Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Đức sẽ là Chủ tịch Uỷ ban châu Âu
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Ursula von der Leyen đã được các nhà lãnh đạo châu Âu lựa chọn là người sẽ giữ chức Chủ tịch EC trong 5 năm tới.
Bà Ursula von der Leyen, 60 tuổi, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Đức, thuộc nhóm đảng Nhân dân châu Âu (EPP), được các nhà lãnh đạo 28 nước thành viên EU thống nhất lựa chọn làm người thay ông Jean-Claude Juncker để giữ chức vụ quan trọng nhất của khối là Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, nhiệm kỳ 2019-2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen. (Ảnh: Spiegel)
Quyết định này được đưa ra sau ngày họp căng thẳng thứ 3 của các lãnh đạo châu Âu tại Brussels, kéo dài từ trưa đến tận tối ngày 2/7. Sau khi hàng loạt các ứng cử viên nặng ký như Frans Timmermans hay Manfred Weber bị gạch tên vì không nhận được sự nhất trí của tất cả các lực lượng chính trị và các nhóm nước, thế bế tắc chỉ được phá vỡ vào chiều ngày 2/7 khi đích thân Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đưa ra đề cử bầu bà Ursula von der Leyen vào ghế Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, và đổi lại, phía Đức phải ủng hộ một ứng cử viên nữ khác người Pháp là bà Christine Lagarde, đương kim Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào chức Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chấp nhận thoả hiệp với phương án này, một phần do lo ngại sự bế tắc kéo dài sẽ khiến toàn bộ EU rơi vào khủng hoảng, mặt khác, việc đưa 2 ứng cử viên nữ lên nắm giữ 2 trong số 5 chức vụ quan trọng nhất của EU cũng thuyết phục được các nước vốn yêu cầu phải có sự bình đẳng giới trong các chức danh lãnh đạo như Pháp, Hà Lan hay Đan Mạch.
Nếu được Nghị viện châu Âu chính thức bỏ phiếu phê chuẩn trong các phiên họp tới, bà Ursula von der Leyen sẽ chính thức thay ông Jean-Claude Juncker để nhậm chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu từ ngày 1/11/2019 và trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Uỷ ban châu Âu.
Video đang HOT
Sau khi thế bế tắc liên quan đến chức vụ nhiều quyền lực nhất là Chủ tịch Uỷ ban châu Âu được khai thông, các nước EU cũng đã đạt được thoả thuận về việc đề cử Thủ tướng Bỉ, Charles Michel, thuộc nhóm đảng Tự do, giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu thay ông Donald Tusk. Chức Cao uỷ EU phụ trách đối ngoại và an ninh được giao cho Bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha, Josep Borrell, người của nhóm đảng Dân chủ- xã hội.
Chức danh quan trọng cuối cùng là Chủ tịch Nghị viện châu Âu sẽ chính thức được bỏ phiếu thông qua ngày 3/7 tại phiên bầu Chủ tịch của Nghị viện châu Âu khoá mới và khả năng rất lớn là cựu Thủ tướng Bulgaria, Serguei Stanichev sẽ được chọn.
Theo QUANG DŨNG/VOV
Cuộc chạy đua nước rút giữa các ứng cử viên cho chức Chủ tịch EC
Các ứng cử viên chạy đua vào chiếc ghế Chủ tịch Ủy ban châu Âu và không giống như các cuộc tranh luận trước đó, căng thẳng đã gia tăng trên "sân khấu" Nghị viện tại Brussels.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker. Ảnh: AFP/TTXVN
Sáu ứng cử viên hàng đầu cho chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã tham gia tranh luận trực tiếp để bảo vệ quan điểm của mình về Liên minh châu Âu vào ngày 15/5, với việc làm và biến đổi khí hậu là những chủ đề nóng nhất.
Đây là cuộc tranh luận trên truyền hình cuối cùng giữa các ứng cử viên chạy đua vào chiếc ghế Chủ tịch EC và không giống như các cuộc tranh luận trước đó, căng thẳng đã gia tăng trên "sân khấu" Nghị viện tại Brussels.
Sáu ứng cử viên gồm Manfred Weber (nhóm đảng Nhân dân châu Âu-EPP), Frans Timmermans (Xã hội châu Âu -S&D), Jan Zahradil (Liên minh Bảo thủ và Cải cách-CRE), Margrethe Vestager (Liên minh Tự do và Dân chủ-ALDE), Nico Cué (Liên minh cánh tả châu Âu), và Ska Keller (đảng Xanh) đã có thời gian tranh luận trong gần 2 tiếng đồng hồ.
Những người tham gia đã đề cập đến các vấn đề về mức lương tối thiểu chung, thuế doanh nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính, kiểm soát biên giới hoặc sử dụng công cụ thương mại để cải thiện điều kiện làm việc ở châu Âu.
Cuộc tranh luận đã chứng kiến sự đối đầu giữa các ứng viên trong các vấn đề khí hậu và việc làm. Sau nhiều lần bị phớt lờ, chủ đề về biến đổi khí hậu đã lần đầu tiên gây được chú ý trong chiến dịch bầu cử này. Vì vậy, vấn đề không phải là "nếu", mà là "làm thế nào" để chống lại biến đổi khí hậu.
Ngoại trừ ông Jan Zahradil, tất cả các ứng cử viên đều chấp thuận đề xuất của EC về loại bỏ khí thải ròng vào năm 2050. Tuy nhiên, họ có những quan điểm rất khác nhau về cách thức đạt mục tiêu này.
Chính ông Frans Timmermans đã là người khoét sâu nhất vào vấn đề này. Ông kêu gọi tăng thuế đối với dầu hỏa, nhiên liệu hóa thạch, và phát thải khí CO2 trong toàn bộ nền kinh tế châu Âu. Đảng Xã hội cũng bảo vệ ý tưởng của liên minh tiến bộ, "từ Thủ tướng Alexis Tsipras đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron", để đảm bảo rằng EC nhiệm kỳ tiếp theo sẽ đạt được tiến bộ thực sự trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Sau nhiều tháng do dự, ông Manfred Weber cuối cùng đã ủng hộ dự án về một châu Âu không khí thải vào năm 2050 - "mục tiêu chung của EU". Đồng thời, ứng viên này cũng nhấn mạnh đến sự thay đổi dành cho người lao động. Điều này đã khiến ứng cử viên đảng Xanh Ska Keller phản ứng mạnh và nhắc lại rằng chính EPP đã chiến đấu chống lại bất kỳ một dự án tham vọng nào về khí hậu trong EPP.
Ông Manfred Weber đã cố gắng tạo ra sự khác biệt bằng cách đảm bảo rằng EC nhiệm kỳ tiếp theo sẽ đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ứng viên cánh tả Nico Cué, người luôn tích cực thúc giục tiến hành các nỗ lực trong EU, cho rằng đây không phải là phương cách tốt để mở đầu cho việc giải quyết vấn đề.
Biến đổi khí hậu không phải là chủ đề duy nhất khiến cuộc tranh luận trở nên sôi nổi. Nền kinh tế châu Âu đã phục hồi khá tốt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng vấn đề việc làm vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn. Ứng viên Frans Timmermans đề nghị cần tăng cường chương trình Erasmus và đưa ra mức lương tối thiểu chung cho khu vực châu Âu. Đề xuất này cũng được đảng Xanh, Cánh tả và Tự do ủng hộ.
Trong khi đó, ông Manfred Weber không tán thành đề xuất về một mức lương tối thiểu chung mà tin vào "các chính sách tốt về kinh tế, cơ sở hạ tầng và nghiên cứu cũng như thương mại vững chắc và một thị trường chung được củng cố tốt hơn". Ứng cử viên của EPP ca ngợi sự ổn định về kinh tế dưới nhiệm kỳ của Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker và nhắc nhở Frans Timmermans rằng hầu hết các tổ chức mạnh mẽ ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng mà ông này lên án đều thuộc phe xã hội như Ủy viên phụ trách kinh tế Pierre Moscovici .
Margrethe Vestager, Ska Keller và Frans Timmermans cũng đồng ý về vấn đề thuế châu Âu đối với các doanh nghiệp và khả năng tăng thuế đối với các công ty khổng lồ về kỹ thuật số. Tuy nhiên, vấn đề là còn phải xét xem các nước thành viên chấp nhận đề xuất đó đến đâu.
Mặc dù vậy, ông Jan Zahradil đã một lần nữa bác bỏ những đề xuất này. Ông cho rằng chỉ các quốc gia mới có quyền đánh thuế doanh nghiệp mà EU thì không phải là một quốc gia. Trong một cuộc tranh luận bị chi phối bởi ý tưởng hội nhập châu Âu, ông Jan Zahradil đã bảo vệ một châu Âu "phi tập trung, linh hoạt và hướng về hạ tầng chính trị", theo đó cần hỗ trợ cho chính sách của các quốc gia thay vì áp đặt những chính sách chung chung.
Nếu những tràng pháo tay dành cho các ứng viên khác nhau được xem là thước đo mức độ tín nhiệm của mỗi người thì có thể nói rằng các ứng viên Frans Timmermans, Margrethe Vestager và Ska Keller đã giành được ưu thế sau cuộc tranh luận. Dù những lời kêu gọi của đảng Xã hội cho một liên minh tiến bộ không gây được mấy tiếng vang trong quá trình tranh luận, thì sự hiệp lực giữa đảng Xanh, Xã hội, Tự do và thậm chí là cánh tả là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên, nếu các cuộc thăm dò là đúng và hệ thống Spitzenkandidaten được tôn trọng, Chủ tịch tiếp theo của EC sẽ phải là Manfred Weber. Mặc dù vậy, có vẻ uy tín mà ông thể hiện trong cuộc tranh luận vẫn cần phải được cải thiện nhiều.
Ứng cử viên đảng cánh tả Nico Cué thực sự là người duy nhất chưa có kinh nghiệm trên bình diện châu Âu. Ứng viên này đã nhân cách hóa cuộc tranh luận. "Đó là châu Âu của sự đoàn kết mà tôi muốn tạo ra", ông kết luận. Còn đối với Frans Timmermans, cử tri sẽ học được những bài học về Brexit khi Vương quốc Anh đang chia rẽ sâu sắc.
Cuộc tranh luận kết thúc với lời kêu gọi 427 triệu cử tri châu Âu đi bỏ phiếu, "để không ai quyết định thay bạn", cho dù là "châu Âu của một hành trình mới" của Manfred Weber; "niềm hy vọng" của Ska Keller hay khẩu hiệu về bình đẳng giới rất quan trọng đối với Margrethe Vestager./.
Theo Kim Chung (TTXVN tại Brussels)
EU khẳng định sẵn sàng cho Brexit 'không thỏa thuận' Ngày 29/3, Ủy ban châu Âu đã đặt ra hạn chót là ngày 12/4 tới để London thông báo các bước đi tiếp theo sau khi Hạ viện Anh lần thứ 3 bác thỏa thuận Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu-EU) Thủ tướng Anh Theresa May (giữa, trái) phát biểu tại cuộc họp Hạ viện ở thủ đô London ngày 29/3/2019. Ảnh:...