Nồng độ bụi mịn ở 80% quốc gia trên thế giới vượt mức giới hạn của WHO
Trong năm 2020, nồng độ bụi mịn đo được ở 80% số quốc gia trên thế giới đã vượt mức giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bất chấp tình trạng phong tỏa do đại dịch COVID-19.
Khói mù ô nhiễm bao phủ Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của IQAir công bố ngày 16/3, việc nhiều nước đình chỉ hoàn toàn hoặc một phần hoạt động giao thông vận tải và sản xuất trong nhiều tháng của năm 2020 đã giúp giảm nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình trên toàn thế giới, kể cả ở các thành phố lớn.
Video đang HOT
Cụ thể, nồng độ bụi mịn đã giảm 11% ở Bắc Kinh (Trung Quốc), 13% ở Chicago (Mỹ), 15% ở New Delhi (Ấn Độ), 16% ở London (Anh) và 16% ở Seoul (Hàn Quốc). Năm ngoái, ít nhất 60% số thành phố của Ấn Độ “dễ thở” hơn so với năm 2019, và nếu so với năm 2018, tất cả thành phố ở quốc gia Nam Á này có không khí sạch hơn.
Nhà phân tích hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) và là đồng tác giả của báo cáo, Lauri Myllyvirta, nhận định, trong năm vừa qua, chất lượng không khí ở nhiều nơi trên thế giới đã được cải thiện song chỉ trong thời gian ngắn. Nhờ đó, hàng chục nghìn người đã tránh được nguy cơ tử vong do ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết chỉ có 24 trong số 106 quốc gia được khảo sát đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của WHO. Trung Quốc và nhiều quốc gia ở Nam Á chứng kiến nồng độ PM2.5 cao gấp vài lần so với mức tiêu chuẩn. Ở một số khu vực, nồng độ bụi mịn thậm chí còn cao gấp 6-8 lần. Đáng lưu ý, 22% số thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới nằm ở Ấn Độ.
Nồng độ PM2.5 trung bình hằng năm ở Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Mông Cổ và Afghanistan đạt 47-77 mcg/m3. Theo khuyến nghị của Liên hợp quốc, nồng độ PM2.5 không nên vượt quá 25 mcg/m3 trong 24 giờ và 10 mcg/m3 trong cả năm.
Các thủ đô ô nhiễm nhất trên thế giới trong năm 2020 là New Delhi (Ấn Độ, 84 mcg/m3) và Dhaka (Bangladesh, 77 mcg/m3), trong đó Jakarta (Indonesia), Kathmandu (Nepal), Islamabad (Pakistan) và Bắc Kinh nằm trong tốp 20. Khoảng 50% số thành phố ở châu Âu vượt mức giới hạn của WHO.
Cũng theo báo cáo trên, tình trạng biến đổi khí hậu đã mức độ ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng hơn trong năm 2020 – năm nóng nhất trong lịch sử. Cháy rừng do nắng nóng đã gây ô nhiễm nặng nề ở California (Mỹ), khu vực Nam Mỹ và Australia.
Kết quả các nghiên cứu công bố trước đó cho thấy ô nhiễm không khí đã rút ngắn gần 3 năm tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới và gây ra hơn 8 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. So với các nguyên nhân gây tử vong sớm khác, số người tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn thế giới mỗi năm cao hơn gấp 19 lần so với bệnh sốt rét, cao gấp 9 lần so với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và cao gấp 3 lần do uống rượu, bia.
Nguy cơ mù vì ô nhiễm không khí
Nhóm nghiên cứu từ Đại học College London (UCL, Anh) phát hiện khi con người tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm sẽ có nguy cơ bị chứng AMD (thoái hóa điểm vàng do tuổi tác), nguyên nhân hàng đầu gây mù vĩnh viễn ở người trên 50 tuổi, theo Đài CNN.
Ảnh: Shutterstock
Trước đó, nhóm chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu từ 115.954 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 40 - 69, bằng cách đối chiếu lịch sử bệnh lý và tình trạng không khí nơi họ sống.
Kết quả cho thấy những người sống trong khu vực ô nhiễm cao hơn sẽ dễ bị thoái hóa điểm vàng hơn.
Theo Giáo sư Paul Foster, thành viên nhóm nghiên cứu, các chất ô nhiễm chính trong không khí liên quan thoái hóa điểm vàng là hạt bụi mịn PM2.5, Nitrogen dioxide NO 2 và Nitrogen oxide NO có nguồn gốc từ khí thải công nghiệp, xe cộ... Các chất ô nhiễm này sẽ xâm nhập máu thông qua phổi và gây tổn thương đặc biệt cho mắt.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tập san The British Journal of Ophthalmology (Nhãn khoa Anh quốc).
Điều kiện sức khỏe để hiến máu? Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào. Nam tuổi từ 18-60, nữ tuổi từ 18-55. Cân nặng từ 45kg trở lên. Mạch: 60 lần đến 90 lần/1 phút. Huyết áp tối đa 100-140 mHg, tối thiểu 60-90 mHg. Ảnh minh họa Cháu là du học sinh đang học online...