Nữ sinh sốc nặng khi đi du học Nhật: Gặp rắc rối vì người Nhật nói chuyện quá lịch sự, dọa con của cô giáo khóc thét vì nói nhầm 1 từ
Nữ sinh 21 tuổi đã gặp phải nhiều cú sốc ngôn ngữ khi sang Nhật học tập.
Nguyễn Thị Kiều Mây (21 tuổi), hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản. Mây sang Nhật từ năm 2019 và dành 2 năm sinh sống, học tiếng tại trường Osaka Minami Japanese Language School, thành phố Osaka. Đầu năm 2021, vì sợ vốn Tiếng Anh bị lãng quên nên Mây quyết định học đại học bằng Tiếng Anh. Hiện tại, cô bạn là sinh viên năm nhất, chuyên ngành Quản lý nhân sự tại Đại học Quốc tế Tokyo, ngoại ô Tokyo.
Nhớ lại thời gian đầu sang “xứ sở hoa anh đào”, Mây từng bị sốc nặng vì sự khác biệt ngôn ngữ. Người Nhật ít nói Tiếng Anh, và Tiếng Nhật được họ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày thì khác xa sách vở. Còn với Tiếng Anh, cô bạn cũng loay hoay, gặp khó khăn không kém. Bởi hóa ra, người ta nói… tiếng lóng nhiều hơn!
Nguyễn Thị Kiều Mây.
Cú sốc thứ nhất: Người Nhật không nói Tiếng Anh
Năm 2019, Nhật Bản đón Mây vào mùa hoa anh đào. Cô bạn đặt chân đến sân bay Kansai vào một ngày nắng đẹp và được thầy hiệu trưởng, thầy quản sinh đón về kí túc xá. “Ngày hôm đó bọn mình vui lắm, dọc đường cứ líu ra líu ríu khen cái này đẹp cái kia xinh”, Mây nhớ lại.
Nhưng không bao lâu sau, Mây đã gặp phải cú sốc đầu tiên: Người Nhật không nói Tiếng Anh, kể cả những điểm công cộng, những trung tâm thương mại, công ty lớn,… “Ở Nhật, mọi người chỉ dùng Tiếng Nhật. Nguyên nhân ư? Vì Nhật là cường quốc kinh tế nên các nước khác phải học Tiếng Nhật.
Và người Nhật vẫn đi làm bình thường mà chẳng cần đến ngoại ngữ. Mình khá ngạc nhiên khi nhân viên quầy check-in ở sân bay không biết Tiếng Anh, và nhân viên trong ngân hàng Mitsubishi – ngân hàng lớn nhất ở Nhật cũng không biết Tiếng Anh luôn. Ở Nhật thì Tiếng Nhật là nhất”, Mây giải thích.
Trong khi đó, Tiếng Nhật nữ sinh này học trong sách lại khác hoàn toàn với Tiếng Nhật thực tế. Người Nhật ngoài đời nói rất nhanh và thường bỏ hết trợ từ. Chưa kể, cô bạn đến Osaka nên mọi người dùng tiếng địa phương. Ví dụ: Sách dạy là dame (だめ) thì người Osaka nói là akan (あかん) (Giống như miền Bắc ở Việt Nam thì khác với miền Trung).
Cô bạn cũng từng gặp phải một sự cố với con của cô giáo. Ở Nhật, đối với những đứa trẻ đáng yêu, mọi người sẽ khen là 可愛い (Kawaii: dễ thương). Tuy nhiên, do mới học Tiếng Nhật, hay nhầm lẫn các từ với nhau, nên Mây đã khen con cô giáo là õ98;い(kowai: đáng sợ). Kết quả là đứa trẻ đã khóc thét còn cô giáo thì ôm bụng cười. Sau đó cô giáo của Mây cho biết, mọi người thường hay nhầm 2 từ này với nhau.
Một trong những điều khiến Mây nhớ mãi là sự cố đi làm thẻ ngân hàng. Khi sang Nhật, du học sinh sẽ phải làm ti tỉ thứ thủ tục như làm thẻ ngân hàng, làm sim điện thoại,… Hầu hết các ngân hàng ở Nhật yêu cầu khách hàng tự đi làm thẻ, không được mang theo người quen đi cùng. Nguyên nhân là họ muốn đảm bảo tính bảo mật, và ngăn ngừa trường hợp khách hàng bị lừa. Chính vì thế, bạn phải có 1 vốn từ vựng kha khá.
Tuy nhiên, người Nhật vốn nổi tiếng là khiêm tốn và lịch sự. Khi giao tiếp với khách hàng, họ sẽ dùng “tôn kính ngữ” và “khiêm nhường ngữ”, tức là tôn khách hàng lên và hạ thấp bản thân mình xuống. Lối nói chuyện này khác hoàn toàn với những gì Mây được học, thậm chí sách giáo khoa không dạy.
“Mình đã mất gần nửa năm mới được chấp nhận làm thẻ ngân hàng tại Mitsubishi. Cô giáo đã tổng hợp 1 số cấu trúc mà người Nhật hay dùng, rồi gửi tài liệu đó cho các bạn trong lớp. Bọn mình mất khoảng 3, 4 tháng mới thuộc hết vì nó rất khó nhớ.
Sau đó, mình quay lại ngân hàng, giải thích với họ rằng “Em có thể hiểu gần hết những điều anh chị nói, tuy nhiên em là người nước ngoài nên mong anh chị có thể sử dụng những câu từ đơn giản hơn, dễ hiểu hơn”. Và mình đã làm thẻ thành công”, Mây bật cười chia sẻ.
Để cải thiện vốn Tiếng Nhật, khi còn ở Osaka, Mây thường ra công viên nói chuyện với các ông bà tập thể dục. Người Osaka rất thân thiện, nhưng họ lại dùng ngôn ngữ địa phương, rất khó nghe và không có sách nào dạy (giống như mọi người miền Bắc ở Việt Nam không hiểu giọng Nghệ An, Hà Tĩnh).
Video đang HOT
“May sao ông bà cũng hiểu mình là du học sinh, nên nói chậm lại, nói giọng phổ thông, và dạy mình ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra, cô giáo cũng tìm được một chương sách tổng hợp cách nói giọng Kansai. Và bọn mình mất gần nửa năm để quen được giọng địa phương”, Mây kể thêm.
Mây (áo vàng) và các bạn.
Cú sốc thứ 2: Tiếng Anh và tiếng lóng – IELTS cao chưa chắc đã giao tiếp tốt ngoài đời
Sau 2 năm học Tiếng Nhật, Mây đã quên kha khá Tiếng Anh, nhưng vẫn nhớ kiến thức khá chắc. Cô bạn chuyển lên Tokyo với chiếc IELTS 7.5, cùng niềm tin mãnh liệt rằng: Cuộc sống đại học ăn chơi nhảy múa đang đón chờ. “Nhưng thực tế đã vả mình chan chát. Tiếng Anh IELTS khác hoàn toàn Tiếng Anh giao tiếp, và cũng chẳng giống Tiếng Anh học thuật mà bọn mình phải học”, Mây kể lại.
Nữ sinh làm quen vài người bạn nói Tiếng Anh bản địa và nhận thấy họ rất hay dùng tiếng lóng trong giao tiếp, các ký tự viết tắt (teencode) khi nhắn tin. Mà những điều này, cả IELTS, TOEIC và các chứng chỉ Tiếng Anh khác đều không dạy!
“Nếu không nắm vững những từ tiếng lóng thông dụng, mọi người sẽ rất khó hoà nhập và làm việc với nhau. Kinh nghiệm học của mình, đó chính là lướt tiktok và tra cứu/cập nhật các cụm từ mới thông qua Internet. Các bạn chỉ cần tra cứu “tiếng lóng thông dụng” là sẽ ra rất nhiều. Bạn nào trình độ cao hơn thì có thể tìm bằng Tiếng Anh.
Ví dụ như “American slangs”, “top 50 slangs”, “teen code”… Mình cũng đã học được rất nhiều tiếng lóng: “I dont buy it” nghĩa là “I dont believe it”; “Its up to you” nghĩa là “it depends on you”, “Imo” là In my opinion, “bloody” là “không thể tin được”,…“, Mây cho biết.
Cô bạn cũng chia sẻ, IELTS là Tiếng Anh học thuật, nhưng chỉ là học thuật “lớp da lông” và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi sinh viên chỉ học chuyên sâu một chuyên ngành. Chẳng hạn Mây đang học chuyên ngành nhân sự, IELTS sẽ dạy các bộ phận, chức vụ trong công ty. Nhưng IELTS không dạy những từ vựng liên quan đến tâm lý nhân viên, quá trình điều hành doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu gần đây nhất của Mây là về “Green Human Resource Management”, một chủ đề khá mới và vẫn chưa có tài liệu tiếng Việt nào liên quan tới nó. Những từ như Green Innovation, Green Motivation, Green Competency,… vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt. Vì thế, Mây cho rằng IELTS chỉ là “1 điều kiện tối thiểu” để các bạn đi du học, có IELTS chưa chắc đã hiểu tất cả.
Đối với Tiếng Anh chuyên ngành, cách duy nhất là các bạn tra từ điển, và đọc các bài nghiên cứu liên quan đến chủ đề đó. Trong trường hợp từ đó chưa có nghĩa tiếng Việt thì các bạn phải tra từ điển Anh – Anh.
Thêm một điều khác cũng khiến Mây từng bối rối không ít. Đó là trường cô bạn có rất nhiều sinh viên quốc tế, mà mỗi nước lại phát âm 1 kiểu. Trung Quốc và Nhật có cách phát âm khó nghe giống nhau và khá ngắc ngứ. Các bạn ở khu vực Nam Á như Ấn Độ hay Bangladesh thì bắn như gió nhưng Mây lại không hiểu gì. Thậm chí đến người bản địa cũng không hiểu.
“Mấy bạn người Mỹ sẽ hay hỏi mấy bạn người Ấn là “Xin lỗi, nhưng cậu vừa nói cái gì đấy?Bạn nào thi IELTS listening mà gặp giọng Ấn Độ là khó đó”, Mây cho hay.
Làm cách nào để vượt qua cú sốc ngôn ngữ?
Học ngôn ngữ không cần sự thông minh – Mây công nhận điều này, nhưng cô bạn cho rằng nếu có cả sự thông minh thì càng tốt. “Các bạn có thể suy nghĩ linh hoạt, áp dụng những biện pháp khác nhau tuỳ vào môi trường sống. Ví dụ như mình sống ở Osaka, mình nói chuyện với các ông bà người Nhật như ông bà hàng xóm ở Việt Nam.
Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu các bạn ở Mỹ. Vì người Mỹ thường không nói chuyện với người lạ. Học ngôn ngữ nào thì các bạn cũng cần sự chăm chỉ, cố gắng. Đây là yếu tố quan trọng nhất.
Có thể hôm nay mình không hiểu, nhưng ngày qua ngày, tháng qua tháng, nếu mình cứ học thì chắc chắn sẽ hiểu. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”, Mây đúc rút kinh nghiệm
Cách học ngoại ngữ của người đàn ông thạo 4 thứ tiếng
Anh Vũ Tuấn Dũng đầu tư khoảng 20 triệu đồng để học ngoại ngữ ở trung tâm. Anh chủ yếu tự học, thạo bốn thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp, Trung.
Anh Vũ Tuấn Dũng, 42 tuổi, ở TP.HCM, sở hữu bộ sưu tập chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh: IELTS 8.5; tiếng Nhật: JLPT N2; tiếng Trung: HSK 4 và tiếng Pháp với bậc cao nhất DALF. Hiện, anh công tác tại Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM.
Kể về quá trình học ngoại ngữ, anh Dũng cho biết với xuất phát điểm là học sinh dốt tiếng Anh, anh chỉ thực sự bắt đầu học ngoại ngữ này khi 13-14 tuổi. Thời điểm đó, anh được các thầy, cô tại một trung tâm ngoại ngữ truyền cảm hứng học tiếng Anh.
Anh Vũ Tuấn Dũng sở hữu bộ sưu tập chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh: IELTS 8.5; tiếng Nhật: JLPT N2; tiếng Trung: HSK 4 và tiếng Pháp với bậc cao nhất DALF. Ảnh: NVCC
Giỏi 3 ngoại ngữ trước năm 30 tuổi
Trước năm 30 tuổi, với niềm đam mê học ngoại ngữ, anh thi đạt các chứng chỉ của 4 thứ tiếng gồm: IELTS 8.0 tiếng Anh, DALF tiếng Pháp (cấp cao nhất của tiếng Pháp trước đây), JLPT N2 tiếng Nhật, và bằng A tiếng Trung.
10 năm sau, anh Dũng du học, lập gia đình và chăm sóc con nhỏ. Thời điểm đó, anh cũng có những ưu tiên khác nên không còn thời gian học ngoại ngữ.
Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, khi các con đã lớn, người đàn ông này sắp xếp thời gian để tiếp tục niềm đam mê học ngoại ngữ của mình. Trong năm 2021, anh có chứng chỉ IELTS 8.5, tiếng Trung với trình độ HSK 4. Anh đặt mục tiêu trong năm 2022 chinh phục cấp cao nhất của tiếng Trung là HSK 6 và tiếng Nhật là JLPT N1.
Anh Dũng khuyên trước khi bắt đầu chinh phục một ngoại ngữ, đầu tiên, người học nên tìm hiểu kỹ về ngôn ngữ đó, ví dụ thuận lợi, khó khăn khi học, nguồn tài liệu, những trung tâm dạy tốt.
Thứ hai, người học phải xác định rõ mục đích mình chọn ngôn ngữ này. Động lực càng mạnh mẽ, mình càng kiên trì theo đuổi.
Thứ ba là có mục tiêu rõ ràng. Ví dụ mình muốn thi đạt trình độ cao nhất của ngôn ngữ này trong vòng 3 năm.
Thứ tư là có lộ trình cụ thể để đạt mục tiêu đó. Ví dụ trong năm đầu tiên, mình sẽ học những giáo trình, xem chương trình truyền hình nào, năm tiếp theo thì thế nào.
Thứ năm là hãy kỷ luật với bản thân, tạo cho mình thói quen học ngoại ngữ thường xuyên, tốt nhất là dành thời gian nhất định học mỗi ngày.
Thứ sáu là hãy biến việc học ngoại ngữ thành hoạt động yêu thích hoặc gắn liền sở thích của bạn. Ví dụ, mỗi ngày, ngoài học giáo trình chính thống trong khoảng một giờ, bạn xem phim, các chương trình truyền hình hay YouTube có phụ đề, nghe nhạc, tham gia hội chơi thể thao hay nhóm trao đổi ngôn ngữ với người bản xứ, rủ một người bạn thân cùng học.
Thứ bảy là hãy nắm thật chắc bộ âm (IPA) của ngôn ngữ đó và luyện nghe, nói mỗi ngày, ngay từ bài học vỡ lòng đầu tiên. Thạo 4 ngoại ngữ, anh Dũng cho biết mình mất khoảng 20 triệu đồng học phí. Anh thường học những kiến thức cơ bản ở trung tâm dạy ngoại ngữ sau đó bắt đầu tự học tại nhà.
Luyện nói tại nhà như thế nào?
Người đàn ông thạo 4 thứ tiếng chia sẻ vì tự học là chủ yếu, không có thầy, cô giáo kèm cặp, anh yếu nhất kỹ năng nói. Tuy nhiên, trong quá trình học, anh đã tìm ra những cách tự luyện nói hiệu quả. Anh áp dụng 3 phương pháp và 2 lưu ý.
Lưu ý thứ nhất là hãy bắt chước nói thật giống những gì mình nghe được. Đối với việc học ngoại ngữ, kỹ năng bắt chước đóng vai trò quan trọng.
Thứ hai, tập suy nghĩ trực tiếp bằng ngoại ngữ bạn học thay vì nghĩ bằng tiếng Việt trước, sau đó mới dịch ra ngoại ngữ. Việc nghĩ trực tiếp sẽ giúp bạn nói nhanh và tự nhiên hơn.
Phương pháp luyện nói thứ nhất là nghe và lặp lại gồm có 4 bước. Đầu tiên cần đọc kỹ tài liệu chuẩn bị nghe để hiểu nội dung, nó có thể là từ vựng, đoạn hội thoại, bài thuyết trình, miễn là có tài liệu nghe đi kèm.
Bước 1, nghe thật kỹ, chú ý từng chi tiết nhỏ nhất. Ví dụ với tiếng Anh thì cần chú ý các âm cuối, nhấn từ (trọng âm), nhấn câu (sentence stress), ngữ điệu, giọng nói... Người học nên nghe nhiều hơn một lần để thật thành thạo ở bước này.
Bước 2, nghe đồng thời nhìn lời thoại, tạm dừng lại sau mỗi câu và nói lặp lại, cố gắng bắt chước nói càng giống càng tốt kể cả ngữ điệu và giọng nói. Mỗi khi lặp lại, bạn nên hình dung hình ảnh trong đầu liên quan câu để đảm bảo mình thực sự hiểu ý nghĩa của những gì đang nói, chứ không chỉ đơn thuần là lặp lại.
Bước 3, nghe và lặp lại, không nhìn lời.
Phương pháp 2, thay vì tạm dừng bài nghe sau mỗi câu để lặp lại, ta không dừng bài nghe mà cố gắng nói đuổi theo. Phương pháp này gọi là nói đuổi, tiếng Anh gọi là "shadowing".
Phương pháp này gồm hai bước: Bước một vừa nghe, vừa nhìn lời thoại hoặc phụ đề rồi nói đuổi theo. Nếu trình độ khá cao, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 2 vừa nghe vừa nói đuổi theo và không nhìn lời thoại hay phụ đề. Hãy bỏ qua những chỗ không nghe kịp (nếu có) cố gắng nói theo. Nói đuổi có vẻ khó nhưng trình độ nào cũng luyện được, quan trọng là bạn dùng tài liệu nghe phù hợp với trình độ.
Hai phương pháp trên đều dựa trên nguyên tắc nghe và bắt chước người bản xứ nói và nói lại cho thật giống, không giới hạn ở sách vở hay giáo trình. Bạn có thể xem các chương trình có phụ đề để luyện nói theo.
Phương pháp 3 là nghe và hát các bài yêu thích. Anh Dũng chia sẻ: "Mặc dù hát và nói là hai lĩnh vực có vẻ ít liên quan nhau, mình để ý những bạn nào hát tiếng Anh hay thường phát âm tốt và khi nói thì ngữ điệu và chất giọng cũng hay. Có lẽ do các bài hát thường dễ nghe, dễ nhớ và dễ giúp chúng ta cảm nhận được cái hồn của ngôn ngữ đó".
Theo kinh nghiệm của anh Dũng, tập hát những bài nhạc chậm như pop một phần nào đó bổ trợ cho việc phát âm chính xác. Hát các bài nhạc nhanh như rap hỗ trợ cho việc luyện nói mượt mà, lưu loát.
Đối với việc ôn thi chứng chỉ ngoại ngữ, anh Dũng khuyên người học nên dành nhiều thời gian và công sức để học tập và tích lũy kiến thức một cách bài bản, căn cơ từ các giáo trình tổng quát, chương trình yêu thích trên YouTube, các bộ phim trên Netflix, những quyển truyện, bài báo, trước khi luyện thi chứng chỉ.
Trong thời gian luyện thi, người học có thể làm thử các đề mẫu, làm quen bố cục, yêu cầu, cách chấm điểm của bài thi. Năm 2006, Anh Dũng thi IELTS lần đầu, mặc dù tự luyện thi khá sơ sài, với nền tảng kiến thức vững, anh vẫn đạt 8.0.
Người đàn ông này tâm niệm học thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời. Mỗi lần học một ngôn ngữ mới đều có cảm giác giống như bước vào một cuộc phiêu lưu - thế giới mới. Không đơn thuần chỉ là học về ngôn ngữ, hành trình đó giúp mình hiểu về những nền văn hóa khác, những đất nước - con người khác với lối suy nghĩ, cách nhìn khác.
Ngôn ngữ thường được dạy bằng cách lồng ghép vào các lĩnh vực khác nhau nên vô hình chung quá trình học cũng giúp mở rộng kiến thức của mình trong những lĩnh vực khác.
Sở thích học ngoại ngữ còn giúp những sở thích khác của anh như xem phim, nghe nhạc có nhiều lựa chọn hơn và thưởng thức được trọn vẹn hơn. Học nhiều ngoại ngữ cũng phần nào giúp chúng ta trở nên đồng cảm, vị tha và cởi mở hơn với những sự khác biệt.
Trường Cao đẳng Viễn Đông gia hạn thành công chương trình du học Mỹ với Đại học Valdosta Ngày 10-10, thạc sĩ Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông đã có chuyến công tác và làm việc với Ban lãnh đạo Trường Đại học Valdosta, bang Georgia, Mỹ. Kết nối online giữa Cao đẳng Viễn Đông và Đại học Valdosta - Mỹ. Tại buổi làm việc, thạc sĩ Trần Thanh Hải cùng tiến sĩ Richard Carvajal, Chủ tịch...