Nơi ươm mầm “Đại sứ văn hóa đọc” ở Đức Thọ
Nỗ lực trong việc xây dựng mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong 15 đơn vị cả nước được Bộ VH-TT&DL tặng Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2020.
Trên ghế đá, dưới những tán cây xanh mát gần cổng trường, một số phụ huynh đến đón con sớm đang chăm chú đọc sách; ở thư viện thân thiện gần đó, một em học sinh lớp 5C đang say sưa, chia sẻ với các bạn trong lớp về câu chuyện trong cuốn sách “Lòng nhân hậu” trong tiết học thư viện… Đó là những hình ảnh ấn tượng khi bước vào Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ.
Phụ huynh đọc sách trong lúc chờ đón con ở thư viện xanh của Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ
Chị Lê Thị Huyền Trang ở tổ dân phố 2, thị trấn Đức Thọ chia sẻ: “Thế hệ trẻ bây giờ tiếp cận kiến thức với nhiều hình thức khác nhau, trong đó, sách không còn là niềm yêu thích hàng đầu. Thư viện xanh là nơi rèn thói quen đọc sách từ nhỏ cho các con nên tôi rất thích. Vào những thời điểm rảnh rỗi, tôi cũng tranh thủ đến trường vừa khám phá các tủ sách vừa cảm nhận không khí đọc sách của học sinh nhà trường”.
Còn chị Phan Thị Đào (thôn Châu Lĩnh, Tùng Ảnh) cho hay: “Mặc dù, vợ chồng tôi đều làm nghề kinh doanh, khá bận bịu nhưng sự ham đọc sách của con khiến chúng tôi cũng hứng thú theo. Ngoài việc thường xuyên tìm sách hay cho con, chúng tôi còn dành thời gian để đọc sách cùng con. Chúng tôi rất yên tâm khi nhà trường tạo ra một môi trường thư viện để các cháu say mê bồi dưỡng kiến thức”.
Một tiết học thư viện tại “Thư viện thân thiện” của các em học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ.
Chị Trang và chị Đào đều là phụ huynh có con đã và đang theo học tại Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ. Chị Trang có một cháu vừa lên lớp 6 và cháu thứ 2 vừa vào lớp 1; còn chị Đào là mẹ của cháu Lê Bảo Trân (lớp 5A) – vừa đạt giải nhì trong Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” toàn quốc năm 2020.
Cô Nguyễn Thị Gia Phú – chủ nhiệm lớp 5C chia sẻ: “Hình ảnh phụ huynh ngồi đọc sách ở thư viện xanh mỗi cuối chiều là điều thường thấy ở trường chúng tôi. Điều đó giúp chúng tôi có thêm niềm tin về sự kết nối chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh trong việc cùng giáo dục con em trưởng thành”.
Học sinh tự chọn những cuốn sách mình yêu thích tại thư viện thân thiện
Video đang HOT
Là nhân vật chính của “Đại sứ văn hóa đọc”, các em học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ đã bày tỏ niềm yêu thích sách, yêu thích “ngôi nhà thư viện” của mình bằng nhiều cách.
Em Nguyễn Ngọc Diệp (học sinh lớp 5C) – Trạng nguyên toàn tài 2020 bày tỏ: “Với em, thư viện trường như một khu vườn cổ tích vậy. Ở đây, em được khám phá nhiều điều lý thú qua những cuốn sách. Nhờ kiến thức từ việc đọc sách, em tiếp thu bài giảng trên lớp trở nên hứng thú và dễ dàng hơn”.
Với mô hình thư viện thân thiện, các em học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ được tự do khám phá kiến thức và rèn luyện kỹ năng học được từ sách. Trong ảnh: Học sinh tập vẽ trong giờ học thư viện
Từ niềm say mê đọc sách mà em Lê Bảo Trân (lớp 5A) đã “ẵm” giải nhất tỉnh và giải nhì toàn quốc cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2020. Bảo Trân chia sẻ: “Em rất hạnh phúc khi bố mẹ luôn tìm mua những cuốn sách hay cho em. Sau khi đọc xong em còn có thể chia sẻ với các bạn bằng cách mang những cuốn sách đó tặng cho thư viện trường”.
Sự thành công trong phát triển văn hóa đọc của Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ đã được các cấp ngành và các cơ quan chức năng ghi nhận trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, để có được điều đó là một sự nỗ lực lớn từ nhà trường.
Thư viện trường đã giúp các “Đại sứ văn hóa đọc” mang tình yêu sách đến các bậc phụ huynh. Trong ảnh: Em Lê Bảo Trân và mẹ em là chị Phan Thị Đào.
Cô Phạm Thị Phương Lê – Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ chia sẻ: “Năm 2013, thư viện nhà trường chỉ có một phòng rộng 20m 2 , bao gồm cả nơi để sách và phòng đọc. Không gian chật chội, đầu sách ít ỏi và hầu như không thu hút được học sinh đến đọc, mượn sách. Chúng tôi rất mong muốn khơi dậy phong trào đọc sách cho các em nhưng chưa biết bắt đầu thế nào”.
Thư viện xanh của Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ
Giữa năm học 2013 – 2014, sau khi tham quan, học hỏi một số mô hình thư viện xanh tại một số trường ở TX Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân…, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ mới bắt đầu xây dựng. Tuy nhiên, việc tiến hành gặp nhiều khó khăn, như: nguồn ngân sách nhà trường hạn hẹp, khối lượng công việc khá nhiều…
Trong thời gian đó, nhà trường phải đi vận động từng gia đình phụ huynh, từng cơ sở kinh doanh… để nhờ họ ủng hộ. Rất may, phụ huynh và người dân đều rất đồng thuận, sẵn sàng hỗ trợ các công trình của nhà trường. Nhờ vậy thư viện xanh đã nhanh chóng đưa vào hoạt động trong năm học.
Cô Phạm Thị Phương Lê (ngoài cùng bên trái) đại diện nhà trường nhận Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc do Bộ VH-TT&DL chứng nhận năm 2020. Ảnh: Tư liệu
Mô hình thư viện xanh phát huy hiệu quả nhưng lại nảy sinh vấn đề khi thời tiết không thuận lợi. Năm 2016, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ quyết định xây dựng thêm thư viện thân thiện, với phòng đọc gần 80m 2 .
Hiện nay, 2 mô hình thư viện (thư viện xanh và thư viện thân thiện) của trường có 2.214 đầu sách với gần 9.000 cuốn. Trong những năm học vừa qua, trường cũng đã bố trí đưa giờ học thư viện vào thời khóa biểu, mỗi lớp 1 tiết/tuần.
Với những nỗ lực trong việc phát triển văn hóa đọc, 6 năm liền (từ năm học 2014 – 2015), thư viện Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ luôn đạt danh hiệu thư viện trường học xuất sắc cấp tỉnh. Năm học 2019 – 2020, trường có 5 học sinh đạt giải cấp tỉnh và 2 em đạt giải quốc gia (một giải nhất và một giải nhì) trong cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”.
Trường cũng vinh dự là 1 trong 15 tập thể cả nước được Bộ VH-TT&DL tặng giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2020.
Thái Nguyên: Lan tỏa văn hóa đọc trong học đường
Ngày 7/4, Sở VHTT&DL phối hợp cùng Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã phát động Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Thái Nguyên" năm 2021.
Tặng sách cho các em học sinh trường THCS Chu Văn An.
Tham dự buổi phát động có bà Đoàn Quỳnh Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Bộ VHTTDL; Ông Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam. Lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở GD&ĐT, đại diện các trường THCS, Tiểu học trên địa bàn TP Thái Nguyên.
Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2021 được tổ chức nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, sau hơn một tháng phát động đã có 55 tỉnh, thành phố và các cơ sở giáo dục tham gia.
Tại tỉnh Thái Nguyên, văn hóa đọc ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành thu hút được sự hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân. Năm 2020, tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuộc thi đại sứ văn hóa đọc lần thứ nhất với gần 4000 bài dự thi, trong đó có 2 thí sinh đạt giải khuyến khích toàn quốc.
Từ những kết quả đã đạt được cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2021 sẽ góp phần phát huy văn hóa đọc sách, chia sẻ những phương pháp hay, truyền cảm hứng và lan tỏa văn hóa đọc đến cộng động.
Ông Trần Cơ Trường - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Thái Nguyên, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi khẳng định: Cuộc thi được tổ chức nhằm khơi dậy đam mê đọc sách đến đông đảo người dân trong xã hội đặc biệt là các em học sinh lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng.
Đồng thời, sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, trong các cấp học và khẳng định được vị thế của văn hóa đọc trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh kỷ nguyên kỹ thuật số.
Thông qua cuộc thi, BTC mong muốn các em học sinh sẽ tiếp tục phát huy niềm đam mê đọc sách, tiếp tục chia sẻ phương pháp hay, kế hoạch đọc sách hiệu quả.
Diễn giả Nguyễn Quốc Vương trao đổi với các em học sinh.
Bà Đoàn Quỳnh Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Bộ VHTTDL cho biết: Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc có ý nghĩa vô cùng thiết thực góp phần lan tỏa sâu rộng tình yêu sách, sự sáng tạo, xây dựng sân chơi trí tuệ cho thế hệ trẻ qua đó sẽ phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành cùng các thầy cô giáo tin tưởng rằng cuộc thi sẽ thành công tốt đẹp. Đồng thời, mong muốn các em học sinh học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tích cực tham gia cuộc thi này, qua đó chung tay để vun đắp, chia sẻ những cuốn sách hay, những phương pháp đọc, kỹ năng đọc để truyền cảm hứng trong cộng đồng nơi chúng ta học tập và sinh sống.
Em Đoàn Mai Chi, học sinh lớp 9A3, Trường THCS Chu Văn An chia sẻ: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại, là người bạn đồng hành của con người trên con đường học vấn. Hiểu được giá trị, vai trò của sách, em đã cố gắng sắp xếp thời gian, lịch học để có thể dành nhiều thời gian đọc sách, tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực như sách tham khảo, sách giới thiệu du lịch...
Càng đọc sách càng thấy trí tuệ của mình được bồi đắp thêm từng ngày, khả năng ghi nhớ và sử dụng vốn từ cũng tăng lên đáng kể. Chúng em luôn mong muốn lan tỏa đam mê đọc sách cho các bạn cùng trang lứa.
Tại chương trình, diễn giả Nguyễn Quốc Vương đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Sách và văn hóa đọc trong cuộc sống" với các bạn học sinh Trường THCS Chu Văn An.
Thư viện xanh trên vùng đất khó Muốn "truyền lửa" văn hóa đọc cho học trò, thầy Đặng Xuân Viên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã xây dựng hệ thống thư viện xanh rất hữu ích. Cô Phạm Thị Hương hướng dẫn học trò của mình trong giờ đọc sách ở thư viện xanh, tại điểm trường bản Giá. Tâm tư của...