Nông dân Việt Nam xuất sắc lưu luyến chia tay sau ngày hội lớn
“Kết thúc ngày hội lớn, phải chia tay nhau, mọi người lại về với ruộng vườn, chuồng trại, ao cá… chúng tôi đã hứa hẹn sẽ tiếp tục kết nối, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi hơn để sớm được tái ngộ, vinh danh ở Thủ đô”, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Đỗ Văn Quyết ở Vĩnh Phúc chia sẻ.
Ông Đỗ Văn Quyết, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Vĩnh Phúc tự hào vì được ra Thủ đô dự lễ tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc.
Nhớ mãi mùa dịch đặc biệt ở Thủ đô
Chia sẻ với PV Dân Việt sau lễ tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Đỗ Văn Quyết ở Vĩnh Phúc bày tỏ: Lần này ra Thủ đô chúng tôi cảm thấy rất đặc biệt, không chỉ là cảm xúc lần đầu được đón nhận tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc mà mọi giao tiếp đều phải đảm bảo quy định 5K của Bộ Y tế. Tuy nhiên, không phải vì thế mà niềm vui của chúng tôi giảm đi, mọi người vẫn rất háo hứng, phấn khởi vì được gặp gỡ, chia sẻ vui buồn sau một năm làm ăn khó khăn.
Qua các câu chuyện của các nông dân, tôi học hỏi được rất nhiều bài học hay, tích cực về cuộc sống cũng như trong công việc, sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là cách tiếp cận, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội…
Sau lễ tôn vinh, bà Nguyễn Thị Hồng, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Hà Nội cảm thấy rất tự hào và học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích trong sản xuất.
Chương trình ý nghĩa, bổ ích
Bà Nguyễn Thị Hồng, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Hà Nội cho biết, so với mọi năm, năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch, chuỗi sự kiện Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm nay đã rút gọn nhiều hoạt động nhưng tôi thấy vẫn rất bài bản và sâu sắc vừa giúp nông dân cảm thấy tự hào, cảm thấy được nhà nước quan tâm, động viên sau hành trình dài cống hiến, nỗ lực vượt khó.
Đặc biệt là chương trình hội thảo “Ngày nông dân không dùng tiền mặt” và diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ VI “Nông dân với chuyển đổi số trong nông nghiệp” rất hay và sát thực tiễn. Qua 2 sự kiện ý nghĩa này, bà con chúng tôi thấy mình học hỏi, trang bị các kiến thức mới về chuyển đối số, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất để vượt qua biến đổi khí hậu và đại dịch.
Sau lễ tôn vinh, tôi dự định sẽ áp dụng các kiến thức đã học để tiếp tục đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, chế biến dược liệu để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm tìm hướng đi mới trong xuất khẩu dược liệu ra các thế giới.
Ông Phạm Ngọc Thân, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tỉnh Đắc Lắk phấn khởi vì được dự ngày hội lớn của nông dân, được kết nối giao lưu với nhiều nông dân xuất sắc tại các tỉnh, thành.
Khâm phục các nông dân dám nghĩ, dám làm
Ông Phạm Ngọc Thân, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tỉnh Đắc Lắk cho hay: Bản thân tôi thấy rất vinh dự khi được bình chọn là 63 nông dân Việt Nam xuất sắc 2021. 63 nông dân được vinh danh hôm nay đều là những tấm gương tiêu biểu xuất sắc của tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, năng động, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm và nghĩa tình, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh; hình thành các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác liên kết nhau trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng.
Video đang HOT
Cùng với đó là những tấm gương nông dân say mê, miệt mài nghiên cứu, tìm tòi, có nhiều sáng kiến, sáng chế về lai tạo giống cây, con; chế tạo máy nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm giá thành, chi phí, tiết kiệm thời gian và công – sức lao động cho người nông dân.
Thông qua buổi tôn vinh này, chúng tôi đã được gặp gỡ, chia sẻ với nhau về kinh nghiệm sản xuất, từ đó áp dụng vào thực tế mô hình của mình. Trở về từ Chương trình này, bản thân tôi cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu này đến những nông dân ở xã Tân Hòa – nơi tôi đang sinh sống, để cùng họ tiếp tục lao động, sản xuất, nhân lên khát vọng làm giàu.
Sau lễ tôn vinh trở về, ông Triệu A Sơn, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tỉnh Lào Cai cam kết sẽ tiếp tục thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và hỗ trợ giúp bà con ở địa phương cùng làm giàu, sản xuất an toàn, vừa tích cực hoạt động bảo vệ vững chắc vùng đất biến giới của Tổ quốc.
Tiếp thêm động lực vượt khó trong sản xuất
Kết thúc lễ tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2021, ông Triệu A Sơn, nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 tỉnh Lào Cai bảo: Ngày hội lớn đã kết thúc, mọi người phải chia tay nhau cũng buồn nhưng chúng tôi đều hứa hẹn sẽ cùng cố gắng để sớm gặp lại nhau ở Thủ đô.
Trải qua 1 năm đầy biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nông dân chúng tôi có những người vui, người buồn. Nhưng tựu chung lại, sau khi được tham dự buổi lễ tôn vinh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc là sự động viên, khích lệ vô cùng to lớn để chúng tôi được tiếp thêm động lực trong lao động, sản xuất.
Nhìn lại cả năm làm việc vất vả, dẫu công việc tất bật từ sáng đến tối, nhưng khi nhận được thông báo mình là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc, bản thân tôi rất xúc động. Tôi vui vì những cố gắng của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Sau khi trở về từ chương trình này, mong ước của tôi không chỉ là xây dựng được mô hình trồng quế cho thu nhập cao, mà còn mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm học hỏi được để cùng bà con đồng bào người Dao ở Nậm Đét – quê hương tôi cùng vươn lên làm giàu từ cây quế.
Được tham dự các chuỗi sự kiện của Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam 2021 là niềm vinh dự, tự hào rất lớn của bản thân. Tại đây, anh đã học hỏi, trau dồi thêm được nhiều kiến thức từ cách làm nông nghiệp, đặc biệt là áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất.
Người dân ở Nậm Đét chúng tôi trồng quế còn phụ thuộc nhiều vào phương thức canh tác truyền thống, nên năng suất và chất lượng chưa cao, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhưng sau chương trình nay, tôi đã hiểu hơn thế nào là chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Thái Nguyên: HTX đưa trà đặc sản lên sàn thương mại điện tử, dịch Covid-19 vẫn không lo
Ngoài tiêu thụ sản phẩm theo cách truyền thống, hiện nay HTX Trà Sơn Dung (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) còn tiêu thụ sản phẩm trà đặc sản qua các sàn thương mại điện tử.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, tuy sản lượng tiêu thụ giảm, nhưng vẫn không đáng kể.
Chị Nguyễn Thị Như Trang - Giám đốc HTX Trà Sơn Dung, là người kế thừa, xây dựng và phát triển thương hiệu trà truyền thống của gia đình nhà chồng.
Chị Trang cho biết, HTX Trà Sơn Dung được thành lập vào năm 2018, nhưng thương hiệu trà Sơn Dung đã trên 40 tuổi.
Chị Nguyễn Thị Như Trang, Giám đốc HTX Trà Sơn Dung giới thiệu về các sản phẩm của HTX (Ảnh: Hà Thanh)
Hiện nay, HTX Trà Sơn Dung có tất cả 5 dòng sản phẩm chính là: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu, trà túi lọc 3D và trà ướp hoa. Trong đó, trà đinh thượng hạng là sản phẩm cao cấp nhất và được bán với giá 3 triệu đồng/kg.
Ngoài các sản phẩm truyền thống, tháng 8/2021 vừa qua, HTX đã phát triển thêm một sản phẩm mới mang tên Thu trà.
Sản phẩm của HTX Trà Sơn Dung có nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú (Ảnh: Hà Thanh)
Chị Trang chia sẻ, chè được thu hoạch vào vụ thu đông mang một vị rất đượm và đặc biệt.
Giai đoạn tốt nhất để thu hoạch chè thu là trong tiết khí Hàn Lộ giữa tháng 10 hay tiết Sương Giáng cuối tháng 10, đầu tháng 11.
Vào thời điểm này, khí hậu miền Bắc trở nên mát và lạnh hơn, nắng ít và bớt gắt hơn. Ngoài ra, cây chè cũng ra ít lá hơn để tích tụ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đường.
Do đó, trà thu giảm đi vị chát, có hậu vị thơm ngon đặc biệt hơn cả trà xuân.
Sản phẩm Thu trà mới được HTX cho ra mắt vào tháng 8/2021 vừa qua. (Ảnh: Hà Thanh)
Năm 2020, HTX Trà Sơn Dung đã có 3 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Đến năm 2021, HTX có 3 sản phẩm gồm trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu tham dự sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh và cấp khu vực.
Hiện nay các sản phẩm của HTX Trà Sơn Dung đã có mặt ở khắp các vùng miền của đất nước (Ảnh: Hà Thanh)
Hiện nay, HTX đã liên kết với các thành viên xây dựng, phát triển và trồng mới bằng hạt được 5ha chè trung du hoàn toàn theo chuẩn hữu cơ.
Theo chị Trang, chè trung du cho năng suất thấp hơn so với một số giống chè khác nhưng lại có tuổi đời và thời gian cho thu hoạch đối với cây chè được trồng bằng hạt sẽ kéo dài rất lâu. Đây là giống chè hiện đang được ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên gìn giữ và bảo tồn.
Ngoài diện tích chè nguyên liệu đang có, HTX Trà Sơn Dung còn đang giữ gìn và bảo tồn khoảng hơn 1ha chè trung du có tuổi đời trên 50 năm tại xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên.
Toàn bộ diện tích chè trung du này còn đang được chị Trang lựa chọn làm địa điểm để phát triển du lịch cộng đồng.
Hiện nay, HTX đang trồng mới 5ha chè trung du theo chuẩn hữu cơ (Ảnh: Hà Thanh)
Dự kiến năm 2022, HTX sẽ đầu tư thêm máy sấy lạnh thăng hoa để chế biến các sản phẩm mới như trà sen, matcha. Công nghệ sấy lạnh mới này sẽ giúp cho sản phẩm sau chế biến giữ được nguyên hình dáng, nguyên chất và nguyên màu, từ đó giúp nâng cao giá trị của sản phẩm.
Ngoài ra, cũng trong năm 2022, HTX dự kiến sẽ xây dựng một không gian thưởng trà với quy mô khoảng 200m 2 theo hướng gần gũi với thiên nhiên để phục vụ du khách có nhu cầu thưởng thức trà mỗi khi đến với Thái Nguyên.
HTX dự kiến sẽ xây dựng không gian văn hóa trà. (Ảnh: Hà Thanh)
Đến thời điểm này, sản phẩm trà Sơn Dung đã có mặt tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, ngoài ra còn xuất khẩu đi các nước như Úc, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Nga...
Ngoài bán trà theo hướng truyền thống, HTX còn đưa sản phẩm lên một số sàn thương mại điện tử, dự kiến liên kết với một số HTX khác trên địa bàn tỉnh tạo một tài khoản chung trên kênh giao dịch thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, sẽ đăng ký mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm đúng chuẩn quốc gia.
Hiện nay, HTX đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 12 lao động thường xuyên với mức thu nhập trung bình từ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng. (Ảnh: Hà Thanh)
Theo chị Trang, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản lượng trà tiêu thụ giảm đôi chút đối với hàng bán buôn. Còn hàng bán lẻ giảm đáng kể do các bên vận chuyển không thể vận chuyển hàng cho khách.
Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung thì sản phẩm trà không bị ảnh hưởng quá nhiều so với các mặt hàng khác trên thị trường.
Tính đến thời điểm này, HTX đã xuất bán được khoảng 180 tấn chè búp khô với giá dao động từ 200.0000 - 250.000 đồng/kg. HTX cũng tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 12 lao động với thu nhập trung bình từ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng.
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn tại Lễ Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội, T.Ư Hội NDVN tổ chức trọng thể Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2021. Đây là hoạt động thường niên của Hội NDVN nhằm tôn vinh những tấm gương nông dân điển hình tiên tiến, có nhiều sáng tạo, cống hiến trong lao động, sản xuất, xây dựng...