Nữ sinh người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học
Mồ côi bố, cuộc sống vất vả, thế nhưng Cao Thị Lệ Hằng vẫn luôn biết cách để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn để vươn lên trong học tập.
Bằng chính sự nỗ lực của mình Hằng trở thành người Rục đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học.
Nữ sinh người Rục Cao Thị Lệ Hằng
Cô gái người Rục đầu tiên “mở” cánh cửa đại học
Cao Thị Lệ Hằng (sinh năm 2004), là người đồng bào Rục, thuộc dân tộc Chứt, nhà em ở bản Mò O Ồ Ồ, một bản nghèo xa xôi thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Cuộc sống của đồng bào người Rục nơi Hằng sinh sống còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nhận thức của bà con dân bản vẫn còn hạn chế. Bởi vậy, việc cô gái nhỏ nhắn của Cao Thị Lệ Hằng thi đỗ đại học đã trở thành một kỳ tích, Hằng chính là người đầu tiên của đồng bào người Rục bước chân vào giảng đường đại học.
Lệ Hằng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 8 chị em, bố mất sớm, cũng bởi vậy, con đường tương lai cô học trò nghèo đối diện nhiều thách thức. Vì điều kiện gia đình, đã có những lúc tưởng chừng như con đường học tập của Hằng đã phải bỏ dở giữa chừng.
Biết rõ chỉ có con chữ mới có thể đưa gia đình thoát nghèo, giúp bản thân thay đổi tương lai, vậy nên Hằng luôn nỗ lực vượt khó, vươn lên mỗi ngày và không bao giờ từ bỏ. Hằng luôn cố gắng và hăng say học tập, nổi bật hơn hẳn so với bạn bè cùng trang lứa, cô gái người Rục như một bông hoa luôn vươn lên giữa núi rừng.
Thi đậu vào đại học, Hằng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các đơn vị, ban ngành
Một trong những điều kiện giúp Hằng có thể theo đuổi con chữ chính là sự hỗ trợ từ Đồn Biên phòng Cà Xèng. Từ năm 2016, thấy Hằng hiếu học, lại có hoàn cảnh khó khăn, Đồn Biên Phòng Cà Xèng đã nhận chăm sóc em theo chương trình “Nâng bước em đến trường”, mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng. Nhờ vậy, Hằng đã có điều kiện theo học đến hết cấp 3 và thi vào đại học.
Video đang HOT
Cô giáo Nguyễn Thị Dung, chủ nhiệm lớp 12B, Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình, nơi Hằng từng theo học cho biết, lớp có 29 học sinh là con em các dân tộc thiểu số nhưng duy nhất Hằng là người Rục. Trong quá trình học tập, Hằng là người luôn có ý thức học tập tốt, và học được các môn xã hội. Vì thế, em luôn được cô giáo chủ nhiệm và các cô giáo bộ môn quan tâm, hỗ trợ về mặt học tập.
“Hằng thi đậu vào Đại học là kết quả suốt nhiều năm không ngừng nỗ lực, rèn luyện của em. Đây sẽ là tiền đề để Hằng tiếp tục cố gắng, để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc Hằng đậu vào đại học là niềm vui của các thầy cô và bạn bè, cũng là tấm gương cho các em học sinh dân tộc khác noi theo”, cô Dung chia sẻ.
Nữ sinh Cao Thị Lệ Hằng và cô giáo chủ nhiệm lớp 12
Ước mơ trở về làm cô giáo bản
Theo chia sẻ của Cao Thị Lệ Hằng, ngay từ nhỏ, được đến trường, em đã rất yêu quý các cô giáo bản và luôn mơ ước sau này cũng sẽ trở thành giáo viên, đưa con chữ, ánh sáng tri thức về với bản làng. Chính điều này đã tạo động lực để Hằng cố gắng và thi đỗ vào đại học, kỳ tích này có thể sẽ là bước ngoặt cuộc đời của nữ sinh người Rục.
Kỳ tích của nữ sinh người Rục tạo ra niềm vui, tự hào cho mẹ là bà Hồ Thị Pấy và cả bản làng của em
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2021-2022, Cao Thị Lệ Hằng đều đạt điểm khá cao: Văn học 7,75 điểm, Địa lý 7,75, Lịch sử 7,75 và Giáo dục công dân đạt 9,5. Tổng điểm xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Huế của nữ sinh này đạt 25,5.
Đậu vào Trường Đại học Sư phạm Huế, một ngôi trường có tiếng ở miền Trung, thế nhưng sau khi suy nghĩ, Hằng đã quyết định chọn vào học tại Khoa Sư phạm, Trường Đại học Quảng Bình. Theo chia sẻ của Lệ Hằng, em đưa ra quyết định này là bởi lẽ học ở Quảng Bình sẽ có nhiều bạn bè và dễ hòa nhập hơn, bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt và học tập tại Quảng Bình cũng sẽ ít hơn, đỡ vất vả hơn so với việc phải “tay xách nách mang” vào thành phố Huế.
“Em đã suy nghĩ rất kỹ và thấy rằng học tại trường Đại học Quảng Bình sẽ phù hợp và tốt hơn đối với em. Điều quan trọng nhất là bản thân em phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trên giảng đường, tiếp thu kiến thức và ra trường với kết quả tốt, như vậy thì em mới có thể tìm được một công việc như ước muốn”, Hằng tâm sự.
Cô sinh viên Hằng duyên dáng trong tà áo dài trong ngày khai giảng
Cũng theo chia sẻ của Hằng, sau 1 tháng trở thành tân sinh viên của Trường Đại học Quảng Bình, được sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, cô gái người Rục không gặp nhiều khó khăn và dần làm quen với cuộc sống sinh viên. Cánh cửa đại học đã mở ra, Hằng sẽ phải tiếp tục nỗ lực, bước đi trên chính đôi chân của mình để biến giấc mơ của bản thân thành hiện thực.
Mục tiêu của Hằng là hoàn thành chương trình đại học và khao khát được trở về quê hương, về với bản làng trên cương vị một cô giáo mầm non. Hằng muốn có một công việc ổn định, kiếm tiền chăm sóc cho mẹ, và hơn nữa sẽ góp một phần sức lực để thay đổi bản nghèo nơi mình sinh ra.
Trước đó, khi nghe tin nữ sinh người Rục Cao Thị Lệ Hằng, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình, trúng tuyển vào đại học, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã đến trao thưởng và động viên để Hằng thêm động lực, vững bước trên giảng đường đại học.
Hai em Cao Thị Lệ Hằng và Hồ Thị Lích
Theo Báo Quảng Bình, tại buổi gặp mặt hai em Cao Thị Lệ Hằng và Hồ Thị Lích (nữ sinh người Mày tại bản Ba Loóc, xã Dân Hóa (Minh Hóa) bạn học cùng lớp với Hằng cũng nhận tin vui khi trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm Huế với số điểm 25,25), trước khi nhập học, các em đã được đón nhận nhiều món quà ấm áp của các tổ chức, cá nhân. Trong đó, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã gửi lời khen và tặng mỗi em 5 triệu đồng.
Đồng chí Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tặng mỗi em 2 triệu đồng. Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh, nhà trường và các doanh nghiệp đã có nhiều món quà động viên hai em.
Đặc biệt, đồng chí Phan Thanh Cường, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy cho biết, sau khi nắm bắt thông tin về trường hợp của em Cao Thị Lệ Hằng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng đã quyết định hàng tháng sẽ trích 3 triệu đồng tiền lương để hỗ trợ sinh hoạt phí cho em trong 4 năm học (mỗi năm 12 tháng).
Đây là món quà “tiếp sức” của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đối với học sinh người Rục đầu tiên đỗ đại học và lựa chọn ngành sư phạm. Đồng chí mong muốn em sẽ tiếp tục cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt và hoàn thành chặng đường 4 năm học. Sau khi tốt nghiệp, em sẽ trở thành giáo viên đủ năng lực, trình độ và nhiệt huyết, trách nhiệm, tiếp tục mang cái chữ và ánh sáng văn hóa về cho các học sinh và bà con dân bản!.
Nữ sinh trường top đầu Nhật Bản chỉ ra yếu tố then chốt khi chọn trường du học
Kiều Mây - du học sinh tại Nhật Bản chỉ ra những yếu tố quan trọng, cần cân nhắc khi chọn trường, chọn ngành du học.
Nguyễn Thị Kiều Mây (sinh năm 2000) đang học chuyên ngành Quản trị nhân sự, Đại học Quốc Tế Tokyo - đại học top đầu Nhật Bản. Nhờ quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng dựa trên sở thích, năng lực của bản thân và tài chính gia đình, Mây đã chọn được ngôi trường ưng ý để theo học kèm theo học bổng 30%.
Theo Mây, có nhiều yếu tố then chốt mà du học sinh cần tìm hiểu kỹ khi chọn trường du học. Đầu tiên là về thứ hạng của trường và ngành trên các bảng xếp hạng uy tín. Hiện nay có rất nhiều bảng xếp hạng đại học trên thế giới hay của riêng từng quốc gia, từng khu vực, nhưng không vì thế mà nó phản ánh được 100% chất lượng của một ngôi trường bởi mỗi bảng xếp hạng lại có một tiêu chí đánh giá khác nhau.
Vậy nên, du học sinh cần cân nhắc chọn ngành trước, sau đó chọn những trường đại học có thứ hạng tốt về việc giảng dạy ngành này. "Đọc review cũng là điều cần thiết khi tìm hiểu về trường nào đó. Tuy nhiên, các bạn nên đọc review từ nhiều nguồn khác nhau, bằng các ngoại ngữ khác nhau. Trường top không hẳn đã tốt, trường phù hợp với mình mới là trường tốt nhất ", Mây nói.
Với Mây, em sàng lọc bước 1 dựa trên các bảng xếp hạng THE, QS và thông tin trong các hội nhóm du học. Nhờ vậy, Mây biết đến một số trường dạy bằng tiếng Anh phù hợp với ngành em theo đuổi như: Waseda, Keio, Sophia, TIU, APU, Toyo.
Sau đó, Mây lại vào website của từng trường để xem thông tin chung, thông tin về các ngành học, học bổng và những thành tích mà sinh viên đạt được. Từ đây em sàng lọc bước 2 và đi đến quyết định chọn Đại học Quốc tế Tokyo.
Theo Mây, tỷ lệ đầu vào và tỷ lệ tốt nghiệp của trường cũng là yếu tố du học sinh cần tra cứu, tìm hiểu. Bởi tỷ lệ đầu vào cũng góp một phần không nhỏ trong việc đánh giá chất lượng trường học. Nếu trường có tỷ lệ chọi cao thì nhiều khả năng đây là một ngồi trường ở mức khá, tốt. Trong trường hợp ngược lại, du học sinh cần phải cân nhắc.
Mây hiện là sinh viên Đại học Quốc tế Tokyo. (Ảnh: NVCC).
"Bất kỳ ai trong chúng ta cũng mong chờ những vị giáo sư có kinh nghiệm giảng dạy, có năng lực nghiên cứu và làm việc để tăng cơ hội tiếp cận giáo dục ", Mây chia sẻ và cho biết thông thường, các trường sẽ công khai thông tin giáo sư trên website, du học sinh nên tìm hiểu xem họ tốt nghiệp trường nào, kinh nghiệm làm việc thế nào, có những bài nghiên cứu nào.
Tài chính cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng khi chọn trường du học. Đặc biệt, đối với những gia đình không có điều kiện, học bổng và học phí có lẽ là 2 điều quan trọng nhất mà họ quan tâm tới. Từ kinh nghiệm của bản thân, Mây khuyên những ai đang có ý định đi du học nên tìm hiểu về nhiều loại học bổng khác nhau: Học bổng chính phủ, học bổng hiệp định, học bổng từ các trường, học bổng từ các công ty..., thay vì chỉ "chăm chăm" vào một loại học bổng.
Ngoài học bổng, học phí, du học sinh cần chú ý đến phí nộp đơn, tiền nhập học, tiền cơ sở vật chất. Cả 3 loại chi phí này đều được công khai trên web hoặc guideline (bản hướng dẫn) của trường.
Cuối cùng, nữ sinh 10X đúc kết: "Không với cao, không hạ quá thấp, suy nghĩ cho bản thân và gia đình khi đưa ra quyết định du học".
Bước đột phá ở ngôi trường vùng biển Thanh Hóa Ngôi trường này không chỉ vươn lên thứ 2 toàn huyện về chất lượng mũi nhọn, mà càng vui hơn khi lần đầu có học sinh đậu trường chuyên cấp tỉnh. Tập thể cán bộ, giáo viên Trường THCS Hoằng Phụ (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Năm học này, thầy và trò Trường THCS Hoằng Phụ (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được tiếp thêm động...