“Nóng” tội phạm mua bán người Việt sang châu Âu
Các đường dây tiếp nhận, đưa người từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng hộ chiếu phổ thông (hoặc xin giấy thông hành) với mục đích du lịch, sau đó, sử dụng hộ chiếu giả của Trung Quốc xin cấp thị thực Schengen nhập cảnh vào châu Âu… có dấu hiệu tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp.
Nhận định trên được Cục Cảnh sát Hình sự – Bộ Công an đưa ra tại báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người” 6 tháng đầu năm 2019.
Theo thống kê, từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng đã phát hiện 1.059 vụ, với 1.432 đối tượng, lừa bán 2.674 nạn nhân trên toàn quốc. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, xảy ra 89 vụ, liên quan đến 142 đối tượng, lừa bán 169 nạn nhân.
So cùng kỳ năm 2018, giảm 10,1% số vụ, tăng 12,7% số đối tượng và giảm 28,4% số nạn nhân. Trong đó, mua bán người sang Trung Quốc (chiếm hơn 80%), sang Lào và Campuchia (10%), còn lại là đưa sang các nước khác qua đường hàng không và đường biển, với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, để lừa bán ép hoạt động mại dâm, bán làm vợ, đẻ thuê.
Đáng chú ý, thời gian gần đây xuất hiện các đường dây tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài với quy mô lớn thông qua đường du lịch như vụ 149 công dân Việt Nam trốn sang Đài Loan lao động từ ngày 21/12 đến ngày 23/12/2018 thông qua đường du lịch. Đây được xem là trường hợp khách du lịch “mất tích” lớn nhất tại Đài Loan. Tháng 5/2019, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”.
Video đang HOT
Cách đây ít ngày, Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài” để điều tra, truy bắt một nghi can tên Loan do liên quan việc đưa lao động trái phép sang Pháp.
Theo Cục CSHS – Bộ Công an, các đường dây tiếp nhận, đưa người từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng hộ chiếu phổ thông (hoặc xin giấy thông hành) với mục đích du lịch, sau đó, sử dụng hộ chiếu giả của Trung Quốc xin cấp thị thực Schengen nhập cảnh vào châu Âu; hoặc tổ chức đưa người xuất cảnh từ Việt Nam sang Nga qua đường hàng không và trốn trong các xe thùng để vào các nước Đông Âu, Bỉ hoặc Pháp.
DƯƠNG LÊ
Theo tienphong
Tích cực thu hồi tài sản phạm pháp của Phan Sào Nam tại Singapore
Đoàn công tác liên ngành được thành lập, đi Singapore giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam.
Đi Lào để giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ liên quan đến hành vi Trần Bắc Hà gửi tiền tại Lào và Campuchia; đi Slovenia để giải quyết vụ chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiền Phong.
Đoàn công tác liên ngành được thành lập, đi Singapore giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long vừa gửi Quốc hội báo cáo hoạt động tương trợ tư pháp năm 2019.
Liên quan đến việc thực hiện yêu cầu dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Bộ Công an đã lập và chuyển 2 yêu cầu dẫn độ đối với 2 đối tượng đến các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để yêu cầu dẫn độ về Việt Nam. Cả 2 yêu cầu đều gửi đến Cộng hoà Séc theo quy định của Hiệp định Tương trợ Tư pháp về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Tiệp Khắc (Séc và Slovakia kế thừa). Đồng thời bổ sung thông tin đối với 2 yêu cầu dẫn độ; bàn giao 1 đối tượng theo quyết định của toà án nhân dân có thẩm quyền.
Cùng với đó, phía Bộ Công an đã tiếp nhận 1 yêu cầu của nước ngoài đối với 1 đối tượng theo hiệp định song phương Liên bang Nga.
Bên cạnh đó, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và TANDTC cũng tăng cường trao đổi, phối hợp liên ngành để xử lý các yêu cầu Tương trợ Tư pháp về hình sự phức tạp.
Trong đó, các cơ quan này đã phối hợp thành lập Đoàn công tác liên ngành đi Singapore để giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam; đi Lào để giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ liên quan đến hành vi Trần Bắc Hà gửi tiền tại Lào và Campuchia; đi Slovenia để giải quyết vụ việc sử dụng công nghệ cao (mạng viễn thông, mạng internet) chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiền Phong.
Liên quan đến việc gia nhập các Công ước trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, được Bộ Tư pháp tiếp tục chú trọng thực hiện. Bộ Tư pháp đã hoàn tất các thủ tục đề xuất gia nhập Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ tại nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước thu thập chứng cứ) theo quy định của Luật điều ước quốc tế năm 2016 trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
"Việc gia nhập Công ước này sẽ tạo cơ sở pháp lý quốc tế với 63 nước thành viên cho việc thực hiện các yêu cầu thu thập chứng cứ giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài của Việt Nam", báo cáo đánh giá.
Về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Tư pháp, năm 2019, tổng số yêu cầu của Việt Nam gửi cho nước ngoài là 2185 yêu cầu. Tổng số yêu cầu có trả lời là 1118/2185 yêu cầu (51,1%).
Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp, trong năm 2020 tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành việc lập đề nghị xây dựng Luật tương trợ tư pháp dân sự; Bộ Công an lập đề nghị xây dựng Luật dẫn độ, Luật chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù trình Chính phủ.
LUÂN DŨNG
Theo tienphong
Chuyên gia tội phạm học phân tích hành động phi nhân tính của tên sát nhân dã thú sát hại cả gia đình em trai Chuyên gia tội phạm học loại trừ khả năng tên giết người máu lạnh bị ngáo đá khi sát hại gia đình em trai và cho rằng hắn bị tích tụ mâu thuẫn từ lâu. Clip: Nhân chứng kể phút hung thủ truy sát cả gia đình em trai Vụ việc tên sát thủ máu lạnh Nguyễn Văn Đông (SN 1966, ở xã...