Nóng tuần qua: Thu nhập 10 triệu đồng/tháng vẫn mua được ôtô mới
Dừa xiêm bán giá rẻ, rau xanh lại tăng giá phi mã, người ăn buffet để lại gần 3 lạng rau bị phạt 200.000 đồng, chỉ cần vài chục triệu đồng có thể sở hữu ôtô… là những tin tức đáng chú ý tuần qua.
Vài chục triệu cũng có thể sở hữu ôtô
Thị trường ô tô cuối năm đang trở nên sôi động. Trong khi các hãng xe “chạy đua” tặng phí trước bạ, giảm giá nhằm giành thị phần, các ngân hàng cũng không ngừng tung chiêu “dụ khách” vay tiền mua ô tô.
Theo đó, hạn mức cho vay mua ô tô tại các nhà băng có thể tới 80-100% giá trị xe. Thời hạn cho vay tối đa tới 10 năm. Thậm chí, một số ngân hàng sẵn sàng “bơm” vốn cho những khách có thu nhập chỉ 10 triệu đồng/tháng để mua ô tô. Với những chính sách này, người dân có thể chỉ cần bỏ ra vài chục triệu đồng ban đầu để rước xe về.
Hàng loạt ngân hàng tung chiêu “dụ khách” vay tiền mua ô tô.
Cùng với việc giảm lãi suất cho vay với nhóm khách hàng cá nhân và SMEs có mục đích sản xuất kinh doanh, mua nhà, sửa nhà,… lãi suất vay mua ô tô cũng được các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cho vay mua ô tô với lãi suất 7,7%/năm với kỳ hạn 12 tháng đầu tiên. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) áp dụng lãi suất cho vay mua ô tô, còn 6,8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng đầu. Tại LienVietPostBank, gói vay mua ô tô có thời hạn đến hết tháng 12/2020 với lãi suất chỉ từ 8%/năm. Đáng chú ý, ngân hàng này có hạn mức cho vay lên tới 100% giá trị xe với thời gian vay đến 72 tháng…
Không chỉ vay mua ô tô mới, Ngân hàng Xây dựng (CB) còn cho vay mua xe với các loại ô tô cũ dưới 12 chỗ và xe bán tải; Ngân hàng Shinhan áp dụng lãi suất cho vay mua ô tô giảm còn 7,5%/năm cho thời gian cố định 12 tháng,… Theo khảo sát, sau thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay của các ngân hàng được thả nổi và dao động từ 9,4%-13%/năm.
Dừa xiêm bán “giá rẻ như cho” ở Hà Nội
Video đang HOT
Vài tuần trở lại đây, hàng loạt xe chở dừa đứng bán ở vía hè trên đường Võ Chí Công (Hồ Tây, Hà Nội). Nhìn bề ngoài, những quả dừa vẫn còn khá tươi. Kích thước của chúng khá to, nặng khoảng 1-1,2kg/quả hoặc nhỏ hơn một chút. Nước lại khá nhiều, ngọt thanh và phần cùi ăn rất thơm.
Điều đáng nói ở đây là giá mỗi quả chỉ dao động từ 5.000 – 6.000 đồng. Không ít người thắc mắc không biết nguyên nhân nào khiến giá dừa rẻ như vậy?
Lý giải về điều này, một người bán dừa trên đường Võ Chí Công, cho biết mặt hàng này không để được lâu. Vì thời gian vận chuyển đã mất 2-3 ngày, nếu không bán hết nhanh, những quả bị dập qua quá trình vận chuyển cũng sẽ thối, hỏng.
Lý do khác là thời điểm này chuẩn bị bước vào mùa mưa bão nên người trồng dừa thu hoạch hết sợ chúng rụng. Phần khác, dịch Covid năm nay khiến thu nhập mọi người đều giảm nên giá cũng phải giảm theo để phục vụ nhu cầu. “Với giá này, người mua được hưởng lợi, còn người trồng dừa thì thua lỗ vì giá mua tại vườn còn rẻ hơn rất nhiều”, anh cho hay.
Phạt 200 nghìn đồng vì khách để thừa 292gr rau khi ăn buffet
Tối ngày 21/10, chị Nguyễn Minh Huệ (trú tại Thanh Khê, Đà Nẵng) cùng bạn đi ăn tối tại một nhà hàng buffet lẩu giá 299.000 đồng/suất tại đường Yên Bái (Hải Châu, Đà Nẵng). Hai người đã chọn 22 món trên menu nhưng nhà hàng không chịu mang hết những món chị gọi ra mà chỉ mang 2 phần thịt bò, 1 phần tôm, các đĩa còn lại chỉ có rau, bắp, nấm…
“Tôi yêu cầu đem thêm món thì nhận lại thái độ rất khó chịu từ chị quản lý với câu hỏi: Chị có ăn hết không?”. Đến khi tính tiền thì nhân viên lại gọi quản lý lên, quản lý tiếp tục hỏi mình là: “Chị ăn không hết đồ hả chị? Nhiều đồ ăn quá à?” với thái độ hả hê, mỉa mai lắm. Đồng thời, quản lý chỉ vào đĩa rau và bắp mình ăn thừa và kêu nhân viên phạt chúng tôi 200.000 đồng”, chị Huệ bức xúc.
Không hài lòng với thái độ phục vụ và cách giải quyết vô lý của nhà hàng, khách hàng này đã viết bài “bóc phốt” đăng lên mạng xã hội. Nhiều người tỏ ra bức xúc thay cho 2 bạn trẻ và lập tức vào Fanpage của nhà hàng này đánh giá 1* kèm theo những bình luận khiếm nhã.
Số lượng rau còn lại được nhà hàng mang cân và yêu cầu khách hàng nộp phạt 200.000 đồng.
Liên hệ với nhà hàng buffet lẩu này, anh Đặng Trần Huy – chủ nhà hàng thừa nhận, vào ngày 21/10, chị M.H và bạn là B.C có đến nhà hàng dùng buffet và có order tổng cộng 22 món: 8 món thịt và 14 món rau – nấm cho lần gọi đầu tiên, số món này tương đương với 4-5 người ăn. Nhà hàng đã tư vấn cho chị về việc nếu gọi quá nhiều nhưng ăn không hết sẽ bị phạt 100 nghìn đồng/người cho 150g thức ăn thừa trở lên.
Ngay sau khi nhận lời phàn nàn chị B.C, cửa hàng đang lập tức xin lỗi và đề xuất phương án giải quyết. Đồng thời, phía cửa hàng đã liên hệ với chị M.H ngay trong tối ngày 21/10 để gửi lời xin lỗi nhưng không nhận được hồi âm.
Giải thích về chuyện nhà hàng không mang đủ món phục vụ khách hàng, phía nhà hàng cho rằng một số món ngay tại thời điểm đó đã hết. Hơn nữa, không phải quản lý lẩn tránh khi khách hàng giận dữ mà khách hàng còn muốn nói chuyện trực tiếp với chủ nhà hàng và yêu cầu quản lý đi ra khỏi bàn ăn. Thức ăn thừa không phải chỉ có chút rau mà trong nồi lẩu của khách hàng vẫn còn nhiều đồ.
Rau xanh tăng giá gấp 2-3 lần so với những tháng trước
Do ảnh hưởng của thời tiết, mưa lớn úng ngập trong thời gian dài, đã khiến diện tích trồng rau màu, lúa của nhiều địa phương bị ngập úng, gây thối hỏng rau, nhất là các loại rau đang đến kỳ thu hoạch như rau cải, rau mồng tơi, rau muống… khiến cho nhiều loại rau, củ, quả đồng loạt tăng giá.
Bên cạnh đó, một số loại rau củ quả nhập từ Đà Lạt cũng tăng giá do khâu vận chuyển gặp nhiều khó khăn, khiến giá cả rau xanh, củ quả tươi trên địa bàn Hà Nội đều tăng giá.
Khảo sát tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố sáng nay (29/10), giá các loại rau xanh tăng lên dao động từ 3.000 đồng – 5.000 đồng so với trước đây. Cụ thể, hoa lơ 25.000 đồng/cây, bầu 20.000 đồng/quả, bắp cải 25.000 đồng/kg…
Không chỉ Hà Nội, nhiều tỉnh thành khác giá rau xanh cũng tăng vọt trong thời gian qua. Ngày 28/10, tại các chợ bán lẻ của TP Hồ Chí Minh, giá rau xanh, củ quả tăng gấp 2-3 lần so với những tháng trước.
Đặc biệt, tại các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau hành tại các chợ dân sinh cho hay, những ngày qua, nguồn rau về chợ giảm 30-40% sản lượng do nguồn cung chủ lực từ các vựa rau ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Huế cũng như ở huyện Hòa Vang mất mùa; riêng các loại củ (khoai tây, cà rốt…) chủ yếu là hàng từ Đà Lạt vẫn có hàng nhưng giá tăng hơn so với trước đó.
Hà Nội: Dừa xiêm bán "giá rẻ như cho", người bán tiết lộ nguyên nhân
Chỉ 6.000 đồng, người tiêu dùng đã mua được một quả dừa xiêm nặng khoảng hơn 1kg. Với giá bán này, không ít người nghi ngại về chất lượng cũng như nguồn gốc của loại dừa này?
Vài tuần trở lại đây, hàng loạt xe chở dừa đứng bán ở vía hè trên đường Võ Chí Công (Hồ Tây, Hà Nội). Nhìn bề ngoài, những quả dừa vẫn còn khá tươi. Kích thước của chúng khá to, nặng khoảng 1-1,2kg/quả hoặc nhỏ hơn một chút. Nước lại khá nhiều, ngọt thanh và phần cùi ăn rất thơm.
Chị Thu Hoài (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: "Ở Hà Nội cũng vài năm, tôi thường mua dừa với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/quả nhưng bé hơn như thế này. Đây là lần đầu thấy dừa giá rẻ mà quả lại to. Thấy vậy, tôi liền ghé vào mua và uống thử. Tôi không ngờ nước lại ngon và ngọt đến vậy, phần cùi ăn cũng rất ngậy. Tôi liền mua chục quả về cho gia đình".
Không chỉ chị Hoài, nhiều người tiêu dùng cũng thấy dừa giá rẻ mà ngon nên mua nhiều về uống dần. Điều đáng nói ở đây là giá mỗi quả chỉ dao động từ 5.000 - 6.000 đồng. Không ít người thắc mắc không biết nguyên nhân nào khiến giá dừa rẻ như vậy?
Dừa xiêm 6.000 đồng/quả được bày bán đầy đường Võ Chí Công (Tây Hồ, Hà Nội).
Lý giải về điều này, anh Huy, một người bán dừa trên đường Võ Chí Công, cho biết: "Người trồng dừa bắt buộc phải bán giá rẻ để đẩy hết đi vì mùa mưa bão sắp đến. Và người bán cũng không lời lãi gì nhiều, một quả dừa vận chuyển chi phí khoảng 2.600 đồng, cộng với giá mua tại vườn, chúng tôi bán chẳng lời lãi là bao".
Anh cũng chia sẻ thêm mặt hàng này không để được lâu. Vì thời gian vận chuyển đã mất 2-3 ngày, nếu không bán hết nhanh, những quả bị dập qua quá trình vận chuyển cũng sẽ thối, hỏng. "Đây là loại dừa tươi chứ không phải dừa khô nên không thể để lâu được. Để càng lâu, chất lượng càng kém, thậm chí có thể bị hỏng phải vứt đi. Vì vậy, chúng tôi phải bán giá rẻ để tiêu thụ cho nhanh", anh chia sẻ.
Một người bán khác tại Võ Chí Công cũng giải thích một phần là thời điểm này chuẩn bị bước vào mùa mưa bão nên người trồng dừa thu hoạch hết sợ chúng rụng. Phần khác, dịch Covid năm nay khiến thu nhập mọi người đều giảm nên giá cũng phải giảm theo để phục vụ nhu cầu. "Với giá này, người mua được hưởng lợi, còn người trồng dừa thì thua lỗ vì giá mua tại vườn còn rẻ hơn rất nhiều", anh cho hay.
Vì giá rẻ, có những khách mua chục quả dừa một lần.
Nói thêm về vấn đề này, anh Châu - một người chuyên buôn dừa xiêm từ Nam ra Bắc, cho biết: "Những quả dừa này bán này đều là dừa xiêm nhưng họ vận chuyển lâu nên cũ rồi, nhìn cuống bị héo là biết. Nếu họ không bán giá rẻ, để một vài hôm nữa sẽ phải vứt đi. Và thời điểm này đang chuẩn bị mưa bão nên xả hàng, bán rẻ".
"Dừa xiêm thường chia làm 3 loại: loại 1 là hàng to từ 1,3kg trở lên, loại 2 là hàng xổ tầm 1-1,2kg; loại 3 là hàng bi tầm 0,7-1kg. Đây là họ đang xả dừa cũ, nếu là hàng xổ thì bán là giá được, còn hàng bi thì đắt, còn hàng loại 1 thì không có giá này", anh nói tiếp.
Thu nhập cao nhất chưa tới 15 triệu/tháng, mẹ đơn thân Hà Nội vẫn nuôi tốt 2 con còn lập sổ tiết kiệm đều Với thu nhập không quá cao nhưng nhờ biết cách chia nhỏ tiền bạc hợp lý mà mẹ đơn thân này vẫn không gặp khó khăn khi một mình nuôi hai con nhỏ. Là mẹ đơn thân và đang nuôi 2 con nhỏ, chị Minh Hương (hiện đang làm công việc marketing cho một phòng tập thể hình) cho biết, thu nhập của...