Nóng bức làm tăng nguy cơ đau tim: Làm gì để tránh?
Khi mùa hè đang đến, nhiệt độ tăng đột ngột có thể gây ra các vấn đề về tim ở những người dễ bị tổn thương, theo nhật báo Hindustan Times (Ấn Độ).
Không chỉ mùa đông khắc nghiệt, những ngày hè nóng bức cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Nghiên cứu cho thấy bất kỳ loại biến đổi khí hậu mạnh mẽ nào cũng có thể dẫn đến sự gia tăng các cơn đau tim.
Tiến sĩ Hedvig Andersson, bác sĩ nghiên cứu tim mạch tại Đại học Michigan (Mỹ), cho biết trong khi cơ thể có các hệ thống hiệu quả để phản ứng với những thay đổi về nhiệt độ, nhưng sự biến động nhanh và khắc nghiệt hơn có lẽ sẽ tạo ra nhiều căng thẳng hơn, có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe.
Khi mùa hè đang đến, nhiệt độ tăng đột ngột có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim ở những người dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, những người bị bệnh tim có nhiều nguy cơ bị đột quỵ do nhiệt, một tình trạng hàng đầu khác, theo Hindustan Times.
Đặc biệt, vào mùa hè, nhiệt độ cơ thể tăng khi moi người di chuyển đến hoặc du lịch đến nơi có khí hậu nóng, tim sẽ đập nhanh hơn và làm việc nhiều hơn để bơm máu lên bề mặt da giúp bài tiết mồ hôi để làm mát cơ thể, tiến sĩ Sunil Jain, Trưởng khoa Cấp cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Bệnh viện Jaslok (Ấn Độ), cho biết.
Ông cho biết thêm, ai cũng có thể bị đột quỵ do nắng nóng, nhưng những người bị bệnh tim và các bệnh tim mạch khác có nguy cơ cao hơn.
Không chỉ mùa đông khắc nghiệt, những ngày hè nóng bức cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đổ mồ hôi có hại ra sao đối với bệnh nhân tim?
Đổ mồ hôi, phản ứng tự nhiên của cơ thể khi quá nóng – có thể gây rủi ro cho những người bệnh tim.
Video đang HOT
Chuyên gia cho biết, nó không chỉ đào thải nước mà cả các khoáng chất cần thiết ra khỏi cơ thể, gây thêm căng thẳng cho tim.
Ngoài ra, một số loại thuốc được dùng cho bệnh tim loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những loai thuốc này bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta.
Tiến sĩ Jain cho biết một số loại thuốc tim thông thường được dùng để giảm huyết áp như thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn kênh canxi – cũng làm thay đổi cách cơ thể phản ứng với nhiệt.
Cần phải làm gì để phòng tránh?
Sau đây, tiến sĩ Jain hướng dẫn một số cách để phòng ngừa:
Uống nhiều nước hơn
Bệnh nhân tim nên tiếp tục dùng thuốc theo đúng chỉ định và nên uống thêm nước. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bệnh nhân tim nên tiếp tục dùng thuốc theo đúng chỉ định và nên uống thêm nước.
Tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều tối
Bác sĩ khuyến cáo không nên tập thể dục gắng sức và nếu cần thì tập luyện trong những giờ mát.
Nếu mọi người gặp bất kỳ triệu chứng nhịp tim đập nhanh hoặc đau ngực hoặc đổ mồ hôi nhiều, hãy đi khám ngay lập tức, bác sĩ Jain lưu ý, theo Hindustan Times.
'Nín thở' chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa
Các chuyên gia nhận định Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu khi thế giới đạt tỷ lệ tiêm chủng, song "chưa rõ khi nào điều này xảy ra".
Kể từ khi Covid-19 bước sang năm thứ hai, giới chuyên gia nhận định virus sẽ tồn tại lâu dài trong cộng đồng. Các nước khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, song các ca nhiễm sẽ không vượt tầm kiểm soát, bệnh viện không có nguy cơ quá tải. Nhiều người dự đoán Covid-19 sẽ giống với cúm mùa, bùng phát hàng năm nhưng không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Song các nhà khoa học chưa rõ khi nào điều đó xảy ra. "Chẳng có phép đo lường phân định được thế nào là dịch bệnh, thế nào là đại dịch. Tất cả tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, và đó cũng là vấn đề", giáo sư dịch tễ học Arnold Monto, Đại học Michigan, Mỹ, cho biết.
"Vì vậy, tất cả các quyết định đưa ra không dựa trên quy tắc. Nó dựa trên những gì có thể làm để kiểm soát đợt lây nhiễm. Điều đặc biệt duy nhất ở đây là vaccine hiệu quả hơn nhiều so với mong đợi", ông nói thêm.
Dù vậy, virus thay đổi và phát triển theo thời gian. Giới chuyên gia không dự đoán được tương lai. Sự xuất hiện của biến thể nguy hiểm như Delta đã thay đổi quỹ đạo đại dịch.
"Khi hàng loạt biến thể tranh nhau xuất hiện, dịch lây lan rộng rãi và đồng đều hơn trên toàn cầu. Điều này khiến việc tuyên bố đại dịch kết thúc trở nên khó khăn. Vì toàn bộ mô hình lây lan đã thay đổi, vẫn có thể còn một số nơi chưa thực sự trải qua sóng Covid-19 giống phần còn lại của thế giới", ông Monto nói.
Ông cho rằng thế giới cần "nín thở chờ đợi" đến giai đoạn Covid-19 trở thành mầm bệnh đặc hữu thông thường. Đây là dạng bệnh xuất hiện phổ biến trong cộng đồng, nhưng không ảnh hưởng đến nhiều người, để lại tình trạng báo động như đại dịch. Ngay đầu năm 2020, khi Covid-19 đang leo thang, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự đoán nó "có thể trở thành mầm bệnh đặc hữu trong cộng đồng" và không bao giờ biến mất.
Hành khách đeo khẩu trang xếp hàng tại Sân bay Quốc tế Denver, ngày 24/8. Ảnh: AP
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốcgia Mỹ, nhận định Covid-19 không bị tiêu diệt hoàn toàn, song không còn tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng.
"Nếu có đủ người tiêm chủng, một thời gian tới, chúng ta sẽ ở giai đoạn mà dịch thỉnh thoảng bùng phát, nhưng không còn chi phối chúng ta nhiều như hiện tại nữa", ông nói.
Theo tiến sĩ Philip Landrigan, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Boston, để Covid-19 chuyển thành dịch bệnh thông thường, quốc gia phải xây dựng hàng rào miễn dịch cộng đồng, tiêm phòng cho càng nhiều người càng tốt.
Tại Mỹ, khoảng 58% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ. Để kiểm soát đại dịch lây lan, nước này phải đạt tỷ lệ trên 95%. Sau đó, Mỹ vẫn sẽ đón những đợt bùng phát lẻ tẻ, xảy ra ở cộng đồng chưa chủng ngừa do virus nhập cảnh từ nước ngoài. Hiện quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm để kiểm soát virus lây lan.
"Chúng ta còn mùa đông trước mắt. Hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã biết, hãy tiêm chủng, đeo khẩu trang nơi công cộng, tự cách ly khi ốm và rửa tay thường xuyên", Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC, cho biết. Theo CDC, sau này, cuộc chiến chống Covid-19 có thể giống với cuộc chiến phòng ngừa cúm hàng năm.
Bước vào mùa đông thứ hai của đại dịch, các chính phủ một lần nữa đối mặt với nhiệm vụ khó khăn: Nỗ lực giảm tỷ lệ lây nhiễm, cứu sống bệnh nhân, bảo vệ hệ thống y tế vốn mong manh, đồng thời tránh áp đặt hạn chế quá hà khắc ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe tinh thần người dân. Trong bối cảnh đó, chiến lược tiêm nhắc lại liều vaccine thứ ba được coi như vũ khí hữu hiệu giúp kiềm chế Covid-19 không bùng phát tàn khốc.
Tại Đức, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn đề xuất tiêm liều thứ ba cho tất cả người trưởng thành. Song Ủy ban Tiêm chủng Quốc gia vẫn giới hạn chương trình cho người cao tuổi, người có bệnh nền.
Kể từ ngày 5/11, Hy Lạp mở rộng chương trình tiêm liều thứ ba bắt buộc cho tất cả mọi người. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết chính phủ cũng đang xem xét thêm ngày hết hạn vào giấy chứng nhận tiêm chủng 6 tháng sau liều thứ hai.
Tại Anh, hơn 9 triệu người đã tiêm nhắc lại. Thủ tướng Boris Johnson hôm 8/11 cho biết nhiều người cao tuổi nhập viện do vaccine suy giảm hiệu quả, kêu gọi người dân tiêm liều thứ ba càng sớm càng tốt. Bộ Y tế Anh cuối tuần trước thông báo mở đặt chỗ sớm một tháng cho những người sắp đủ thời hạn tiêm mũi tăng cường, nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai vaccine trước mùa đông. Người dân Anh trước đó phải chờ tối thiểu 6 tháng sau khi tiêm đủ hai mũi vaccine để đặt lịch tiêm liều tăng cường.
Những đại học Mỹ nhận trăm nghìn đơn ứng tuyển mỗi năm Năm 2020, hai đại học California tại Los Angeles và San Diego nhận được hơn 100.000 hồ sơ ứng tuyển, cao gấp 11 lần so với mức trung bình cả nước. Các đại học Ivy League nổi tiếng với sự cạnh tranh khốc liệt, tuy nhiên, đây không phải những trường nhận được nhiều hồ sơ ứng tuyển nhất. Đại học Harvard và...