Nồi ủ cháo nhừ tơi cho bé không tốn ga
Nồi dùng để ủ nhừ thức ăn cho bé và cả nhà. Chỉ cần đun sôi thức ăn (trên bếp ga) rồi đặt vào nồi ủ thì thức ăn (cá, thịt bò, cháo, chè) sẽ tự động nhừ tơi.
Nồi chỉ có một chức năng ủ gần giống như phích/bình ủ, không cần cắm điện hay dùng ga, mà chỉ có chức năng ủ. Nồi ủ cũng không phải là nồi áp suất. Thức ăn trông nồi khi được ninh chín sẽ không mất chất, nước trong và giữ được hương vị ban đầu. Ví dụ ninh xương sẽ không có mùi oi.
Trong thời buổi giá và giá điện đắt thế này, nồi ủ rất tiện dụng và tiết kiệm.
Nồi ủ có mức độ an toàn hơn nồi áp suất. Vì nồi áp suất phải xả khí trước khi mở. Về thời gian, nồi áp suất lại nấu nhanh hơn nồi ủ. Ví dụ muốn ninh xương, mẹ nấu bằng nồi áp suất khoảng 1/2h thì xương mềm. Còn nồi ủ phải đun sôi xương khoảng 15-20 phút và ủ lại trong nồi ít nhất 2giờ nữa.
Video đang HOT
Tùy theo mục đích sử dụng, mẹ có thể chọn lựa loại nồi ủ cho phù hợp. Đối với các gia đình có con nhỏ, nồi ủ dùng để nấu cháo cho con hoặc ninh nấu cho cả nhà. Nồi ủ làm sữa chua hay phomai tươi cũng rất tiện.
Có nhiều loại nồi ủ trên thị trường, của Trung Quốc, của Nhật, nên giá cả cũng khác nhau.
Dung tích nồi: 3 lít và 4.5 lít.
Giá nồi ủ Thermos của Nhật: Khoảng 4 triệu VNĐ. Nồi ủ Thermos được các mẹ bình chọn nhiều nhất trên Amazone.com đấy!
Địa chỉ tham khảo mua nồi: http://oobebe.com hoặc gọi: 097 763 2473.
Theo PLXH
Hương vị vịt nấu chao
Cũng là món ăn Việt, song mỗi miền có những đặc thù riêng. Người Sài Gòn chưa hẳn đã biết đầy đủ của ngon vật lạ ở thành phố mình nhưng chắc hẳn không ai không biết đến một món ăn khá ngon và bổ dưỡng: vịt nấu chao.
Vịt là một món ăn rất quen thuộc của người dân Việt Nam. Vịt có thể chế biến nhiều món, trong những món đó không thể không kể đến vịt nấu chao. Khi kết hợp chao với vịt làm tăng vị đậm đà, lạ miệng của vịt, thêm vào đó là vị thanh ngọt của nấm, bùi bùi của khoai môn, và những gia vị khác làm nên hương vị riêng của món vịt nấu chao. Dùng đũa gắp những miếng thịt vịt đậm đà chấm vào chén chao vừa thơm, béo, vừa có vị cay nhè nhẹ của sa tế tạo nên một cảm giác tuyệt vời.
Ảnh: hoa-viet.com
Ở Nam bộ cũng như Sài Gòn có nhiều hương vị, cách chế biến vịt nấu chao khác nhau. Nhưng tựu chung lại đều không thể thiếu chao, nấm, nước dừa tươi, khoai sọ và tiếp theo phải kể đến các loại gia vị: muối, tiêu, đường, hành tỏi, dầu... Món này dùng kèm với bún hoặc bánh mì, rau muống và chao.
Món vịt nấu chao thoạt trông đơn giản, thế nhưng để có một nồi vịt đúng nghĩa, quá trình chế biến lại rất công phu. Vịt được chọn là loại vịt mỡ, tương đối non, thịt vịt làm sẵn, người cầu kỳ còn cắt bỏ đầu cánh chỉ giữ lại phần thân nhiều nạc rồi xát thịt vịt với gừng, chút xíu rượu trắng để khử mùi vịt. Sau đó đem ướp với chao. Chọn loại chao trắng lâu ngày, pha thêm một ít chao đỏ để lấy mùi thơm rồi ướp khoảng một buổi trước khi nấu.
Không phải cao lương mĩ vị, vịt nấu chao rất dân dã, mang nhiều đặc trưng Nam Bộ và có lẽ không còn xa lạ nhưng vịt nấu chao vẫn đầy sức quyến rũ lòng người bởi hương vị thơm ngon rất riêng. Sài Gòn mùa mưa với không khí mát dịu, sau một ngày làm việc căng thẳng chính là thời điểm thích hợp để bạn tận hưởng những món ăn và thật đáng tiếc nếu bạn không nghĩ tới món vịt nấu chao béo ngậy, bổ dưỡng.
Theo MonngonSaigon.com
Chay hay mặn? Đã từ lâu, rau quả tươi và các chế phẩm từ đậu nành như: đậu hũ, tương đậu nành (tương hột), mì căn, tàu hũ ki, sữa đậu nành, nước tương, chao... được xem là nguồn cung cấp chất đạm thiết yếu thay thế chất đạm từ động vật cho các bữa ăn chay. Khái niệm về ăn chay là ăn đạm bạc,...