Nữ Đảng viên tuổi 20 trường Đại học Văn hóa Hà Nội có thành tích học tập xuất sắc
Phàn Thị Hiếu (sinh năm 2000) đến từ mảnh đất Hà Giang nơi biên cương của Tổ quốc, hiện cô đang là sinh viên năm ba khoa Du lịch của trường Đại học Văn Hóa. Không chỉ sở hữu thành tích học tập đáng nể mà cô nàng còn xuất sắc được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi mới ở tuổi 20.
Khi nghe đến cái tên ‘Phàn Hiếu’ có lẽ nhiều người sẽ liên tưởng đến một người con trai với vẻ ngoài nam tính mạnh mẽ, nhưng khác xa với hình dung của mọi người lại là một cô gái người Dao với vẻ ngoài nhỏ nhắn, dễ thương.
Có lẽ giống với tên gọi, Hiếu là một cô gái mạnh mẽ, từ những năm tháng cấp ba, cô học trò nhỏ này đã rất năng động, nhiệt huyết và có thành tích học tập đáng nể. Cô là một trong những học sinh vùng cao xuất sắc nhất được tuyển chọn học tập tại trường Hữu Nghị T78. Khi chỉ mới học lớp 11 cô đã may mắn trở thành học sinh ưu tú của trường được chọn tham gia lớp học “cảm tình Đảng”.
Phàn Hiếu chia sẻ: “Mình là một trong những học sinh vùng cao may mắn được chọn để học tập tại trường Hữu Nghị T78 (một trường nội trú ở Sơn Tây, Hà Nội), đặc thù của trường mình là chỉ tuyển những học sinh vùng cao mà có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc. Ở trường cấp ba, mình được giữ chức vụ lớp phó học tập và lớp phó đời sống, chính vì điều này mà mình luôn cố gắng học tập và tham gia các hoạt động của trường”.
Khi được hỏi cơ duyên nào đã khiến cô chọn Đại học Văn hóa làm nơi gửi gắm thanh xuân mà không phải một ngôi trường nào khác, Hiếu thủ thỉ: “Mình đăng ký nguyện vọng vào Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân nhưng do thiếu một ít điểm nên mình đã quyết định chọn theo học ngành Du lịch của trường Đại học Văn hóa. Có lẽ đến với trường là một cái duyên và mình chưa bao giờ từng hối hận với quyết định đó. Ở đây mình được sống thật với con người của mình, được học tập và cống hiến hết mình”.
Khác với bạn bè cùng trang lứa khi bước chân tới cánh cổng đại học là một sự rụt rè, bỡ ngỡ, cô nàng Phan Hiếu này lại rất tự tin bởi cô đã phải xa gia đình khi mới chỉ là một cô học trò nhỏ cấp ba. Vốn có một bước đệm vững chãi của những ngày tháng còn là học sinh, cô nàng lại tiếp tục cố gắng học tập và rèn luyện để ngày một phát triển hơn. Mang theo một quyết tâm được đứng trong hàng ngũ của Đảng nên cô nữ sinh này đã tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp ngay từ những ngày đầu năm nhất. Cô gái nhỏ chia sẻ những việc mình làm đều có mục tiêu, kể cả việc được kết nạp Đảng.
“Tháng 9/2018, sau một tháng nhập học, mình đã hỏi thầy Phó trưởng khoa để hỏi thầy về việc muốn kết nạp Đảng thì phải làm như thế nào. Và mình thích một câu nói “Hãy viết mọi thứ bạn muốn ra giấy, nó sẽ thành hiện thực”, ngày trước mình chỉ mong được vào Đảng, được trở thành một thành viên trong ban chủ nhiệm của một Câu lạc bộ, được học bổng và có một công việc part-time để phụ giúp gia đình, tất cả những điều này mình đều viết ra, rồi mọi mong ước đó cũng đều thực hiện được”, Phàn Hiếu chia sẻ.
Video đang HOT
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, vốn có tính tự lập từ nhỏ nên ngoài giờ lên lớp Hiếu đã đi làm thêm để có tiền trang trải sinh hoạt và học tập nơi Thủ đô. Khi tâm sự đến đây, đôi mắt Hiếu đã rưng rưng: “Nhà có hai anh em học Đại học nên đã phải tự lo cho cuộc sống ngay từ năm nhất, có lần đến hạn nộp học phí do không có đủ tiền mình đã phải đi vay và đợi đến khi được nhận tiền học bổng thì mới có tiền trả lại bởi số tiền ít ỏi kiếm được từ việc đi làm thêm chỉ đủ để mình trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhưng rất may xung quanh mình luôn có những người anh, người chị và những thầy cô tốt ở bên giúp đỡ mình những lúc khó khăn nhất, thật sự mình rất hạnh phúc”.
Mặc dù khó khăn là vậy nhưng cô gái nhỏ vẫn luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời, điều này thể hiện rõ qua cách nói chuyện và cách làm việc của nữ sinh này.
Hiếu không chỉ là một người lớp trưởng gương mẫu, một chủ nhiệm Câu lạc bộ “CLB Tourist Media – Truyền thông khoa Du lịch” xuất sắc mà còn là một Đảng viên ưu tú. Ba năm học ở giảng đường đại học cô nàng chưa bỏ lỡ một kỳ học bổng nào, thành tích rèn luyện luôn đứng top của lớp, cô sở hữu rất nhiều giấy khen, giấy chứng nhận của khoa của trường như: Sinh viên năm tốt, Đoàn viên ưu tú,… Không kiêu kỳ khi đảm nhiệm nhiều vai trò chủ chốt, cô nữ sinh này rất quan tâm đến mọi người xung quanh và được nhiều bạn bè, thầy cô quý mến bởi sự ân cần, nhiệt tình trong mọi công việc.
Hiếu chia sẻ: “Mình cảm thấy rất vui, tự hào khi được giao nhiều trọng trách như vậy, trên cương vị là một người lãnh đạo mình luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao và phải cố gắng gắn kết được các thành viên lại với nhau. Còn trong công tác Đoàn mình luôn tự hỏi bản thân đã làm được gì và cho đi được những gì, bản thân không muốn tuổi trẻ của mình trôi qua một cách vô vị nên là cứ cống hiến hết mình để thanh xuân trở nên tươi đẹp hơn”.
Chia sẻ về những dự định sắp tới, Phàn Hiếu vẫn sẽ dành nhiều thời gian cho việc học và phát triển Câu lạc bộ của mình. Cô mong muốn ra trường với một tấm bằng giỏi và có một công việc đúng với chuyên ngành mà mình đang theo học. Và trong cuộc sống, Phàn Hiếu luôn hướng đến trở thành một người tốt, giúp ích cho xã hội, theo cô gái này thì trước khi trở thành một người có tầm thì phải là người có tâm trước đã, giống với câu nói “tướng tự tâm sinh”.
Trầy da, giãn cơ hơn 6 năm học, nữ sinh trường Múa vẫn 'trắng tay' ra trường
Trải qua quá trình học tập khắc nghiệt, nhưng Tuyết Nhung, Ngọc Vy và hơn 300 học sinh Học viện Múa không được cấp bằng tốt nghiệp vì một chữ "quên" của nhà trường.
Em Lê Tuyết Nhung (dân tộc Tày, ở Bắc Hà, Bắc Giang), học viên chuyên ngành Diễn viên múa, K3 của Học viện Múa Việt Nam có nguy cơ dừng bước trước đam mê và cũng khó có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Bởi sau nhiều năm tốt nghiệp, Tuyết Nhung không được nhận bằng tốt nghiệp, không đủ điều kiện ứng tuyển vào Đại học Văn hoá như em mong ước.
Ở huyện Bắc Hà, Tuyết Nhung là cô gái duy nhất được gia đình đầu tư cho xuống Hà Nội học múa. Ngày ấy em mới học hết lớp 7. Lúc nghe nói được xuống Hà Nội học múa em vui lắm, vì đó là niềm mơ ước của em từ bé.
Nữ sinh Học viện Múa Việt Nam khổ luyện. (Ảnh minh hoạ: PHCC)
Cô bé dân tộc Tày 13 tuổi khi ấy, một mình xuống Hà Nội học. Không có người thân quen, Nhung ở ký túc xá. Mỗi tháng em được bố mẹ chu cấp cho khoảng 1 triệu đồng để ăn học.
Gia đình khó khăn, nhưng vì đam mê của con, bố mẹ em cố gắng làm thêm nhiều việc để mong con học ở Hà Nội không quá thiếu thốn. Mẹ thậm chí phải đi làm thêm ở Trung Quốc để có tiền cho em đi học.
Bảy năm tự lập, sống xa gia đình là quãng thời gian vô cùng khó khăn, đặc biệt là với những nữ sinh học trường Múa càng khắc nghiệt hơn rất nhiều.
Lịch học của Tuyết Nhung luôn dày đặc. Buổi sáng em học múa từ 7h30 đến 11h30, về phòng nghỉ trưa được khoảng hơn một giờ đồng hồ. Buổi chiều, em bắt đọc lên lớp học văn hoá từ 1h đến 5h30.
Ngày nào học múa cũng phải 5 tiếng liên lục, trầy trật hết da tay, da chân, mồ hôi nhễ nhại, cơ thể đau nhức. Đó là chưa kể em phải thường xuyên ép cân không được ăn nhiều để tránh cơ thể nặng nề khó học múa các động tác kỹ thuật cao.
Có những buổi học duỗi chân, kéo giãn cơ, dẻo khớp, đau đến chảy nước mắt, em phải nhờ bạn bè dìu về phòng vì thực sự em không đủ sức để đứng vững. Vậy mà em cũng chỉ nghỉ ngơi hơn tiếng là lại phải bắt đầu ca học văn hoá buổi chiều.
Một tiết học văn hoá của học sinh trường Múa kéo dài hơn so với các trường THCS, THPT bình thường khác. Thay vì 45 phút/tiết học thì trường Múa gộp lại 90 phút/tiết học.
Thời gian khó khăn nhất với em là những năm học lớp 6, 7, 8, 9 vừa học kiến thức văn hoá bậc THCS, vừa phải tập múa với cường độ cao. Tuyết Nhung phải học đầy đủ 11 môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Công nghệ; thiếu môn Thể dục và Âm nhạc. Vì chuyên ngành học của học sinh là hoạt động thể lực và có những môn kiến thức âm nhạc chuyên sâu hơn để bổ trợ cho việc học múa.
Đến cấp THPT, Nhung và các bạn được học theo nhóm ngành 3 nên một số môn văn hoá (Công nghệ, Hoá, Mỹ thuật) được giảm bớt. Thời gian học văn hoá lúc này có phần dễ thở hơn nhưng đổi lại kiến thức học chuyên môn ngày càng khó và đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhung thường xuyên phải tự tập luyện vào buổi tối và thời gian nghỉ.
Nhung chứng kiến nhiều bạn học không chịu được áp lực, vất vả mà phải bỏ học, trở về nhà để chọn hướng khác. Những lúc mệt mỏi em cũng từng nhụt chí, nhưng nghĩ đến bố mẹ, đến chặng đường bản thân cố gắng bao năm không lẽ đổ sông đổ bể, em vực lại tinh thần mà cố gắng.
Nỗi khổ tâm lớn nhất của nữ sinh dân tộc Tày chính là dù tốt nghiệp mà vẫn chưa thể đi làm để phụ giúp gia đình. Chưa có bằng cấp, Nhung không thể xin việc tại các đoàn nghệ thuật, em chỉ có thể nhận chạy các sô diễn bên ngoài và nhận thu nhập từ 200 ngàn đồng đến một triệu đồng.
Công việc mỗi ngày một ít và khó khăn hơn. Có ngày Nhung chạy sô ở 2 tỉnh mà tiền thù lao thấp. Em vẫn cố gắng vượt qua. Lúc này, bố mẹ vẫn phải chu cấp cho em một khoản nhỏ để thuê nhà. Thậm chí để lo cuộc sống, Nhung còn phải bán rượu lá quê và bán hàng online kiếm sống.
"Giờ không có bằng, về quê xin việc cũng không ai nhận, làm việc ở Hà Nội thì cũng chỉ là làm thuê theo mùa vụ, bấp bênh không ổn định. Muốn học lên cao để sau này đi dạy học, làm giảng viên thì không được vì không được cấp bằng" , nữ sinh tâm sự.
Nữ sinh học múa với những động tác vô cùng khó.
Mang bao niềm hy vọng khi quyết định cho con đi học ở Học viện múa Việt Nam, nhưng đổi lại chị Nguyễn Thị Thoa, mẹ của Nhung chỉ nhận lại sự thất vọng khi con gái tốt nghiệp. Chị chia sẻ, từ nhỏ Nhung đã thích nghệ thuật, em sớm bộc lộ khả năng múa hát thiên phú.
Thấy con đam mê, đồng thời được cô giáo động viên, chị Thoa quyết tâm cho con xuống Hà Nội theo học. Dù lúc ấy gia đình khó khăn, nhưng vợ chồng chị cố gắng vun vén, làm thêm vài ba công việc nhỏ, kiếm thêm chút tiền, lo cho con học dưới Hà Nội đỡ vất vả.
Tuy nhiên, sau 6,5 năm khổ cực học hành, gia đình chị lại thất vọng khi hay tin nhà trường không cấp bằng cho con. Chị cùng nhiều phụ huynh rơi vào hoàn cảnh như mình đi khắp nơi hỏi thông tin, kêu cứu mong sao con có được tấm bằng, để xin một công việc ổn định.
Cùng hoàn cảnh tương tự, Hoàng Ngọc Vy (SN 2001) học viên K2, hệ trung cấp liên thông cao đẳng của Học viện Múa Việt Nam 7 năm (2013 - 2020). Sau khi ra trường năm 2020, Vy được nhà trường trao cho tấm bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng chính quy chuyên ngành múa.
Vy tham gia xét tuyển vào ngành Biên đạo múa của Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội. Nhờ tài năng và khổ luyện trong hơn 7 năm, Vy xuất sắc lọt qua kỳ thi xét tuyển đầu vào, đủ điều kiện nhập học như nguyện vọng.
Tuy nhiên, sau gần 1 tháng học tập, Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội rà soát lại các hồ sơ sinh viên, yêu cầu Vy nộp bổ sung bằng tốt nghiệp THPT vì em chưa có tấm bằng này trong hồ sơ mà mới chỉ có bằng cao đẳng.
Vy và phụ huynh quay lại Học viện Múa nhiều lần yêu cầu trường cấp bằng tốt nghiệp THPT vì em đã hoàn thành chương trình học văn hóa và thi cử ngay tại trường. Tuy nhiên, nhà trường trả lời rằng không thể cấp bằng THPT cho học sinh.
Nhận được câu trả lời nhà trường không có bằng tốt nghiệp THPT, Vy và gia đình gần như "chết đứng". Bởi nếu không có bằng, đồng nghĩa với việc Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội không thể tiếp nhận Vy vào học. Đau xót nhất là lúc Vy cầm quyết định buộc dừng việc học trên tay.
Vy hoang mang không biết sẽ đi đâu về đâu. Em và các bạn nhiều lần làm đơn kêu cứu lên nhà trường nhưng đều không có kết quả. Từ đó đến nay đã gần một năm, ngoài việc ở nhà chờ đợi trường giải quyết thì em không biết làm gì.
Giống như Vy và Nhung, hơn 300 học sinh hệ trung cấp liên thông cao đẳng Múa từ năm 2013 đến nay đều không được cấp bằng tốt nghiệp THPT, không thể học lên đại học. Đa số các em đang thất nghiệp và trông ngóng vào việc giải quyết giữa các đơn vị, đặc biệt là Học viện Múa Việt Nam.
*Tên nhân vật được thay đổi.
Các đại học dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển học bạ Học viện Thanh thiếu niên, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Văn hóa tuyển nhiều sinh viên bằng học bạ, trong đó có trường dành hẳn 70% tổng chỉ tiêu. Ảnh minh họa Năm 2021, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển 1.400 chỉ tiêu cho 7 ngành đào tạo tại cơ sở chính ở Hà Nội và một ngành...