Nốt mờ ở phổi có nguy hiểm không?
Mẹ tôi bị đau cắn vú bên trái, đi siêu âm, chiếu chụp không có u. Nhưng kết quả chụp CT phát hiện một nốt mờ đơn độc 7mm ở phổi, bác sĩ nói u thùy giữa phổi phải, gia đình đang rất lo sợ ung thư.
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Thúy Hằng , Phó Trưởng khoa Nội lồng ngực, Bệnh viện K trả lời:
Khi có nốt mờ ở phổi, hẳn nhiều người rất lo lắng vì sợ ung thư. Vậy nốt mờ đơn độc là gì? Nó có thể biểu hiện rất nhiều bệnh lý, là tổn thương không đặc hiệu, có thể là tổn thương lành tính như u hạt, viêm, nhiễm nấm, nhưng cũng có tỉ lệ ác tính nhất định. Theo đó, nó có thể ung thư phổi nguyên phát giai đoạn sớm, hoặc tổn thương ung thư các cơ quan khác di căn đến phổi.
Với trường hợp của mẹ bạn, nốt mờ kích thước 7mm, bờ tròn gọn khả năng ác tính thấp, theo nghiên cứu chỉ 2-6% nốt mờ đơn độc có khả năng là ác tính.
Vì thế, với trường hợp này, tôi thiên về chẩn đoán là lành tính. Mẹ bạn vẫn cần theo dõi định kỳ, tầm soát bằng chụp CT đánh giá xem kích thước khối mờ to hay giảm để có can thiệp phù hợp.
Mẹ bạn cũng có biểu hiện đau cắn bên ngực trái, bạn nên đưa mẹ đi khám thêm về tim mạch để loại trừ bệnh mạch máu, mạch vành.
Tóm gọn 5 thói quen khiến bàn chân ngày một xấu xí hơn, số 2 rất nhiều người mắc phải trong mùa hè
Muốn có bàn chân khỏe mạnh bạn cần tránh xa những thói quen xấu xí như không vệ sinh chân sạch sẽ, quên chà gót chân,...
Video đang HOT
Vào mùa hè, dưới sức nóng của nhiệt độ thì không chỉ lỗ chân lông bị giãn nở to hơn mà các vùng trên cơ thể cũng đổ mồ hôi nhiều hơn. Nếu không chăm sóc bàn chân đúng cách bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe với bàn chân của mình.
Dưới đây là một số thói quen có hại với bàn chân mà các chuyên gia y tế đã cảnh báo:
Bỏ qua dấu hiệu da bàn chân bị thô ráp
Chắc hẳn rất nhiều người gặp vấn đề thô ráp với vùng da ở bàn chân, đặc biệt là mắt cá chân và gót chân. Khi quan sát có thể thấy vùng da này hay mốc trắng, đóng vảy nhìn đặc biệt mất thẩm mỹ.
Nhưng không chỉ vậy, việc vùng da chân bị đóng vảy không được chăm sóc kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm.
Đi giày lười và không đeo tất
Bạn có thấy quen thuộc không? Có rất nhiều người cho rằng vào mùa hè việc đi giày không đeo tất sẽ giúp chân được thông thoáng hơn. Tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Việc đi giày mà không mang tất khiến cho mồ hôi chân tiết ra không được thấm hút tốt, dẫn tới bốc mùi và tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm nếu như không được vệ sinh đúng cách khi trở về nhà. Điều này còn cực kì nguy hiểm hơn khi bạn đi giày làm bằng các chất liệu như cao su, giày da, giày thể thao không thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt.
Ngoài ra, tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể khiến làn da bàn chân của bạn bị "cháy xém" nếu như không được bảo vệ. Từ đó kích thích sản sinh ra các gốc tế bào tự do, hủy hoại tổ chức tế bào da, các hắc sắc tố cũng nhờ đó mà phát triển rộng hơn - đây là một trong những yếu tố có thể gây ung thư da!
Bấm/gọt chai chân thường xuyên
Nghe thì giống như việc vệ sinh chân sạch sẽ nhưng thực tế việc bấm gọt các vết chai chân không đúng cách có thể gây ra mất cân bằng chỉnh thể của da. Vùng da này không những không trở nên mềm mại và đẹp hơn mà còn nhanh chóng cứng lên, dầy hơn đấy.
Nguyên nhân được giải thích là do lớp chai chân sẽ không mất đi hẳn là sẽ mọc lại sau mỗi lần bạn bấm gọt, kích thích quá trình sừng hóa diễn ra nhanh hơn.
Đeo giày mùa hè quá chật
Theo nghiên cứu thì mùa hè chân thường có xu hướng phù hơn một chút do nhiệt độ nóng. Do vậy, đôi giầy vốn tưởng đang vừa vặn với chân thì nay bỗng hóa chật hơn. Bạn không nên cố gắng xỏ vào và đi lại liên tục với nó.
Giầy chật sẽ khiến xương và khớp chân chịu một lực ép, về lâu dài sẽ gây đau nhức, biến dạng ngón chân hay xuất hiện u ngón chân cái.
Đi chân trần ở nơi công cộng
Không phải lúc nào bạn cũng muốn đeo giầy, dép... tất nhiên rồi, nhưng việc đi chân trần ở những nơi công cộng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, trứng giun, sán,... cho bàn chân.
Và thậm chí là ở những nơi như phòng tập gym, yoga cũng không ngoại lệ. Mồ hôi của nhiều người bám dính trên sàn nhà khi tiếp xúc với chân bạn có thể dễ dàng nhiễm nấm nếu vô tình tiếp xúc phải vi khuẩn này. Nhất là khi bạn dùng chung các thiết bị tập như thảm yoga,...
Nhìn chung, bàn chân không chỉ đóng vai trò nâng đỡ cơ thể mà còn là nơi tập trung nhiều dây thần kinh kết nối với các bộ phận, cơ quan nội tạng khác nhau. Mỗi biểu hiện bàn chân nóng, lạnh, sưng tấy phù nề,... đều là biểu hiện cần chú ý.
Ngoài ra, vào mùa hè, dưới tác động của nhiệt độ bạn cần vệ sinh rửa/ngâm chân, chăm sóc cắt tỉa móng chân gọn gàng,... để có một đôi bàn chân đẹp nhé!
Bé bị hăm tã, khi nào cần điều trị? Bé nhà tôi 5 tháng tuổi, gần đây thường xuyên bị hăm tã, dù tôi đã cho bé bôi kem chống hăm. Vậy dấu hiệu hăm nặng là thế nào và khi nào cần đưa bé đi bác sĩ điều trị? Nguyễn Hồng Anh (Hà Nội) Ảnh minh họa Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da...