Nỗi niềm của thầy giáo Ngữ văn: Sách giáo khoa mới – tư duy dạy, học cũ

Theo dõi VGT trên

Bước sang tuần thứ 6 dạy chương trình Ngữ văn 10 mới, bao nhiêu háo hức, bao nhiêu nhiệt huyết, muốn làm cái gì tử tế của mình đang tan biến hết dần.

Năm học 2022-2023 này, lần đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai ở bậc trung học phổ thông, với học sinh lớp 10. Những khó khăn, vướng mắc đã dần bộc lộ khi chương trình đi vào thực tế.

Vietnamnet xin giới thiệu bài viết của TS Ngô Thanh Hải – giáo viên Trường THPT Lạng Giang số 2 ( Bắc Giang) – về những vấn đề thầy giáo này gặp phải khi thực hiện giảng dạy môn Ngữ văn (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).

Nỗi niềm của thầy giáo Ngữ văn: Sách giáo khoa mới - tư duy dạy, học cũ - Hình 1

Ảnh: Hoàng Hà

Chương trình Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống trường mình chọn dạy học, được soạn rất công phu, khoa học, và khá hay, hướng đến việc dạy, học văn đúng nghĩa.

Nhưng để dạy được nó với những học sinh của mình, và có thể là đa số học sinh ở Việt Nam hiện nay, là cả vấn đề rất lớn, dù đây là học sinh lớp chọn thứ 2 khối D của trường gần 2.000 học sinh, dù đầu vào điểm văn học sinh toàn từ trên 7 đến 8,5. Bởi có một khoảng cách rất xa giữa một chương trình giáo dục, bộ sách giáo khoa hay với phương pháp học, cách tư duy của học sinh, giáo viên đúng kiểu vênh lệch: chương trình mới mà tư duy dạy, học lại quá cũ.

Dạy học cái mới cho học sinh cũ – sản phẩm lỗi

Nếu chỉ nhìn điểm đầu vào lớp 10 của nhiều trường điểm, lớp chọn, nhiều giáo viên cũng như bản thân mình khá phấn khởi, kỳ vọng một lớp, khóa học sinh tốt, sẽ dạy học, gợi mở được nhiều vấn đề hay, để các em yêu văn, có năng lực văn. Nhưng than ôi, cái điểm thi cử ở xứ mình đâu có đồng nghĩa với việc học sinh có kiến thức, kỹ năng, tinh thần học tập.

Sau năm tuần đầu tiên dạy chương trình Ngữ văn 10 mới, mình hết tăng xông rồi tụt “mood” vì những cái tối thiểu, căn cốt nhất học sinh lớp chọn không thể làm nổi: tóm tắt cốt truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, thậm chí tóm tắt một sự kiện/ sự việc không thành, mà bài thì có trong sách, đã được dạy theo đúng diễn biến cốt truyện trên lớp, giờ chỉ là ôn tập lại.

Chương trình mới, tư duy mới nhưng học sinh thì cũ, là sản phẩm của hệ tư tưởng và cách dạy cũ, thì việc trật khấc là tất yếu. Nhưng sự việc vẫn khiến mình kinh ngạc bởi những thứ tối thiểu, học theo kiểu chương trình cũ mà học sinh lớp chọn không thể làm thì thực sự thảm họa. Đây chỉ là chữa bài mẫu đầu tiên, để sau bài mẫu này học sinh sẽ vận dụng viết các văn bản truyện khác ở ngoài sách giáo khoa, theo định hướng chương trình, quan điểm giáo dục và kiểm tra của chương trình mới.

Từ lớp 9 lên lớp 10, từ cấp 2 lên cấp 3 là sự thay đổi lớn về chương trình, phương pháp học tập. Học sinh ở bậc THCS, kể cả học sinh lớp 9 ôn luyện vào 10 thì phần lớn vẫn học theo kiểu cô đọc bài mẫu, trò chép, rồi học thuộc lòng, thậm chí cô bắt phải học thuộc, để đi thi có thể được điểm khá, đỗ vào các trường công. Lối học vẹt đó bắt nguồn từ việc đề thi tuyển sinh vào 10 chỉ cho mấy văn bản trong sách giáo khoa, lại có giảm tải; cách ra câu hỏi trong đề thi cũng kiểu phân tích, cảm nhận một đoạn trong tác phẩm, không có yêu cầu gì vận dụng, sáng tạo, hoặc buộc học sinh phải tư duy.

Giáo viên luyện thi ở bậc THCS làm sẵn các đề của một số đoạn trọng tâm, rồi bắt học sinh thuộc bài, vào thi chỉ việc nhớ, chép ra.

Hôm nay, mình nói thẳng với học sinh rằng: Nếu cứ tiếp tục học kiểu đã được học để thi vào đây, rằng chờ chép bài mẫu, ngồi học thuộc đêm ngày thì đời sau này còn nhiều bi kịch, chứ không chỉ là điểm số hôm nay. Có thể thầy, cô nào đó bắt các em học thuộc, cho các em cái danh hão vào lớp chọn cấp 3 nhưng chính họ đã hại các em bởi nó giết tính tự lập, óc tư duy, khả năng sáng tạo, hoặc đơn giản nhất là vận dụng, hình thành kỹ năng cho mình. Đời này không có một cái gì sẵn có để cho mình cả, mà để mình dùng cái sẵn có, tiện dụng thì trước đó phải kinh bang tế thế, phải là một bản mệnh riêng, tạo dựng cho mình nhiều giá trị rồi.

Hệ lụy của kiểu thi cử, dạy học như nêu trên đã kéo dài nhiều năm song tới năm nay, thực hiện chương trình mới, đòi hỏi học sinh phải tư duy sáng tạo, vận dụng nhiều thì nó bộc lộ ra rõ rệt hơn bao giờ hết.

Kiến thức, kỹ năng căn bản học sinh không có. Kể cả tinh thần học văn theo đúng nghĩa, khai phóng, tự do cũng bị biến mất luôn. Khả năng đọc, suy nghĩ, nêu ra quan điểm, cảm nhận của bản thân học sinh bị triệt tiêu, dù giáo viên ra đề mở, để học sinh tự chọn tác phẩm, tự nêu suy nghĩ của mình.

Video đang HOT

17 năm đi dạy học, năm nào mình đón học sinh mới vào 10 là năm đó đối mặt phải thảm cảnh là dù dạy lớp chọn chăng nữa thì khi ra một đề mở, để học sinh tự chọn, tự thể hiện cảm xúc, quan điểm thì học sinh lại bó tay, không có gì để viết, chờ đợi một cái đề đóng, bắt buộc, yêu cầu cụ thể về một tác phẩm đã được học. Những lúc như vậy, thực sự mình quá chán nản, không tha thiết gì việc dạy học nữa.

Tư duy giáo dục sai, giáo viên lười đọc, chậm đổi mới

Một nền giáo dục luôn hớt ngọn, lúc nào cũng đòi thay sách nhưng cái căn cốt, gốc rễ là quan tâm, đầu tư cho con người – những người thực hiện công việc dạy và học; quản lý chất lượng đầu ra, là làm sao đánh giá học sinh chính xác, rèn tư duy chứ không được chú trọng, không được quan tâm, đầu tư thích đáng.

Với tình trạng đó tồn tại bao nhiêu năm, tới tận bây giờ, học sinh lớp 9 ôn thi vào 10 phải học thuộc lòng văn của cô, văn mẫu thì có đổi mới đến ngàn lần, sách viết có hay, có hoàn hảo mấy vẫn thế.

Thi cử thì mỗi ngày một hạ thấp chuẩn đánh giá, cho số câu vận dụng, thang điểm vận dụng tối thiểu nhất, để có cái phổ điểm đẹp, rồi cả xã hội vui. Điều đó khiến học sinh gen Z, kể cả phụ huynh, ảo tưởng vào mình, vào cái điểm gần như giả ấy, lơ ngơ, hợm hĩnh, lười biếng, ù lì.

17 năm đi dạy học, chưa từng năm nào mình phải mắng mỏ, chê bai, thấy bất lực vì học sinh đến vậy. Nhưng rồi, có thể mọi thứ sẽ vẫn thế. Học sinh vào được thì ra được, bởi mấy đề đầu ra luôn có những câu hỏi dạng cho không, biếu thêm điểm để có tỷ lệ điểm đẹp, tốt nghiệp lúc nào cũng 99-100%.

Hôm nay, sếp trưởng gọi mình, tưởng có công chuyện gì hóa ra trao đổi chuyên môn. Sếp hỏi mình về việc dạy bài thơ “Mùa xuân chín” thế nào. Mình trả lời hướng khai thác bài đó theo một mạch giảng, để hướng dẫn học sinh đi từ ngôn từ, hình ảnh, nghệ thuật tiếp nhận được cái hay, cái đẹp trong cảm xúc của bài thơ. Nghe xong, sếp lại phàn nàn rằng bao nhiêu giáo án bán trên mạng, người khác cho, chẳng ai soạn được một cái bài có mạch để dạy, rõ ràng, cụ thể, đơn giản, cho học sinh học được, dễ cảm, dễ nhớ, hình thành thao tác tư duy, vận dụng, sáng tạo.

Tới đây mình thấy buồn, chợt nghĩ rằng giáo viên còn thế, nhiều người cả năm chẳng đọc sách, tìm cái gì mới mẻ ngoài mấy sách giáo khoa, mấy cuốn tài liệu luyện thi hay sách in giáo án tham khảo, huống chi học sinh bao năm chỉ biết học thuộc bài của cô, học hết kiểu gì cũng trúng vì đề thi thế nào cũng chỉ có dạng đó, trong mấy tác phẩm đó. Và không thể hy vọng rằng học sinh sẽ tìm, sẽ đọc cả tập thơ, tập truyện ngắn, hay cuốn tiểu thuyết vài trăm đến cả ngàn trang, để hiểu, cảm, hay viết gì đó được. Giáo viên còn vậy thì học sinh yếu, kém, rỗng cũng không có gì lạ.

Nỗi niềm của thầy giáo Ngữ văn: Sách giáo khoa mới - tư duy dạy, học cũ - Hình 2

Học sinh TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng

Từ đầu năm tới giờ, ai cũng hỏi mình có soạn sách bài giảng, có soạn chuyên đề, hay bộ đề không để mọi người mua tham khảo. Thực tâm mình cũng muốn làm, đang làm nhưng mình cũng phải sống, phải làm nhiều thứ khác. Mình nghĩ đơn giản, khi ý thức rằng mình phải là mình, làm gì cũng để người ta đọc, xem sản phẩm của mình nó không tệ thì sẽ làm được tốt thôi. Song nghĩ lại, với lương như thế, việc như thế, liệu mấy người còn đủ kiên trì, tâm sức dạy dỗ văn chương tử tế? Bởi “Cơm áo không đùa với khách thơ”.

Giáo viên giờ phải chịu bao áp lực từ nhà trường tới cuộc sống, mấy người đủ điều kiện chuyên tâm dạy dỗ. Đồng lương thấp so với mức sống xã hội khiến họ phải làm thêm nhiều thứ khác, để có thể sống, lo cho gia đình, con cái. Những thứ mình viết, đồng nghiệp chờ sách ra để tham khảo cá nhân mình nghĩ ai cũng có thể làm được nhưng thực tế thì lại trái ngược. Giáo dục thành tích, hình thức, bỏ quên chủ thể quan trọng nhất thì sẽ không thể có sự đổi mới nào thành công hết.

Chút hy vọng le lói, mong manh

Thôi thì tự động viên là vẫn còn đó, dù ít, nhưng vẫn đọc, thích đọc. Còn đó học sinh bắt đầu học với mình, bắt đầu có ý niệm, thích văn, rồi nói với phụ huynh là tới giờ mới thực sự được học văn đúng nghĩa từ mấy tiết học đầu tiên của mình. Khi dạy học sinh chùm thơ haiku của Nhật Bản, vẫn còn đó học sinh rộng, sâu tới cả bối cảnh xã hội, thời đại tác phẩm ra đời, lý giải những gì thơ ca viết. Điều đó làm mình xúc động và hy vọng rằng, không phải mọi học sinh đều hỏng, đều thành những con vẹt, hay gà công nghiệp.

Thôi thì cứ mong manh hy vọng rằng trong lớp học sinh ù lì, ngơ ngác kia, vẫn le lói những “quản ngục”, “thơ lại”, vẫn còn có em có trải nghiệm đọc, nghĩ và cảm. Hôm nay, mình vẫn cho học sinh đề mở, viết phân tích, cảm nhận, đánh giá về một tác phẩm truyện mà các em đã đọc, thấy thích thú, để xem trải nghiệm đọc, vốn kiến thức của các em tới đâu. Mình không hy vọng tất cả học sinh mấy lớp 10 mình dạy sẽ viết hết nộp cho, dù đây là hình thức kiểm tra để lấy điểm thường xuyên, để các em có lựa chọn phù hợp, phát huy sở trường. Nhưng chỉ một số viết thực, cảm thực, đọc thực cũng đáng mừng rồi.

Song với cách quản lý, tư duy của giáo dục như hiện nay, thì mới dạy 5 tuần mình lại có cảm giác cuộc cải cách này sẽ vẫn lặp lại những vết xe cũ. Bởi như mình đã nói, giáo dục toàn làm đằng ngọn, còn gốc rễ là con người, là tinh thần trung thực, là quản lý đầu ra vì chất lượng thì chẳng ai đoái hoài.

Rồi thương học sinh, đến khi tới người muốn dạy cho tử tế thì có thể đã muộn, như một cái cây khó chăm nó tươi tốt, sai trái, nhiều bông rực rỡ khi đã bị bó trong cái chậu, khi dinh dưỡng và sức sống của nó teo tóp, èo uột.

Và chương trình sách giáo khoa mới hay, chủ trương ban đầu tích cực, nhưng tới thực tế, hạ chuẩn kiểm tra, đánh giá, tìm mọi cách cho điểm cao, cho tỷ lệ đẹp, cũng vẫn là rượu cũ trong bình mới mà thôi.

Cái để đổi mới, tạo ra những thay đổi cho giáo dục không phải sách giáo khoa vì sách không phải là thánh thư, mà chính là tư duy của người làm giáo dục, đồng bộ từ cấp học thấp nhất, từ lúc học sinh mới bắt đầu hình thành kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cơ bản.

Cho nên bậc trung học phổ thông tưởng rằng thuận lợi hơn khi được tuyển đầu vào, được chọn học sinh nhưng thực chất lại khó khăn hơn, nhất là phải bắt đầu cái mới từ học sinh tư duy cũ, sản phẩm lỗi của giáo viên tư duy cũ theo lối mòn cả chục năm trời. Điều đó giống như người ta phải chăm cái cây đã còi cọc, thiếu sức sống, thiếu sinh khí để thành cây tươi tốt, xum xuê, cho hoa thơm, trái ngọt. Thay đổi một ai đó về mặt tư duy, phương pháp, bỏ cái cũ là cả một quá trình gian nan, nhọc nhằn, đòi hỏi nhiều cả về kiến thức, phương pháp, sự kiên trì, sáng tạo. Cho nên đừng kỳ vọng chúng tôi, bậc trung học phổ thông sẽ thực hiện được hết, tạo nên những sản phẩm xuất chúng, đột biến khi đón nhận những sản phẩm lỗi của hệ thống.

Thôi thì, than thở một chút rồi vẫn phải làm. Không còn kỳ vọng gì nhiều nữa nhưng mình sẽ cố gắng làm sao đó, cải thiện một chút thôi thì cũng vui lắm rồi. Mình nghĩ mỗi ngày thay đổi một chút, mỗi giáo viên cố gắng hơn một chút, thay đổi từ những điều nho nhỏ của học sinh thì sẽ tạo nên sự chuyển biến thôi. Nhưng nói thật, những gì không thay đổi từ gốc rễ, từ tư duy thì khó mà có kết quả tốt được.

Và mình sợ nhất rằng người ta cứ đè giáo viên ra thanh tra, kiểm tra, rằng sao dạy chương trình mới, sách mới mà kiểu cũ thế, là không đúng chủ trương các kiểu, vân vân và mây mây. Họ đâu biết giáo viên dạy chương trình mới phải đón học sinh ra sao? Họ đâu chịu nhìn thẳng vào sự thực rằng chính sự thỏa hiệp với điểm số, bệnh thành tích của họ đã đẩy giáo viên chúng mình phải chịu áp lực mọi bề, mọi mặt. Tất cả những điều đó khiến giáo viên mệt mỏi, kiệt sức, chán chường, đâu còn tâm huyết, sáng tạo, hay kiên trì mà đổi mới nữa.

“Của riêng còn một chút này”. Với nhiều giáo viên, dù xã hội, hay đời có bạc bẽo thì “của riêng” còn đó, hạnh phúc, niềm vui hiếm hoi vẫn cứ là học sinh, là những điều tốt đẹp học sinh học được từ mình, từ nhà trường, từ hệ thống giáo dục. Nhưng thực trạng hiện nay thì người lạc quan nhất cũng bớt đi nhiều niềm tin, hy vọng.

Chẳng biết bao giờ được đón nhận những học sinh từ các lớp dưới lên, là học sinh biết đọc văn chứ không phải là những con vẹt thuộc bài, điểm khá, vượt qua kỳ thi cho cô luyện thi, nhỉ?

TS Ngô Thanh Hải – Giáo viên Trường THPT Lạng Giang số 2 (Bắc Giang)

Giáo viên đang trực tiếp dạy môn tích hợp: 'Thực sự chúng tôi đang rất khổ!'

Giáo viên dạy môn tích hợp đang quay cuồng với sự thay đổi của chương trình cũng như việc sắp xếp thời khóa biểu, kiểm tra và đánh giá học sinh.

Năm học 2022 - 2023 là năm thứ hai cấp trung học cơ sở thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Dù đã có 1 năm kinh nghiệm triển khai đối với khối lớp 6 nhưng đến năm học này, các trường vẫn không khỏi loay hoay trong việc bố trí giáo viên dạy môn tích hợp Khoa học tự nhiên (gồm 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học); Lịch sử và Địa lí (gồm 2 phân môn Lịch sử và Địa Lí) đối với lớp 7.

Không riêng các nhà trường khó khăn trong việc bố trí đội ngũ mà người trực tiếp thực hiện giảng dạy môn tích hợp là giáo viên cũng vấp phải không ít khó khăn.

Khi bước sang năm thứ 2 triển khai dạy học môn tích hợp, nhiều giáo viên đang dạy môn tích hợp Lịch sử và Địa lí chia sẻ bản thân đang xoay sở với một số điểm trùng lặp, bất cập trong nội dung chương trình, với việc sắp xếp thời khóa biểu, chất lượng giảng dạy cũng như việc kiểm tra, đánh giá học sinh.

Cô P.N.T, giáo viên môn Lịch sử của một trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia sẻ: "Thực chất môn học này là 2 phân môn khác nhau được ghép lại trong một quyển sách với nửa đầu là môn Lịch sử và nửa sau là môn Địa lí nhưng quá trình thực hiện chương trình lại yêu cầu giảng dạy song song vì lý do có những nội dung của môn Lịch sử liên quan đến Địa lí.

Tuy nhiên, tôi thấy rằng chỉ có một số nội dung liên quan đến nhau và chương trình còn có sự trùng lặp kiến thức giữa 2 phân môn được tích hợp thể hiện trong các chủ đề "Các cuộc phát kiến địa lí" và "Đô thị lịch sử và hiện tại".

Ví dụ trong chủ đề "Các cuộc phát kiến địa lí" của môn Địa lí có một số nội dung liên quan đến Lịch sử nhưng đồng thời có sự trùng lặp tương tự ở chương trình phân môn Lịch sử.

Ở 2 phân môn đều thể hiện được việc trình bày các cuộc phát kiến địa lí, tác động và hệ quả của các cuộc phát kiến đến kinh tế, xã hội; chứng minh được trái đất hình tròn, khám phá những vùng đất mới, con đường mới mở ra thời kỳ toàn cầu hóa về sự trao đổi văn hóa, cây trồng, vật nuôi giữa các châu lục;...

Đó là tác động hay hệ quả tích cực ở trong phân môn Lịch sử mà chủ đề này đã nêu. Tuy nhiên, lại có những kiến thức trùng lặp với phân môn Lịch sử ở bài 2 bộ sách Chân trời sáng tạo và Cánh diều.

Vấn đề thứ hai là việc chuẩn bị bài của học sinh, hai phân môn khác nhau mà lại dạy song song nên có trường yêu cầu học sinh phải sử dụng quyển vở khác nhau, có trường yêu cầu dùng 1 quyển vở nhưng nửa đầu ghi phân môn Lịch sử, nửa sau ghi môn Địa lí.

Từ đó, dẫn đến tình trạng học sinh mang nhầm vở hoặc ghi nhầm nội dung phân môn.

Thứ ba là việc xây dựng phân phối chương trình và trao quyền chủ động cho các nhà trường. Hiện tại, hai phân môn này song song với thời lượng 3 tiết/tuần.

Như vậy mỗi môn 1,5 tiết/tuần nên có trường xây dựng đảo Lịch sử và Địa lí sau 1 tuần, trường thì sau 2 tuần, có trường sau 4 tuần".

Giáo viên đang trực tiếp dạy môn tích hợp: Thực sự chúng tôi đang rất khổ! - Hình 1

Các thầy cô quay cuồng chạy theo các yêu cầu của môn học tích hợp (Ảnh minh họa: NXBGDVN)

Cô giáo T.N chia sẻ thêm: "Về xây dựng và phối chương trình, giáo viên đã chuẩn bị xong từ tháng 8 nhưng khi thực hiện chuyển đổi số, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các trường đưa kế hoạch giáo dục, kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục và đặc biệt là phân phối chương trình của cá nhân lên "app ôn luyện".

Tôi rất tán đồng với chủ trương chuyển đổi số nhưng bất cập ở đây là phân phối chương trình đã được lập trình sẵn dạng file excel có mặc định tên bài, số tiết (thứ tự sắp xếp từ nhỏ đến lớn cách nhau bởi một dấu gạch ngang), tuần dạy dự kiến (nếu một bài có nhiều tuần thì cách nhau bởi dấu phẩy).

Nhưng vì hai phân môn khác nhau mà chạy song song nên tiết thứ tự của môn Lịch sử, Địa lý khác nhau.

Như ở trường tôi, tôi sắp xếp môn Lịch sử là 53 tiết (từ thứ tự tiết số 1 đến 53) và Địa lý từ tiết thứ 54 đến 105. Nhưng khi sắp xếp như thế và đưa lên thì hệ thống không nhận.

Buộc chúng tôi phải chuyển sang cách thứ 2 là tách 2 file excel nhưng khi đưa lên thì hệ thống nhận nhưng nhà trường không đồng ý vì như thế là tách ra thành 2 môn khác nhau chứ không phải môn Lịch sử và Địa lý nữa.

Theo đó, chúng tôi lại phải tìm cách thứ 3 là chọn môn Lịch sử và Địa lý. Ví dụ, tuần 1 (tiết 1, 2 là Lịch sử; tiết 3 là Địa lý), tuần 2 (tiết 4 Lịch sử, tiết 5 Địa lý).

Ngoài ra, về kiểm tra đánh giá, hai nội dung khác nhau nhưng một đề kiểm tra với tỷ lệ 50/50, Lịch sử riêng, Địa lý riêng. Điều này rất khó cho cả ban giám hiệu và giáo viên bộ môn".

Cô giáo T.N nhấn mạnh: "Tôi mong các cấp hãy tháo gỡ những khó khăn, bất cập, hạn chế của môn Lịch sử và Địa lý.

Chúng tôi hiện tại đang rất khó khăn khi thực hiện chương trình ghép 2 môn Lịch sử và Địa lý lại với nhau. Thực sự chúng tôi đang rất khổ!".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 thángNhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 tháng
13:32:18 18/12/2024
Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có conTài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con
13:03:28 18/12/2024
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguộiVụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội
09:26:50 18/12/2024
Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk LắkKỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk
09:56:53 18/12/2024
Nữ ca sĩ khiến Chị Đẹp Đạp Gió gây tranh cãi: Mỹ Linh xin lỗiNữ ca sĩ khiến Chị Đẹp Đạp Gió gây tranh cãi: Mỹ Linh xin lỗi
10:57:50 18/12/2024
"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS"Anh trai" Hùng Huỳnh xin lỗi, khoá MV sau khi nhận bão tẩy chay từ fan BTS
10:34:39 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa

EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa

Thế giới

15:20:21 18/12/2024
Các quốc gia thành viên có thể sử dụng hệ thống cấp phép quốc gia để giám sát việc tuân thủ. Thông tin liên quan đến xử lý hạt nhựa phải được công khai miễn phí.
Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Pháp luật

15:13:27 18/12/2024
Công an tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tấn công, trấn áp, truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc trên địa bàn các huyện Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn và thị xã Bình Minh.
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên

Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên

Sao việt

15:05:10 18/12/2024
Việc em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm cùng xuất hiện trong một khung hình ngay lập tức trở thành chủ đề bàn tán.
Trấn Thành lên tiếng về vóc dáng khác lạ, khẳng định không độc chiếm mùa phim Tết

Trấn Thành lên tiếng về vóc dáng khác lạ, khẳng định không độc chiếm mùa phim Tết

Hậu trường phim

14:59:57 18/12/2024
Đạo diễn Trấn Thành cho rằng càng có nhiều phim Việt ra rạp trong dịp Tết sẽ góp phần phát triển cho điện ảnh trong nước.
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Tin nổi bật

14:55:26 18/12/2024
Trần Nam Khánh - học sinh lớp 12A3, Trường THPT Chuyên ngoại ngữ - trúng tuyển vào trường Colby College, Hoa Kỳ, với học bổng hơn 84%.
IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

IU được Billboard vinh danh là nghệ sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:48:39 18/12/2024
Billboard ghi nhận tài năng xuất chúng của IU khi vừa là thần tượng nổi tiếng, vừa là nhạc sĩ, diễn viên và người dẫn chương trình xuất chúng.
"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

"Yêu em không cần lời nói" bản Hàn sắp ra mắt

Phim châu á

14:44:32 18/12/2024
Bộ phim về mối tình lãng mạn của cô gái khiếm thính được làm lại từ tác phẩm Hear Me của Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng cách đây 15 năm.
Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Ngôi sao của Chelsea dương tính chất cấm, nguy cơ bị treo giò dài hạn

Sao thể thao

14:30:42 18/12/2024
Cầu thủ Mykhailo Mudryk của Chelsea đã có kết quả dương tính với chất cấm và có khả năng phải đối diện với án treo giò dài hạn nếu anh không chứng minh được bản thân vô tội.
Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng

Nhặt đồ Giáng sinh trong thùng rác, cô gái tiết kiệm được 500 triệu đồng

Netizen

14:05:15 18/12/2024
Cứ đến cuối năm là Diaz tập trung lục thùng rác và nhặt được rất nhiều món đồ Giáng sinh giá trị, số tiền cô tiết kiệm được lên đến 20 nghìn USD (500 triệu đồng).
Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Phim âu mỹ

13:56:07 18/12/2024
Dưới đây là những bộ phim Giáng sinh vô cùng ấm áp, hoàn toàn phù hợp để cả gia đình quây quần cùng thưởng thức trong dịp lễ sắp tới.
Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Góc tâm tình

13:55:20 18/12/2024
Tôi và chồng quen nhau từ thời đi học, yêu nhau 4 năm ở bên nhau 6 năm. Chúng tôi có hai con, một trai một gái. Gia đình tôi không dư dả, chỉ đủ ăn.