trung học vào tháng 6. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thông thường để vào được trường Y tại Australia, sinh viên cần trải qua chương trình đại học trước rồi mới thi và phỏng vấn ở bậc cao học. Tuy nhiên, Minh Anh được chấp nhận vào lộ trình đảm bảo ngay khi hoàn thành THPT và được đào tạo luôn chuyên môn y khoa mà không cần phải qua bất kỳ kỳ thi hay phỏng vấn nào nữa. Em cũng được mời vào lớp tài năng, nhận “Học bổng Hiệu trưởng Đại học Sydney” và Sydney Award với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng.
Yêu cầu để được nộp đơn vào chương trình này là thí sinh cần đạt điểm tối đa ở bậc THPT (SAT 1600/1600 hoặc A level 4 điểm A* hay IB 45/45), sau đó phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn.
Minh Anh đã vượt qua hàng nghìn thí sinh khác có mức điểm tương đương đến từ nhiều quốc gia để trở thành một trong 10 sinh viên quốc tế của lộ trình Y khoa đảm bảo. Nữ sinh chia sẻ, để có được thành quả này, em nhận được sự động viên lớn từ gia đình bên cạnh cố gắng của bản thân.
Là con một trong gia đình có bố mẹ là bác sĩ, Minh Anh được đầu tư tiếng Anh từ nhỏ. Yêu thích học tập trong môi trường tiếng Anh và mê ngành Y, em được ba mẹ hướng dẫn các kiến thức sơ đẳng về y khoa, thỉnh thoảng giúp sắp xếp hồ sơ bệnh án tại bệnh viện gia đình.
Minh Anh có ý định du học từ năm lớp 7, khi đang học trường THCS Lê Quang Cường ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi ấy, em phân vân giữa Australia và Canada nhưng sau đó chọn xứ sở chuột túi vì khí hậu tương đồng và gần Việt Nam hơn.
Video đang HOT
Sau thời gian học ở trường quốc tế Singapore tại Vũng Tàu, Minh Anh chuyển lên Sài Gòn học chương trình A level tại trường quốc tế ABC. Xác định trường Y khó vào, Minh Anh nỗ lực học tập để giành điểm A các môn ngay từ những năm đầu trung học.
Em dành nhiều thời gian cho các môn Sinh, Hóa, Tâm lý yêu thích và tự tìm ra cách học phù hợp, hiệu quả. Em thường viết note ý chính cho các môn học. Màu sắc đa dạng của các tờ giấy ghi chú khiến em có hứng thú học tập.
Minh Anh không đi học thêm, chủ yếu xem các video, website hướng dẫn tự học khi chưa hiểu phần kiến thức nào đó. Với các môn học thuộc, em chọn cách học nhóm cho dễ nhớ.
“Có giai đoạn rớt xuống điểm C môn Sinh, em đã phải xem lại cách học, hỏi thầy cô để lấp đầy phần kiến thức bị hổng. Cuối cùng, cố gắng của em đã được đền đáp khi đạt 4 điểm A*”, Minh Anh kể.
Minh Anh bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin học bổng từ tháng 8/2020 và nộp hồi tháng 3. Theo nữ sinh, khó khăn nhất trong quá trình chuẩn bị là thi IELTS. Chương trình A level nặng, khiến em không có nhiều thời gian để ôn luyện. Gần một tuần sau khi hoàn thành các kỳ thi ở trường, em mới thi và đạt 8.0 IELTS.
Qua vòng hồ sơ, Minh Anh vào vòng phỏng vấn với tâm lý căng thẳng vì mức độ cạnh tranh lớn. Em cùng nhóm với bốn bạn có thành tích học tập xuất sắc đến từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Nữ sinh tâm sự có khoảng hai tuần để ra quyết định học ở Đại học Sydney hay chờ kết quả từ Đại học Monash. Nếu xác nhận học, Minh Anh sẽ sang Australia vào khoảng tháng 2 năm sau để bắt đầu kỳ học.
Ông Alex Vũ, Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác quốc tế của Đại học Sydney tại Việt Nam, cho biết Minh Anh được nhà trường đánh giá xuất sắc. Ngoài 4 điểm A*, nữ sinh còn giành giải thưởng Academic Champion cho học sinh có thành tích học tập cao nhất khối năm lớp 8. Ngoài ra, em cũng đoạt huy chương bạc môn Toán, kỳ thi Toán học toàn Vương quốc Anh do UK Mathematics Trust tổ chức, huy chương bạc kỳ thi tiếng Anh cấp quốc gia IOE, và huy chương bạc kỳ thi tiếng Anh 27/4 cấp tỉnh.
“Ngoài thành tích học tập, ở phần phỏng vấn, ứng viên sẽ được kiểm tra phản xạ, cách ứng xử để xem có phù hợp để trở thành bác sĩ hay không”, ông Alex cho hay.
Có bố mẹ làm việc trong ngành y, Minh Anh sớm có tình yêu với ngành này và luôn mơ ước trở thành bác sĩ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo ông Alex, mỗi năm, trường chỉ có khoảng 10 suất cho sinh viên quốc tế, còn lại là dành cho người bản xứ. Năm ngoái, Việt Nam lần đầu tiên có một học sinh vào được chương trình Y khoa đặc biệt này. Trước đó, học sinh quốc tế thường đến từ châu Âu, Ấn Độ hay Trung Quốc.
Đại diện trường cho biết thêm, Đại học Sydney tạo ra lộ trình 7 năm tích hợp đại học và y khoa cho những học sinh ưu tú nhất. Khi đã nộp đơn vào chương trình, các em sẽ chắc chắn theo ngành y và trở thành bác sĩ.
Du học sinh tuyệt vọng vì 2 năm vẫn chưa thể đến Úc
Hàng chục nghìn sinh viên bị chậm trễ 'giấc mơ du học Úc' gần 2 năm vì chưa thể nhập cảnh. Dịch Covid-19 đã gây tác động nặng nề đến ngành giáo dục và ảnh hưởng đến tương lai của rất nhiều sinh viên.
Sovia Gill, một du học sinh đến từ Ấn Độ, vui mừng khi nghe tin Úc sẽ mở cửa biên giới vào tháng 11 tới. Tuy nhiên, cô sớm thất vọng khi biết các quy định mới đều ưu tiên đối tượng là công dân Úc và thường trú nhân.
"Thật sự rất đau lòng", Sovia Gill nói. Hiện Gill đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật tại Đại học South Queensland và cô đã phải học online kể từ tháng 2 năm ngoái.
"Tiếp theo sẽ là thông báo sinh viên phải đợi tới năm sau mới có thể quay lại trường. Đó là điệp khúc chúng tôi đã phải nghe đi nghe lại gần 2 năm qua. Tôi dường như đã mất hết hy vọng", Gill chia sẻ.
Sau hơn 20 tháng đóng đủ toàn bộ học phí mà vẫn chưa được tới trường, cô gái 23 tuổi đến từ làng Gobindpur, quận Kapurthala cảm thấy "như bị lừa" và "mất niềm tin vào sự sắp xếp của nhà trường".
"Tại nơi tôi đang sống, mạng Internet kết nối không ổn định. Tôi đã mất hàng tiếng đồng hồ chỉ để tải một bài giảng về. Vào những ngày thi, tôi phải lên ở nhờ trên thành phố để có chất lượng đường truyền tốt hơn. Tôi từng nghĩ tình trạng này chỉ là tạm thời và mình có thể cố gắng vượt qua. Nhưng đến khi học kỳ tiếp theo sắp kết thúc, tình hình vẫn không có chút khả quan hơn".
"Nhiều người bạn nhận được thị thực sau tôi, nhưng giờ họ đã có mặt tại Canada, Anh, Pháp hoặc Mỹ. Tôi cảm thấy như bị phản bội", Gill thất vọng nói.
Các sinh viên quốc tế hy vọng được quay trở lại Úc học tập
Sovia Gill chỉ là một trong số hàng chục nghìn sinh viên quốc tế đang chờ đợi để được trở lại Úc. Họ đã phải học trực tuyến trong suốt một khoảng thời gian rất dài. Theo kế hoạch nới lỏng kiểm soát biên giới, chính phủ Úc cho biết du học sinh chỉ được phép nhập cảnh với số lượng rất hạn chế.
Ví dụ, bang New South Wales dự kiến sẽ đưa khoảng 500 sinh viên quay lại học tập trên các chuyến bay diễn ra vào trước lễ Giáng sinh. Các bang Victoria và Nam Úc cũng đã trình kế hoạch tương tự, còn bang Queensland và Tây Úc vẫn chưa có bất cứ động thái nào.
Trong nỗ lực giải quyết trở ngại đối với việc quay trở lại của sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ, Úc đã tuyên bố chấp nhận 2 loại vắc xin Sinovac và AstraZeneca. Hai quốc gia này chiếm khoảng một nửa tổng số du học sinh tại Úc.
Victoria Cao, người đã nhận được thị thực từ tháng 7/2020 để theo học ngành Tài chính tại Newcastle, bang New South Wales, cho biết cô đã phải trì hoãn việc học đến 4 lần và đang vô cùng tuyệt vọng.
"Chúng tôi vẫn phải trả toàn bộ học phí dù không được đến trường. Tình hình hiện tại không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc trong tương lai, mà sức khỏe tinh thần của chúng tôi cũng bị khủng hoảng nghiêm trọng".
Sinh viên Trung Quốc tại Đại học Sydney. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng một nửa tổng số sinh viên quốc tế tại Úc.
Lĩnh vực giáo dục quốc tế của Úc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Doanh thu 1 năm qua đã giảm xuống còn 19,6 tỷ USD so với con số 29,3 tỷ vào năm 2019.
Gần 550.000 sinh viên quốc tế đăng ký học tại Úc trong năm 2020-2021, giảm mạnh so với con số 750.000 trước khi đại dịch xảy ra. Xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ, sinh viên đến từ Nepal, Việt Nam, Malaysia, Brazil, Hàn Quốc chiếm tỉ lệ đăng ký học tại Úc cao nhất.
Bà Catriona Jackson, Giám đốc điều hành của các trường đại học hàng đầu tại Úc, cho biết rất đồng cảm với hoàn cảnh của các sinh viên quốc tế.
"Đây là tình huống khó khăn cho các em. Tuy nhiên, đã có rất nhiều sinh viên bắt đầu làm quen với việc học tập trực tuyến. Các em đã rất kiên cường", bà Jackson nói.
Bà Jackson cũng cho biết các trường đại học đang cung cấp hàng loạt những dịch vụ hỗ trợ về học phí trực tuyến, khó khăn tài chính và trợ giúp tinh thần cho sinh viên quốc tế.
"Trước đại dịch, chúng tôi thu hút được sinh viên đến từ hơn 140 quốc gia khác nhau. Sức hấp dẫn của nền giáo dục Úc vẫn mạnh mẽ nhờ vào chất lượng đào tạo và những trải nghiệm tại đây", bà Jackson khẳng định.
Top 10 đại học về tỷ lệ sinh viên có việc làm tốt nhất thế giới Bảng xếp hạng về khả năng làm việc sau đại học của QS năm 2022 cho thấy, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tiếp tục dẫn đầu thế giới. Ảnh minh họa Khi thế giới bắt đầu phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19, việc sinh viên tốt nghiệp với các kỹ năng và phẩm chất phù hợp theo yêu cầu của...