Nữ sinh chia sẻ bí quyết du học ở Úc
Sinh viên Lê Vũ Anh Thư, năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc chia sẻ, muốn đi du học thì nên tìm hiểu trước các trường mình muốn học hơn là tìm theo học bổng.
Sinh viên Lê Vũ Anh Thư, năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Ú
Mục tiêu, Tiếng Anh hay GPA, điều gì quan trọng nhất?
Sinh viên Lê Vũ Anh Thư, năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc cho rằng, điều quan trọng nhất trong “chiến dịch” du học là cần phải có mục tiêu rõ ràng.
Theo Thư, mỗi người cần xác định rõ là đi du học chứ không phải xuất khẩu lao động. Mà nếu muốn đi du học thì cần tìm hiểu trước các trường mình muốn học hơn là tìm theo học bổng. Mình đã cất công đi học thì nên học các trường có chất lượng đào tạo. Sau khi lên danh sách một số trường mình muốn học, lúc đó mới nên đi đến các hội chợ du học.
Thư cho rằng, sau khi đã “nhắm’ đến trường nào thì bước tiếp theo là tìm hiểu rõ về trường qua các tiêu chí như là: Vị trí của trường học, khí hậu vùng đó, học bổng Chương trình học là bao nhiêu, Ranking của trường, học phí, cơ hội thực tập và việc làm sau này của sinh viên sau khi ra trường.
Từ thực tế bản thân, Thư cho rằng, việc du học cần được lên kế hoạch càng sớm càng tốt. Để có cơ hội trúng tuyển cao nhất, cần chuẩn bị cho mình học bạ tốt nhất, đẹp nhất: “Thực tế, nhiều bạn không cần điểm cao ở trường để đi du học, nhưng không tội gì, mình cứ làm nó đẹp nhất đi, nhỡ đâu về sau mình cần.
“Hồi cấp 3 em không nghĩ sẽ đi Úc và nghĩ đơn giản sẽ là đi Đức. Ngoài chứng chỉ tiếng Anh và điểm tổng kết trung bình cao em còn cố gắng đạt được 1 số giải và chứng nhận hoạt động như là các dự án, cuộc thi hùng biện, cuộc thi học sinh giỏi”- Thư nhấn mạnh.
Lê Vũ Anh Thư cũng cho rằng, với mỗi ngành nghề sẽ cần một số yêu cầu quen thuộc trong tuyển sinh. Nhưng cơ bản nhất là điểm trung bình và điểm IELTS cao.
Ngoài ra, Thư cho rằng, trước khi đóng hồ sơ và gửi cho đơn vị cấp học bổng, bạn hãy nhờ những người có kỹ năng tiếng Anh tốt và kinh nghiệm làm hồ sơ xem kỹ lại các giấy tờ, tài liệu, tránh để sót các lỗi ngữ pháp hay chính tả không đáng có. Đây là điểm trừ lớn khi xin học bổng.
Video đang HOT
Một du học sinh khác đã từng thành công xin học bổng tại Úc cũng chia sẻ thêm, ngoài điều kiện tiếng anh (IELTS và TOEFL) là bắt buộc. Nếu các bạn xin học bổng học sau đại học, thì kết quả học đại học ở Việt Nam phải tốt. Kết quả học tập chủ yếu thể hiện qua điểm tổng kết trung bình cuối khóa/chương trình học (GPA), các học bổng và giải thường mà các bạn đạt được.
Tuy nhiên, tùy từng chuyên ngành mà điểm tổng kết trung bình GPA khác nhau, tôi tham khảo các bạn bè được học bổng trước đó, GPA của ngành tài chính và ngân hàng khi xin học bổng khỏang 8.0 hoặc hơn, các ngành kỹ thuật thì khoảng 7.5. Nếu các bạn muốn xin học bổng học đại học thì điểm tổng kết phổ thông trung học phải tốt.
“Nhìn chung có GPA càng cao sẽ là một lợi thế lớn khi xin học bổng. Em có bạn thi ở một số cuộc thi thiết kế, và được học bổng của các trường lớn như học viện thiết kế London (Anh) mà không phải quá khó khăn”- Thư nói.
Có dễ xin học bổng toàn phần không?
Thư chia sẻ, thật ra, ở Úc thì các trường đại học họat động theo đúng tiêu chí tiền nào của nấy. Những trường nào đào tạo tốt thì thường có giới hạn học bổng.
“Thời điểm em ứng tuyển thì học bổng của em là cao nhất trường tức là 25%. Sau covid thì trường em đang theo học lại có các chương trình mới lên đến 100% chỉ với yêu cầu điểm trung bình trên 8.0 với IELST. Với các bạn học sinh bây giờ, các bạn có nhiều cơ hội học bổng hơn nhiều em thời điểm đó”- Thư nói.
Tuy nhiên, Thư cho rằng, trường em ở trong top 1% của thế giới và top 3 trường giỏi nhất của Melbourne , Úc trong ngành du lịch. Đây là trường công duy nhất ở Úc đào tạo chất lượng về ngành này. Vì thế, không được học bổng bán phần hay toàn phần em vẫn lựa chọn theo học.
Về học phí trong ba năm học đại học, Thư chia sẻ, trường của em có mức học phí khoảng 4200 đô/ môn học, mỗi năm có 8 môn học nên mỗi năm tiền học phí mất tầm 26.400 đô sau khi đã trừ tiền được cấp học bổng. Cộng thêm với tiền ăn ở mức ít nhất hơn 12.000 đô/ năm nữa, mỗi năm tiền học đại học bên Úc trên dưới 40.000 đô/năm.
Vấn đề việc làm, Thư nói, ở Úc không phải dễ để tìm việc làm thêm với mức lương cao nhưng nếu chủ động vẫn có thể làm thêm được khoảng hơn 1.6000 đô Úc/ tháng. Cá nhân Thư cho rằng, đã xác định đi du học để lấy kiến thức thì không nên quá chú trọng vào việc đi làm dù lương có cao đến đâu.
“Đã đánh đổi cả ước mơ, cả tiền bạc để đi du học ở thì mình nên chuẩn bị tâm lý và chấp nhận cho mọi khó khăn khi đi du học. Mỗi khi em đọc mấy bài mà đi du học xong không biết mình đi để làm gì, kêu ca tại sao phải bơ vơ một mình nơi xứ người thì em cảm thấy phát….cáu”- Thư chia sẻ.
'Khổ' như du học sinh thời COVID-19
Lê Vũ Anh Thư, đang học năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc chia sẻ, năm 2020 khá là khó khăn với du học sinh cho cả những bạn đã, đang và sẽ đi du học.
"Học online trong tình trạng lệch múi giờ rất vất vả. Deadline nào cũng bị sớm hơn các bạn ở nước ngoài mất 4-5 tiếng. Có những ngày phải dậy giữa 2h sáng dậy học, 4h sáng dậy thi online..." - Lê Vũ Anh Thư, năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc chia sẻ.
Đó là tình trạng chung của phần lớn du học sinh phải trải qua khi dịch Covid-19 ở các nước vẫn trong tình trạng nguy hiểm khi hàng ngày có tới hàng trăm, hàng nghìn ca nhiễm mới.
Ở lại thì có bạn bị mất việc làm, hết tiền nhà, chết đói
Lê Vũ Anh Thư, đang học năm thứ nhất bằng Cử nhân về quản trị du lịch khách sạn trường Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc chia sẻ, năm 2020 khá là khó khăn với du học sinh cho cả những bạn đã, đang và sẽ đi du học.
Anh Thư cho rằng, phần lớn du học sinh phải đứng giữa lựa chọn khó khăn rằng xin bảo lưu về Việt Nam tránh dịch hay là đánh đổi sức khoẻ ở lại nước ngoài.
"Du học sinh đã phải đấu tranh tâm lý, luôn để ý vé máy bay về cũng như các suất cứu trợ của chính phủ"- Anh Thư nói.
Anh Thư cho rằng, nhiều du học sinh khác cũng giống như Thư đã xin bảo lưu để về Việt Nam đã phải chậm lại hẳn 1-2 học kỳ. Đồng thời phải xin kéo dài visa, đóng thêm bảo hiểm, tiền nhà, tiền điện thoại.
Khi về Việt Nam, việc học online trong tình trạng lệch múi giờ nên rất vất vả. Deadline nào cũng bị sớm hơn các bạn ở nước ngoài mất 4-5 tiếng. Có những ngày phải dậy giữa 2h sáng dậy học, 4h sáng dậy thi online. Bản thân Thư cũng phải nhờ các bạn ở Úc mua hộ sách để học.
"Có bạn cháu về Việt Nam đợt Tết nhưng bị gọi về Đức để giữ visa. Việc ở lại nước ngoài chủ yếu học online khá chật vật. Các bạn bị mất việc làm, hết tiền nhà, chết đói mà cũng không có wifi ổn định để học online"- Thư chia sẻ.
Du học sinh Hoàng Nguyên Khánh An, hiện đang là sinh viên năm nhất bậc cử nhân ngành International Business Economics (Kinh tế kinh doanh quốc tế), đại học Eotvos Lorand (ELTE) tại Budapest, Hungary
Hy vọng sẽ được đi học lại ở trường
Du học sinh Hoàng Nguyên Khánh An, hiện đang là sinh viên năm nhất bậc cử nhân ngành International Business Economics (Kinh tế kinh doanh quốc tế), đại học Eotvos Lorand (ELTE) tại Budapest, Hungary cho rằng, năm 2020 là năm mà em nhận được học bổng Chính phủ Hiệp định Việt Nam - Hungary.
Vì dịch nên Khánh An đã bảo lưu vào giữa năm và bắt đầu sang Hungary du học. Thời gian kỳ hai ở Ngoại Thương (HN) cũng là lúc COVID bùng phát nên em phải thích nghi với việc học online rất nhanh.
"Khi đó, em thấy rất khó khăn trong việc quản lý thời gian và sắp xếp việc học của mình bên cạnh các hoạt động xã hội khác. Đến khi đi du học thì rất lâu em mới có visa do ảnh hưởng của dịch, sang bên này đã chậm 1 tháng và lỡ mất vài bài kiểm tra nhỏ"- An chia sẻ.
An cho rằng, thời điểm mới sang em gần như không có thời gian làm quen với cuộc sống mà phải vừa làm giấy tờ để ổn định, vừa học thêm tiếng và tìm hiểu văn hóa, lại vừa học trên trường nên khá căng thẳng.
Hiện tại, Khánh An cho rằng, em đã dần quen với cách học ở Hungary cũng như nhịp sống Châu Âu nên phần nào ổn định hơn.
Từ đầu tháng 11, Chính phủ Hungary ra chính sách giãn cách và giới nghiêm nên trường An chuyển sang học và thi online. Tuy nhiên trường và thầy cô cũng tạo điều kiện rất nhiều để các du học sinh học.
"Hungary cùng các nước EU cũng đã triển khai chương trình tiêm chủng nên em hy vọng kỳ học tới đây sẽ được đi học lại ở trường. Tuy nhiên, nếu không được thì em đã tìm cách cân bằng thời gian, đổi mới phương pháp học tập (đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin) để vừa có kết quả ổn định, vừa có thời gian cho dự định của bản thân"- Khánh An nói.
Chưa biết lúc nào có thể đến trường học
Em Nguyễn Hoài An đang là học sinh lớp 12 của trường chuyên có tiếng ở Hà Nội chia sẻ, em đã hoàn tất xong thủ tục để sang năm tới sang du học bên Úc. Đến thời điểm hiện tại, gia đình em đã phải chi hơn một tỷ đồng cho tiền học phí năm đầu, tiền ký túc xá,..
Đóng một lúc với số tiền lớn như vậy nhưng Hoài An chia sẻ, theo lịch có thể tháng 7/2021 có thể sang học nhưng nếu dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn thì có thể phải đẩy lùi tới đầu năm 2022 hoặc lâu hơn nữa.
Tương tự, em Nguyễn Hoàng My, học sinh lớp 12 chuyên Pháp cho biết, năm 2019, mẹ đã đưa em đã sang Pháp để thăm và tìm hiểu các trường. Đến thời điểm này, mọi thủ tục đã hoàn tất, tuy nhiên, em không biết đến thời điểm nào có thể sang học là trong năm nay hay phải đến đầu năm 2022.
"Nếu dịch bệnh kéo dài thì chắc chắn các du học sinh sẽ không thể đến trường học mà học trực tuyến. Việc đi du học như bọn em có thể chậm một kì hoặc cả năm tùy thuộc vào tình hình của Covid-19. Vậy mà, tiền học phí, tiền ký túc đã phải chuyển sang đóng gần như đầy đủ hết"- My than thở.
Chuẩn bị cho mùa du học mới Năm 2020, kế hoạch du học của sinh viên Việt Nam bị thay đổi do ảnh hưởng dịch Covid-19. Sinh viên đã lựa chọn kỹ hơn những phương án cho kỳ du học mới. Học sinh, sinh viên có dự định du học cuối năm 2020, đầu năm 2021 đã bắt đầu thay đổi kế hoạch, chuẩn bị các phương án trong tình...