“Nóng” thị trường đồ công nghệ giữa tâm dịch Covd-19
Nhu cầu sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh để học và làm việc trực tuyến trong những ngày cách ly toàn xã hội tăng cao, nên dù giữa tâm dịch Covid-19, thị trường bán, cho thuê đồ công nghệ vẫn “ nóng” với nhiều dịch vụ khác nhau.
“Có ai biết chỗ bán máy tính cũ giá rẻ, chỉ cho mình với. Mình cần mua để cho con học bài”.
“Em nghe nó có dịch vụ cho thuê máy tính, các mẹ chỉ chỗ cho em với, em đang cần gấp ạ”
Đây là những câu hỏi quen thuộc tại nhiều hội nhóm dành cho cha mẹ phụ huynh trong những ngày gần đây. Khi cả nước đang trong những ngày thực hiện chỉ thị 16 cách ly toàn xã hội, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử tăng cao trong mỗi gia đình.
“Cứ tối đến là cả nhà tôi đều cần phải sử dụng các thiết bị công nghệ để học tập, làm việc. Cả nhà chỉ có một chiếc máy tính xách tay và 2 chiếc smartphone của bố mẹ nên bất tiện lắm. Bố mẹ thường xuyên phải nhường máy tính và điện thoại để hai con học bài. Nhưng học thời gian dài qua màn hình bé xíu của điện thoại, con luôn than mỏi mắt và không thao tác nhanh như trên máy tính”. Chị Trần Thu Trang (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự.
Nhu cầu sử dụng máy tính để học tập, làm việc, giải trí tăng cao trong mùa dịch
Hai con học bài của cô giáo tại ứng dụng Zoom từ 19h đến 21h hàng ngày. Chồng chị Trang làm việc tại công ty nước ngoài, nên cần họp hành, trao đổi với đối tác. Chị Trang thì cần kiểm tra và chốt đơn hàng để giao cho khách trong ngày hôm sau. Chính vì vậy, chị Trang và ông xã đã tìm các giải pháp trang bị thêm máy tính để thuận lợi cho việc học của các con.
Dịch vụ cho thuê, bán máy tính cũ lên ngôi
Để tiết kiệm chi phí, chị Trang cũng như nhiều gia đình đã tìm đến các dịch vụ bán máy tính đã qua sử dụng hoặc cho thuê máy tính để dùng tạm trong thời gian này.
Chị Bùi Kim Oanh (phố Hoàng Văn Thái, Hà Nội) cho biết, nếu mua một chiếc máy tính để bàn mới, có cấu hình phù hợp để học và làm việc, người tiêu dùng phải chi khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng. Nhưng mua máy tính đã qua sử dụng, khoản chi phí này có thể giảm đi đáng kể. Hiện nay, các loại máy tính để bàn dao động từ 3 đến 4 triệu đồng đang là lựa chọn của nhiều phụ huynh. Máy tính bảng đời cũ, đã qua sử dụng cũng có mức giá tương đương.
Video đang HOT
Nhiều gia đình chọn mua máy tính cũ hoặc thuê máy tính để tiết kiệm chi phí
Thay vì chi vài triệu mua máy tính, anh Việt Bách (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) lại chọn dịch vụ thuê máy tính. Anh cho biết, khu phố nhà anh có rất nhiều quán chơi game. Thời điểm này, các quán game bị đóng cửa, nên chủ quán mở dịch vụ cho bà con quanh khu phố thuê máy tính về sử dụng. Những chiếc máy tính này được phục vụ chơi game nên cấu hình cao, tốc độ mạnh, RAM 1 GB, ổ cứng SSD 60 GB… nên sử dụng rất ổn.
Giá thuê của một bộ máy tính này khá mềm so với nhiều người. Giá thuê máy tính dao động từ 450.000 đồng đến 900.000 đồng/tháng (tương đương 15.000 đồng – 30.000 đồng/ngày, tùy theo máy). Thậm chí, với những loại máy cấu hình thấp, giá thuê máy tính chỉ có 10.000 đồng/ngày.
Không chỉ các hàng game, mà nhiều công ty chuyên cho thuê máy tính để tổ chức hội nghị, hội thảo cũng mở dịch vụ cho thuê máy tính, laptop để phục vụ nhu cầu học, làm việc giải trí trong mùa dịch Covid-19. Để thuê bộ máy tính, người dùng sẽ phải đặt cọc trước ít nhất 50% giá trị máy, thường vào khoảng 3-5 triệu đồng.
Thiết bị công nghệ đắt hàng
Không chỉ dịch vụ cho thuê máy tính, máy tính cũ lên ngôi, mà các thiết bị công nghệ cũng đắt hàng trong thời gian này.
Anh Thanh Dương, chủ shop bán đồ công nghệ tại Phú Thọ chia sẻ: Từ đầu mùa dịch, các thiết bị phục vụ cho nhu cầu học tập, giảng dạy của giáo viên, nhu cầu làm việc của dân công sở, hay để giải trí tăng cao.
Webcam, thiết bị livestream đắt hàng trong mùa dịch
Một số mặt hàng tiêu biểu là webcam để gắn vào máy tính, tai nghe có gắn micro, loa nghe nhạc, bộ phụ kiện livestream, đèn hỗ trợ livestream… Theo đó, giá bán của những mặt hàng này cũng tăng từ 10% đến 30%. Nhưng hiện tại, nhiều sản phẩm như webcam, loa mini đã hết hàng vì nguồn cung bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Lưu ý với người sử dụng
Máy tính, laptop, máy tính bảng, smartphone là những thiết bị không thể thiếu để kết nối với thế giới xung quanh trong những ngày cách ly toàn xã hội. Khi lựa chọn mua hay thuê thiết bị, bạn cần tìm nhà cung cấp uy tín, tham khảo kỹ giá trước khi mua.
Đặc biệt là trong tình hình hiện tại, các cửa hàng, cửa hiệu bán, cho thuê đều đã đóng cửa. Việc tìm hiểu thông tin sản phẩm, giao dịch thuê, mua đều được thực hiện online, người tiêu dùng càng phải cẩn trọng hơn.
Khi đặt dịch vụ thuê hay mua, bạn cũng cần yêu cầu người cho thuê hay người bán cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, thông tin chi tiết của sản phẩm. Nên có hợp đồng giữa hai bên để đảm bảo quyền lợi của mình nếu xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ đúng các khuyến cáo giữ vệ sinh, khử khuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn khi giao nhận hàng để đề phòng sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Anh Quân
Hải sản giảm giá giữa mùa dịch COVID-19, dân vẫn thờ ơ
Dù giảm giá mạnh trong mùa dịch COVID-19 nhưng người dân Hà Nội không mặn mà bởi người dân chủ yếu mua thực phẩm thiết yếu như; rau, thịt và cắt giảm chi tiêu những sản phẩm "ăn chơi" như: tôm, cua, ốc, cá hồi...
Hải sản giảm giá tại chợ dân sinh nhưng người dân không mặn mà.
Bước sang ngày thứ 4 khi Hà Nội thực hiện cách ly "toàn xã hội", người dân đã có ý thức hơn trong việc ở nhà và thực sự cần thiết mới ra khỏi nhà. Dù chợ dân sinh và siêu thị mở cửa nhưng thưa thớt khách bởi người dân đi chợ 1 lần dùng cho nhiều ngày thay vì ngày nào cũng đi chợ như trước đây.
Sáng 4/4, chợ Hà Đông vốn tấp nập ngày nào nay vắng lặng vì lác đác khách mua. Nhiều tiểu thương ngồi ngóng khách. Chị Kim Xuyên, tiểu thương buôn bán hải sản (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, từ ra Tết đến nay, giá nhiều loại hải sản giảm mạnh. Vì thế, người tiêu dùng có cơ hội được mua hải sản giá rẻ. Nhiều loại thủy, hải sản trước đây chỉ có trong nhà hàng nhưng nay bán ở chợ như cá chạch, cá chim, cá trắm hiện giảm giá tới 1/2 so với trước Tết, còn 90.000 - 100.000 đồng/kg; tôm sú 250.000 đồng; cá điêu hồng 45.000 đồng/kg; cá thác lác 110.000 đồng/kg.
"Dù giảm mạnh nhưng người dân đi chợ toàn mua rau, thịt chứ ít người mua hải sản. Mọi người giờ thắt chặt chi tiêu và chỉ tiêu những gì cần thiết vì không biết dịch bệnh bao giờ mới hết. Buôn bán ế ẩm thế này không biết tôi bỏ quầy lúc nào", chị Xuyên nói.
Theo chị Hằng, buôn bán hải sản ở khu vực chợ Nghĩa Tân (Cầu giấy), sở dĩ giá thủy, hải sản gần đây giảm mạnh còn do nhiều người ngại đi chợ. Người đi chợ phần lớn mua nhiều thức ăn thiết thực như thịt, cá, rau củ. Những hải sản theo kiểu "ăn chơi" như tôm, cua, ốc... không còn được chú trọng như trước nên sức mua giảm đáng kể.
Theo khảo sát tại các chợ truyền thống như: Khương Thượng, Định Công, Bưởi, Kim Liên..., các loại hải sản như tôm, cua, ốc... cũng giảm khoảng 50% so với trước, nguồn hàng khá dồi dào. Đơn cử, bạch tuộc lớn giảm còn 370.000 đồng/kg, sò dương 220.000 đồng/kg, tôm hùm xanh 650.000 đồng/kg, ốc hương biển loại lớn 550.000 đồng/kg, cá mú 300.000 đồng/kg, ghẹ 390.000 đồng/kg, cá tầm 270.000 đồng/kg, sò huyết 300.000 đồng/kg...
Không chỉ thủy, hải sản trong nước mà hàng ngoại nhập cũng giảm tương tự. Chẳng hạn, tu hài Canada giảm còn 800.000 đồng/kg, sò điệp Nhật 600.000 đồng/kg, hàu Mỹ 100.000 đồng/kg, tôm hùm Alaska 750.000 đồng/kg, bào ngư Hàn Quốc 1 triệu đồng/kg, cá bơn Hàn Quốc 550.000 đồng/kg...
Từ ra Tết, tôm hùm xanh được bày bán nhiều tại Hà Nội, nhiều bà nội trợ mua về cho gia đình vì giá rẻ. Tuy nhiên, đến nay, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, những tấm biển giải cứu tôm hùm không còn vì dân không mua. Nay tiếp tục trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, nhiều người kêu gọi giải cứu cá hồi còn 220.000 đồng/kg (thay vì 500.000- 600.000 đồng/kg trước đây).
"Con trai tôi rất thích ăn cá hồi nhưng giờ tôi ở nhà không đi làm vì dịch nên gia đình cũng không dám ăn hải sản đắt tiền dù giá rẻ hơn trước nhiều bởi không biết bao giờ cuộc sống mới trở lại bình thường", chị Thuỳ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nói.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, dịch Covid 19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 549 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang những thị trường lớn bị ảnh hưởng dịch bệnh đều giảm mạnh. xuất khẩu sang EU giảm sâu nhất (giảm 40%), sang Trung Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%.
Theo VASEP diễn biến dịch bệnh Covid còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp nhỏ) không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh.
Mới đây, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, Phó giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, sau 3 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Chỉ thị số 05 của UBND TP, Sở đã rà soát với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các nguồn cung về lương thực thực phẩm, sản xuất để tính toán lượng thừa thiếu, đảm bảo cân đối cung cầu.
Về thuỷ hải sản, nguồn cung hiện nay cũng rất dồi dào. "Chúng tôi rất mong người dân thủ đô tiêu thụ đỡ cho các doanh nghiệp các mặt hàng như cá hồi, ngao, hàu và các loại cá khác trong miền Tây.
Hiện nay xuất khẩu kém, các nhà hàng, khách sạn nghỉ nên giá thuỷ hải sản hầu hết giảm từ 30 - 50%. Người dân tiêu thụ các sản phẩm này là giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn", Phó giám đốc Sở Công Thương bày tỏ.
Ngọc Mai
Mua sắm trực tuyến an toàn trong mùa dịch Mua sắm trực tuyến là hình thức nhiều người lựa chọn trong mùa dịch Covid-19, đặc biệt là trong 15 ngày thực hiện cách ly toàn xã hội. Mua hàng online có nhiều tiện ích, nhưng cần làm gì để tránh rủi ro và đảm bảo an toàn? Từ khi có khuyến cáo hạn chế đến những nơi đông người của Bộ Y...