Nữ sinh đất võ ngồi xe lăn vào đại học
Nữ sinh đất võ Tây Sơn (Bình Định) Nguyễn Thị Như Ý vừa trở thành tân sinh viên ngành Kế toán, ĐH Quy Nhơn trên chiếc xe lăn, mang theo nhiều âu lo, trăn trở.
“Để cho em xuống trường nhập học, ba mẹ phải chạy vạy khắp nơi vay tiền. Trong nhà chỉ có mình em được học hành đàng hoàng nhất. Giờ chị dâu lại phải xuống chăm lo cho em học, việc đồng, việc nhà phải bỏ bê…” – Như Ý nghẹn ngào kể.
Như Ý và chị dâu đồng hành đến giảng đường đại học.
12 năm đi học trên lưng mẹ
Chào đời với cái tên đầy hy vọng về sự may mắn, nhưng ngay sau đó, Như Ý mắc chứng bệnh teo cơ, chân tay ngày càng teo lại, không thể tự vận động, sinh hoạt. Thế nhưng ngay từ nhỏ, Ý đã ham học hơn bất kỳ đứa trẻ nào trong xóm. Thương con, mẹ em – bà Nguyễn Thị Oanh dù tất bật việc nhà, việc đồng vẫn tranh thủ cõng con đến trường. Suốt cuộc trò chuyện, mắt Ý đỏ hoe.
Trong ký ức học trò của Ý, hình ảnh mẹ còng lưng cõng con hay những vòng xe đến trường bất kể nắng mưa để cho con toại nguyện với con chữ luôn ám ảnh. Có hôm đang trên con đường từ trường về nhà xe chạy xuống dốc, hai mẹ con té nhào.
Video đang HOT
Vì lo đỡ cho con, mẹ Ý bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Vừa lo sợ, vừa tủi thân, mặc cảm: “Lúc đó em trách mình nhiều lắm. Vì mình tật nguyền nên để mẹ khổ, cả gia đình khổ. Nhưng ngay khi tỉnh dậy mẹ mỉm cười và lúc nào cũng động viên em học thật tốt”.
Có hôm trời mưa thấy mẹ tất tả chạy đi đón, mảnh áo mưa khoác trên người vội xé ra để che đôi chân mới mổ chưa lành khiến Ý không kìm được nước mắt. Cho nên mặc vết thương hoành hành khi trái gió trở trời, Ý vẫn miệt mài với đống bài vở, biến ước mơ trở thành tân sinh viên thành hiện thực để thấy được nụ cười mãn nguyện sau bao vất vả của mẹ, cha.
Sách xin, vở mượn vẫn vào đại học
Hiểu gia cảnh và sự ham học của Ý, bạn bè, anh chị đi trước thường cho Ý sách cũ để bớt tốn kém. Việc di chuyển, đi lại khó khăn nên Ý cắt hẳn khoản học thêm. Thế nhưng điểm số của Ý luôn nằm trong top đầu của lớp suốt những năm tiểu học và THCS.
Lên cấp ba, Ý được chọn vào lớp chuyên Toán của trường THPT Tây Sơn. Bài vở nhiều khiến em luôn phải cố gắng gấp đôi. Những ngày ôn thi đại học, Ý mượn vở bạn chép, mượn điện thoại của chị để lên mạng tải bài tập về tự làm. Kết quả thi THPT quốc gia, Ý đạt 21,75 điểm khối A, trúng tuyển vào ngành Kế toán (ĐH Quy Nhơn).
Niềm vui tràn về trong ngôi nhà nhỏ ở thôn Vĩnh Lộc, xã Bình Hòa, Tây Sơn. Riêng Ý nhiều đêm trằn trọc, bởi nếu xuống phố đi học phải có người kèm theo, nhà mất thêm một lao động, kinh tế thêm chật vật.
Hơn một tuần nay, chị dâu Lâm Thị Hằng đã theo Ý xuống phố nhập học. Để tiết kiệm chi phí, hai chị em xin vào ở ký túc xá, nằm chung trên chiếc giường đơn, ăn uống chi tiêu tiết kiệm nhất.
Cô bạn cùng lớp mới quen cũng sẵn lòng giúp đỡ, cõng Ý đi học mỗi khi chị có việc phải chạy về nhà. “Ở môi trường mới, em chỉ biết cố gắng học tốt nhất dù còn rất nhiều nỗi lo trước mắt và cả tương lai nữa. Chỉ hy vọng sau này mình trở thành người hữu ích, đỡ đần được phần nào cho gia đình…” – Như Ý nói.
Như Ý từ bé đã ước mơ trở thành cô giáo. Nhưng để phù hợp với hoàn cảnh bản thân, em đăng ký học ngành kế toán. Song, những ngày hè, Như Y lại mở lớp dạy thêm cho lũ trẻ trong xóm, vừa giúp các em học tốt hơn vừa lâng lâng cảm giác được cầm phấn giảng bài.
Theo Hoài Văn/Tiền Phong
38.000 trẻ em di cư nhập học, áp lực lớn cho nền giáo dục nước Anh
Theo thống kê mới nhất, có gần 38.000 trẻ em di cư nhập học tiểu học ở Anh, tăng 160% so với năm đầu thập kỷ. Nhiều nhà từ thiện cảnh báo rằng các hồ sơ nhập học đang tạo nên một "cơn bão" vì phải tiếp nhận quá nhiều học sinh trong điều kiện áp lực tiền bạc "chưa từng có".
Gần 38.000 trẻ em di cư sẽ đi học tiểu học ở Anh trong năm nay, tăng 160% so với năm 2010, tạo áp lực lớn về trường học
Việc gia tăng không ngừng dân di cư đến châu Âu đã tác động "đáng kể" đến giáo dục. Các trường học phải vật lộn vì sự "bùng nổ" trẻ em trong độ tuổi đến trường.
Các trường học ở London và những thành phố có nhiều người nước ngoài sinh sống như Manchester và Birmingham phải chịu sức ép lớn nhất. Các tổ chức từ thiện cho rằng sẽ cần nhiều sự hỗ trợ để mở thêm trường học.
Kết quả nghiên cứu từ một cuộc khảo sát cho rằng nước Anh có thể sẽ phải xây dựng thêm 1.600 trường tiểu học trong 9 năm tới để đối phó với tình trạng bùng nổ dân số. Nhà thầu Scape Group cho biết sẽ cần xây mới 11.200 phòng học để cung cấp cho khoảng 336.000 học sinh tiểu học được dự kiến sẽ đến trường vào năm 2024.
Các trường học ở London và các thành phố có nhiều người nước ngoài sinh sống như Manchester, Birmingham sẽ phải chịu áp lực lớn nhất
Ông Nick Timothy thuộc tổ chức Mạng lưới trường học mới nói rằng "nghiên cứu đã cho thấy mức độ ảnh hưởng toàn diện của việc nhập cư trên diện rộng, rõ ràng nước Anh đang cần xây dựng rất nhiều trường học mới để đáp ứng nhu cầu ở mức kỷ lục này và sẽ sớm có một tác động dây chuyền đến các trường cấp II".
Ông Simon Reid từ Scape Group cho biết: "Khi các em học sinh tiểu học đến tuổi chuyển lên trung học, sẽ có thêm nhiều áp lực cho chính quyền địa phương, không chỉ về việc xây mới trường học mà còn là việc cung cấp đầy đủ tiện nghi trong đó."
"Đây là lý do vì sao chúng tôi cần kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn. Tất cả các vấn đề từ nhà ở, trường học, bệnh viện, bác sĩ... mà những người di cư mang đến đều dẫn tới sự phát triển không bền vững cho đất nước", Nghị sĩ Peter Bone bổ sung.
Hôm qua (25/9), người phát ngôn Bộ giáo dục Anh nói rằng: "Chúng tôi muốn mọi phụ huynh đều có thể cho con họ đến những trường học tốt, và vì vậy mà kinh phí xây dựng trường học mới đã tăng gấp đôi lên đến 5 tỷ bảng Anh. Hơn 300 trường học miễn phí đã hoạt động từ năm 2010 và chúng tôi cam kết con số sẽ tăng lên 500 trong năm nay.".
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo DailyMail)
'Đuổi học con vì mẹ chê đồng phục là không chấp nhận được' Phó vụ trưởng Vụ Học sinh - Sinh viên, Bộ GD&ĐT cho rằng, nếu phụ huynh phản ánh đúng, việc trường VStar đuổi học sinh lớp 3 vì mẹ chê đồng phục xấu là không chấp nhận được. "Không chấp nhận được" Nhiều ngày nay, dư luận quan tâm câu chuyện cháu bé Minh Hải (lớp 3, trường VStar, quận 7, TP HCM)...