Nồng độ estrogen cao trong tử cung liên quan đến bệnh tự kỷ của con
Phân tích nước ối của nhiều phụ nữ mang thai, các nhà khoa học Anh và Đan Mạch kết luận rằng nồng độ cao của chỉ số estrogen trước khi sinh là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn cho chứng tự kỷ ở trẻ sau này.
Estrogen có ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền và tác động đến não bộ đang phát triển của trẻ – Ảnh: Pixabay
Theo Mirage News, các nhà khoa học ở Đại học Cambridge, Anh và Viện huyết thanh quốc gia Đan Mạch đã phân tích nước ối của 98 người phụ nữ mang thai được lấy mẫu từ Biobank Đan Mạch và thu thập mẫu nước ối từ hơn 100.000 trường hợp mang thai để xác định nồng độ của các hormone giới tính estrogen (một nhóm các hợp chất steroid – steroid hormone – đóng vai trò là hormon sinh dục nữ chính như estradiol, estriol và estrone).
Các mẫu nước ối trên được lấy từ những phụ nữ mang thai đã sinh ra những đứa con mắc bệnh tự kỷ và những phụ nữ có những đứa con không mắc chứng tự kỷ. Phân tích cho thấy nếu tất cả nồng độ các loại estrogen đều tăng đáng kể ở giai đoạn phát triển trong tử cung thì sau này trẻ sinh ra đều bị tự kỷ. Ở những trẻ em khỏe mạnh, nồng độ hormone giới tính estrogen trong nước ối của người mẹ không hề tăng.
Nồng độ cao của chỉ số estrogen trước khi sinh báo trước sự phát triển của bệnh tự kỷ chính xác, thậm chí hơn cả khi dự báo qua mức tăng nồng độ androgen như testosterone. Các nhà khoa học cho rằng có cơ sở để tin rằng estrogen có ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền và cùng tác động đến não bộ đang phát triển của một đứa trẻ.
Theo Molecular Psychiatry, giáo sư Simon Baron-Cohen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tự kỷ tại Đại học Cambridge, người phụ trách nghiên cứu này khẳng định rằng nồng độ cao của chỉ số estrogen trước khi sinh là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn cho chứng tự kỷ ở trẻ.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Alex Tsompanidis cho biết những loại hormone tăng cao này có thể đến từ mẹ, em bé hoặc nhau thai. Bước tiếp theo của các nhà khoa học là nghiên cứu cách các nguồn hormone đó tương tác trong khi mang thai. Còn tiến sĩ Alexa Pohl thì chia sẻ rằng phát hiện này rất thú vị vì vai trò của estrogen trong bệnh tự kỷ hầu như không được nghiên cứu, và các nhà khoa học dự định tìm hiểu thêm về cách các hợp chất steroid đóng góp vào sự phát triển não bộ của thai nhi trong các thí nghiệm tiếp theo.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Những thói quen gây thừa cân - béo phì
Nhiều nguyên nhân dẫn đến một cơ thể thừa cân - béo phì. Dinh dưỡng giữ vai trò hàng đầu trong số các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiện tượng thừa cân - béo phì.
Khẩu phần và thói quen ăn uống
Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh lại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Nhiều người thường khó kiểm soát chế độ ăn của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư ra 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo này nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng, nhất là khi ta ăn những thức ăn giàu năng lượng.
Các loại thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa mà không biết. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxerit, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axít béo tự do trước khi dự trữ. Vì vậy, khẩu phần ăn nhiều mỡ dẫn đến thừa calo và tăng cân.
Ảnh minh họa.
Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn như protid, lipid, gluxid trong thức ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Như vậy, một khẩu phần không chỉ nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây béo.
Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...), thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến nguy cơ bị béo phì.
Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân - béo phì. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại.
Một điểm đáng lưu ý là những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc thay đổi và lối sống thay đổi, hoạt động thể lực giảm, nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều họ thường dễ bị béo. Điều này giải thích cho hiện tượng béo phì ở tuổi trung niên, các vận động viên sau khi giải nghệ hay những công nhân lao động chân tay sau khi về hưu.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì. Theo Grant và Clark (1976) trẻ có cha mẹ béo phì thường bị béo phì. Một nghiên cứu ở Thái Lan trên trẻ từ 6 - 13 tuổi (1996) cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo phì nhiều hơn gấp 3,1 lần so với những trẻ em có cha mẹ không bị béo phì.
Trong số trẻ béo phì, khoảng 80% có cha hoặc mẹ bị béo phì, 30% có cả cha và mẹ bị béo phì. Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác là rất lớn. Tuy nhiên trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền này không lớn. Mặt khác, một gia đình có nhiều thành viên bị béo phì có thể còn liên quan đến chế độ ăn uống chung của toàn hộ gia đình đó.
Yếu tố kinh tế
Ở các nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỉ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp. Nguyên nhân chính là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lượng tiêu hao nhiều không chỉ do lao động chân tay nặng nhọc mà tiêu hao năng lượng còn tăng lên do đi lại chủ yếu bằng phương tiện thô sơ hay đi bộ. Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn, tỷ lệ béo phì thường cao hơn.
Tuy nhiên, điều này không nhất thiết như vậy. Hiện tượng "gánh nặng kép" đã xuất hiện ở nhiều nước châu Á nghĩa là tồn tại đồng thời cả tình trạng thừa cân - béo phì và cả suy dinh dưỡng, thậm chí thừa cân - béo phì gặp không ít ở các cộng đồng nghèo. Điều này gắn liền với quá trình đô thị hóa đã quan sát thấy ở nhiều nước đang phát triển.
Mặt khác, ở các nước công nghiệp phát triển, sự thiếu ăn không còn phổ biến nữa, tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với các tầng lớp khá giả hơn. Nguyên nhân là do tầng lớp nghèo vẫn giữ thói quen ăn uống có nguy cơ đối với thừa cân, còn tầng lớp khá giả lại có xu hướng kiểm soát tốt hơn tình trạng béo phì so với tầng lớp nghèo.
Béo phì có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, khớp xương và xương. Có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như: Cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, tai biến mạch máu não, các bệnh hô hấp, bệnh tĩnh mạch, bệnh xương khớp, bệnh ung thư... Phòng ngừa béo phì bằng cách: Tập thể dục ít nhất 3 lần (ít nhất 30 phút) mỗi tuần; tăng cường vận độngnhư đi bộ, chơi thể thao, làm vườn...; bỏ thuốc lá; ăn nhiều trái cây và rau; ống ít rượu.
Theo kinhtedothi
Cô gái 21 tuổi không thấy kinh nguyệt suốt nhiều năm, đi khám mới biết buồng trứng đã không còn Một trường hợp hy hữu đã xảy ra ở Trung Quốc và nó khiến cho cô gái trẻ này mất đi khả năng làm mẹ vì cơ thể không còn buồng trứng và ống dẫn trứng. Lưu Hải (21 tuổi) đang sống tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Mới đây, khi đang tập trung hết sức vào kỳ tuyển sinh Đại học thì...