Nỗi niềm cô giáo bản xa

Theo dõi VGT trên

Cũng làm vợ, làm mẹ và mong ước được chăm sóc gia đình, song nhiều cô giáo dạy học ở các điểm bản xa xôi nơi vùng đất miền Tây xứ Nghệ đành gác lại mong ước ấy, lấy niềm vui chăm chút cho học trò để khỏa lấp nỗi nhớ nhà, thương con…

“NHÌN LÊN THẤY TRỜI NHỚ CON”

Đó là câu thơ của một giáo viên Trường Tiểu học Mường Ải, xã Mường Ải, huyện biên giới Kỳ Sơn thay cho lời tâm sự về những nhớ thương chất chứa trong lòng suốt những năm tháng lên dạy học nơi núi cao rừng thẳm này. Trường Mầm non Mường Ải có gần 20 giáo viên, đều là nữ. Xã Mường Ải nằm giáp biên giới với nước bạn Lào, địa bàn xa xôi, hiểm trở.

Để các cháu được chăm sóc, học hành, trường có nhiều điểm lẻ đóng ở các bản xa. Có những điểm bản như Ái Khe cách trung tâm xã Mường Ải hơn 20km. Vì xa xôi, đường sá đi lại quá khó khăn nên người dân Ái Khe rất ít khi được giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là phụ nữ. Bởi vậy, phụ nữ ở Ái Khe hầu hết các bà, các chị lớn tuổi đều không biết nói tiếng Kinh.

Nỗi niềm cô giáo bản xa - Hình 1

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc và con trai. Ảnh: Hoài Thu

Điểm Trường Mầm non Ái Khe nằm ngay bên cạnh trục đường chính với hai phòng học nhỏ, chỉ đủ cho một lớp khoảng 15 cháu và một góc nhỏ để cô giáo sinh hoạt, ăn ngủ ngay tại đây. Cô Nguyễn Thị Ngọc là một trong những cô giáo đã có nhiều năm gắn bó với điểm trường Ái Khe.

Sinh năm 1994, năm 2016 Ngọc sinh con, dù con còn nhỏ nhưng ở nơi biên giới xa xôi yêu thương chăm chút cho con, Ngọc cho biết: “Dù vất vả nhưng được ở bên con là cả niềm hạnh phúc vô bờ”. Nhưng niềm vui sum họp bên nhau của hai mẹ con Ngọc không được lâu, vì yêu cầu công việc, Ngọc không thể giữ con ở lại nơi núi rừng, và con trai hơn 1 tuổi của cô cũng cần được học tập, nuôi dưỡng ở nơi có điều kiện bớt khó khăn hơn. Bởi vậy, vợ chồng cô quyết định gửi con về ở với ông bà ngoại ở xã Hoa Thành (Yên Thành).

Không chỉ riêng cô Ngọc, ở Trường Mầm non Mường Ải, hầu hết các cô giáo quê ở các huyện như Đô Lương, Yên Thành, Con Cuông, Anh Sơn… lên đây dạy học đều phải gửi con ở quê nhà, xa chồng, xa con. Bởi vậy, những vần thơ được bộc phát từ chính những nhớ thương của người mẹ đã trở thành câu an ủi, vỗ về nỗi nhớ thương của các cô giáo bản xa: “Nhìn lên thấy trời nhớ con/ Đêm gió thổi rít từng cơn/ Nằm co mình cho bớt lạnh” .

Đối với Ngọc, ngoài nhớ con, thương con thì còn thường trực nỗi lo lắng cho đứa con trai bé bỏng khi năm lên 4 tuổi Ngọc phát hiện con bị chậm nói, có dấu hiệu thu mình, ít giao tiếp với người lạ. Sụt sùi kể về con, Ngọc cho hay: “Chắc tại con nhớ mẹ, xa mẹ nên mới buồn, mới trở nên như vậy”.

Để giúp con vui tươi trở lại, hơn nửa năm nay bà ngoại và cu Bin ngày ngày bắt xe buýt từ xã Hoa Thành đi thị trấn Diễn Châu để tham gia lớp tăng cường kỹ năng giao tiếp. Những lúc lễ, Tết, Ngọc lại tất tả bắt mấy chặng xe, vượt gần 300km từ Kỳ Sơn về thăm con.

Ngày ngày, ngoài giờ lên lớp, để khỏa lấp nỗi nhớ con, Ngọc chỉ biết ngắm ảnh con lưu trong điện thoại. Những lúc sóng mạng điện thoại ổn định thì lại gọi về nói chuyện với con… Cuối năm 2020, cô Ngọc được chuyển về dạy ở điểm trường chính ngay trung tâm xã Mường Ải, “khoảng cách gần con đã được rút ngắn mấy chục kilomet”, Ngọc chia sẻ.

Video đang HOT

Nỗi niềm cô giáo bản xa - Hình 2

Cô giáo cắm bản tại xã Mường Típ (Kỳ Sơn). Học sinh Trường Tiểu học Mường Típ (Kỳ Sơn) thực hành hoạt động ngoài trời. Ảnh: Hoài Thu

Nằm sát xã Mường Ải là xã Mường Típ. Giáo viên và học sinh nơi đây được “chia đều” về 4 điểm trường, trong đó có 3 điểm ở bản xa như Phà Nọi cách trung tâm xã 20km. Điểm trường bản Huồi Khí cách điểm trường chính 14km đường đồi núi. Còn điểm trường ở bản Na Mì gần hơn với 2,5km so với trung tâm xã. Ở các điểm trường nơi bản xa đều có giáo viên nữ “cắm bản”, thầy Nguyễn Quốc Trí – Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Tại điểm trường bản Phà Nọi, trong 6 giáo viên cắm bản nơi đây có 2 cô giáo, phụ trách 5 lớp học. “Cô Hương quê ở Anh Sơn, cô Ánh quê ở Quế Phong lên đây dạy học đã lâu. Các cô có gia đình, con còn nhỏ và phải gửi ở quê nhà. Các cô thầy phải ở tạm trong mấy gian nhà tranh tre, ván gỗ thưng tạm. Mùa Đông gió rét buốt lùa qua khe cửa, mùa Hè thì nắng cháy da. Vừa xa nhà, xa chồng con, vừa vất vả trăm bề”, thầy Trí cho hay.

Còn ở điểm trường Huồi Khí chỉ có 1 lớp ghép cho học sinh lớp 1 và lớp 2, do một mình cô giáo Kha Thị Ỏn phụ trách. Cô Ỏn quê ở xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn. Song lấy chồng quê Con Cuông, đứa con đầu lòng của cô đang học mẫu giáo và ở với bố. Một mình cô xa chồng xa con lên với Mường Típ dạy học, quãng đường cũng ngót trăm cây số, chẳng mấy khi được về nhà, được chăm con.

“CHĂM HỌC SINH HƠN CHĂM CON”

Nỗi niềm cô giáo bản xa - Hình 3

Cô Vi Thị Quy và lớp học ở bản Huồi Pún, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn). Ảnh: Hoài Thu

Những đứa trẻ vùng biên giới, ở những bản làng xa xôi chắc sẽ mãi mãi sống trong thiếu thốn, nhất là thiếu thốn về tinh thần, về kiến thức, nếu không có đội ngũ những thầy, cô giáo cắm bản. Trong một lần ghé thăm lớp học của cô giáo Vi Thị Quy ở bản Huồi Pún, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn), nghe lời thỏ thẻ của cô bé học sinh lớp 1 nơi đây mới hiểu hết được những hy sinh, đóng góp của các thầy, cô giáo làm nhiệm vụ dạy học ở bản xa.

“Cô giáo mua vở, mua bút và mua sách cho con học. Cô xin áo ấm cho con mặc. Trời mưa đường trơn cô giáo đến tận nhà đón con đi học”, cô bé Cụt Thị Vy lí nhí cho biết. Nói rồi, bé Vy ngước mắt nhìn cô giáo Quy nở nụ cười hồn nhiên, ánh mắt trìu mến nhìn cô. Khi cô giáo ra hiệu lệnh học bài, cả lớp ngoan ngoãn cầm phấn, tỉ mẩn tập viết trên những chiếc bảng con.

Nỗi niềm cô giáo bản xa - Hình 4

Vợ chồng cô Vi Thị Quy đều là người Tương Dương, song lại lập nghiệp ở Kỳ Sơn. Ra trường, hai vợ chồng lên Kỳ Sơn nhận công tác. “Đã 24 năm gắn bó với mảnh đất Kỳ Sơn, đã dạy học ở nhiều bản làng nơi miền biên giới này, vất vả cũng đã quen”, cô Quy tâm sự. Chồng cô cũng là thầy giáo, hiện đang dạy học ở xã Mường Lống. Hai vợ chồng công tác ở hai địa điểm khác nhau, quãng đường cũng cách xa nhau cả trăm cây số nên ít khi gặp nhau. Bởi vậy, xa nhà, xa chồng con, mọi tình thương cô dành cho các học trò nhỏ.

“Huyện Kỳ Sơn có 71 trường học các cấp, trong đó có 126 điểm trường ở các bản lẻ. Trong tổng số 2.196 giáo viên thì có hơn 1.300 giáo viên nữ. Giáo viên cắm bản, nhất là giáo viên nữ, đều là những người có ý chí, tinh thần yêu nghề, vì học sinh thân yêu mới có thể bám trụ nơi xa xôi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình” – Thầy Phan Văn Thiết – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn.

“Năm 2020 triển khai dạy học sách giáo khoa mới, mỗi bộ sách lên đến gần 1 triệu đồng. Số tiền đó đối với người dân nơi đây là quá lớn. Có khi một hộ thu nhập cả nửa năm mới được chừng đó, cho nên đồng bào không thể mua đủ sách cho các con học. Mọi chi phí mua sách hiện nay đều đang được thầy cô tạm bỏ tiền túi ra mua để các em kịp khai giảng năm học mới, có sách mà học tập”, cô Vi Thị Quy cho biết.

Nỗi niềm cô giáo bản xa - Hình 5

Cô Lữ Thị Dừa và cán bộ Đồn Biên phòng Keng Đu tiếp nhận quà của các nhà tài trợ phát cho học sinh. Ảnh: Hoài Thu

Giáo viên nơi bản xa thời gian chăm học sinh nhiều hơn chăm con cái của mình, nên nhiều cô xem học sinh là con, chăm chút như chăm con. Có những mùa Đông lạnh dưới 10 độ C, học sinh co ro trong tấm áo mỏng manh, thầy cô lại mua áo ấm, kêu gọi xin áo ấm cho học sinh chống chọi với giá rét. Có những em ốm đau, phụ huynh không biết phải chữa trị làm sao, nên thầy cô lại đến tận nhà đưa học sinh đi khám, chữa bệnh. Có trường hợp học sinh ốm nặng, cô giáo còn ngủ lại nhà để tiện chăm sóc các em. Với học sinh nơi đây, cô giáo cũng là người mẹ thứ hai, được các em yêu mến, quyến luyến. Bởi thế, những chỉ bảo của thầy cô đều được các em nghe theo, ngoan ngoãn học tập.

Cũng là địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khơ mú sinh sống như ở Huồi Pún, chúng tôi có dịp đến thăm điểm trường ở bản Khe Linh, xã Keng Đu của huyện Kỳ Sơn. Đây là xã xa nhất của huyện biên giới này, cách thị trấn Mường Xén 70 km đường rừng núi cheo leo, hiểm trở.

Nỗi niềm cô giáo bản xa - Hình 6
Cô giáo Lữ Thị Dừa. Ảnh: Hoài Thu

Từ trung tâm xã Keng Đu phải vượt qua 15km đường đồi núi mới đến được bản Khe Linh, nơi có điểm trường ghép hai cấp mầm non và tiểu học. Cô Lữ Thị Dừa tuổi chưa đến ba mươi, quê ở huyện Con Cuông được điều động từ trường ở xã Chiêu Lưu đến Khe Linh “cắm bản” dạy học đã hơn 1 năm. Xa gia đình, cô Dừa cùng hai cô giáo khác chăm bẵm, dạy dỗ 34 cháu bậc mầm non và 28 học sinh tiểu học nơi đây. Dãy nhà cấp bốn được xây kiên cố với 3 phòng học và 1 phòng sinh hoạt cho các cô giáo nằm lọt thỏm giữa bốn bề rừng núi, cận kề biên giới với nước bạn Lào.

Với đặc thù 100% đồng bào dân tộc Khơ mú, gần 100% hộ nghèo, học sinh nơi đây thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Trưởng bản Khe Linh Lo Văn Sơn cho hay, nhờ các cô giáo mà con em họ được biết cái chữ, biết đọc, biết viết hơn hẳn ông bà cha mẹ.

Nỗi niềm cô giáo bản xa - Hình 7

Cô trò Trường Mầm non Mường Ải (Kỳ Sơn) hoạt động trải nghiệm. Ảnh: Hoài Thu

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Nghệ An có gần 42 nghìn giáo viên các cấp bậc thì có đến hơn 34 nghìn là nữ. Còn ở các huyện 30a như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong có hơn 4.100 giáo viên, thì có tới hơn 2.900 nữ. Trong số đó có hàng nghìn người đã và đang miệt mài dạy học nơi làng xa, bản vắng. Những nữ giáo viên cắm bản, họ không chỉ là cô giáo, mà còn là người mẹ thứ hai của học sinh.

Sự hiện diện của các cô nơi núi rừng, nơi bản làng xa xôi đã mang đến cho bao thế hệ trẻ em những luồng sáng tri thức, những tình yêu thương như chính với con cái mình. Họ chấp nhận xa nhà xa con cái, gia đình để bồi đắp sự nghiệp trồng người cao cả./.

Ngược dòng giành vòng nguyệt quế

Ngày cuối cùng của tháng 2.2021, những ai theo dõi chương trình Đường lên đỉnh Olympia của VTV đều bất ngờ với cú ngược dòng giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần của em Tô Hoàng Nhật, lớp 11A3, Trường THPT số 1 Đức Phổ.

Ở phần khởi động, cuộc thi tuần 2 tháng 3 quý II Đường lên đỉnh Olympia, Nhật giành được 80 điểm và đứng vị trí thứ 3. Đến phần thi "vượt chướng ngại vật", số điểm của Nhật chỉ tăng lên 90 điểm, bằng 1/2 số điểm của thí sinh dẫn đầu.

Hai phần thi liên tiếp Nhật giành được số điểm khá ít. "Lúc này em hơi bi quan vì điểm số quá thấp. Tuy nhiên, em nghĩ vào được vòng trong đã là may mắn, nên em phải cố gắng để có được số điểm cao nhất có thể", Nhật chia sẻ.

Ngược dòng giành vòng nguyệt quế - Hình 1

Trong lớp, Nhật luôn năng nổ và hỗ trợ hết mình cho bạn bè.Đến phần thi tăng tốc, người xem bất ngờ khi Nhật trả lời đúng và nhanh nhất cả bốn câu hỏi và giành điểm tối đa của phần thi này, vươn lên vị trí thứ hai với 250 điểm, rút ngắn khoảng cách với thí sinh dẫn đầu. "Đến câu hỏi cuối cùng của phần thi tăng tốc em rất lo lắng. Tuy nhiên, sau khi giành trọn số điểm tối đa đã giúp em giải tỏa được tâm lý", Nhật nhớ lại.

Chiến thắng ở phần tăng tốc đã tạo thêm khí thế và động lực cho Nhật tự tin trả lời đúng một số câu hỏi của phần thi về đích của bản thân và của các thí sinh khác. Kết quả chung cuộc, Nhật giành vòng nguyệt quế với 290 điểm, hơn thí sinh xếp vị trí thứ hai chỉ 10 điểm. Niềm vui vỡ òa với các thầy, cô giáo và học sinh Trường THPT số 1 Đức Phổ.

"Em thấy rất vui, vì bản thân đã giành được vòng nguyệt quế. Đấy là ước mơ từ thuở nhỏ. Khi còn là học sinh tiểu học, em đã xem chương trình để lĩnh hội các kiến thức. Qua chương trình, em thấy bản lĩnh, sự quyết tâm và dần dần đam mê sân chơi dành cho các "nhà leo núi". Em đặt ra mục tiêu tham gia chương trình và nỗ lực giành vòng nguyệt quế để đánh dấu chặng đường học tập của bản thân", Nhật bộc bạch.

Để chinh phục ước mơ giành vòng nguyệt quế, từ khi bước vào bậc THCS, Nhật đã trau dồi kiến thức. Em được sự hỗ trợ của gia đình và nhà trường. Nhật thường xuyên tích lũy kiến thức từ chương trình Đường lên đỉnh Olympia, từ các trang sách và nhiều kênh khác nhau. Nói về "bí quyết" giành vòng nguyệt quế, Nhật cười hiền: "Kiến thức là điều không thể thiếu khi tham gia cuộc thi. Em nghĩ rằng, kiến thức đòi hỏi phải có sự tích lũy từng ngày. Bản thân em luôn đặt ra mục tiêu mỗi ngày có được 3 kiến thức mới. Điều quan trọng nữa là phải có kỹ năng trong giao tiếp".

Nói về kỹ năng giao tiếp, Nhật cho biết, em từng là người rất thiếu tự tin trong giao tiếp. Vì thế, Nhật đã nỗ lực từng ngày để khắc phục điểm yếu của mình. Mỗi ngày em dành khoảng 10 phút đứng trước gương để nói chuyện, hát... Nhờ vậy, Nhật đã tự tin đứng trước đám đông để chinh phục vòng nguyệt quế.

Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Đức Phổ Lương Công Dũng nhận xét: Tô Hoàng Nhật là cậu học trò thân thiện, tích cực trong học tập và rèn luyện. Nhà trường đã tạo điều kiện và cử giáo viên cùng Nhật ra Hà Nội tham gia chương trình. Nhật đã mang lại vinh dự cho nhà trường, gia đình và quê hương. Chúng tôi sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các em. Đó là động lực để học sinh đăng ký tham gia chương trình và giành được những kết quả đáng khích lệ, góp phần khẳng định vị thế của trường".

Gương mặt "thân quen"

Năm lớp 9, Tô Hoàng Nhật vinh dự giành giải đặc biệt cuộc thi "Giao thông học đường" cấp toàn quốc mùa 4. Qua đó, trở thành gương mặt quen thuộc, được nhiều người biết đến.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024
Ông chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby ThreeÔng chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby Three
06:46:31 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024
Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắtNhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt
07:05:20 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga nhận định khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân

Nga nhận định khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân

Thế giới

10:49:56 26/12/2024
Nga cho rằng Ukraine không có khả năng tự phát triển vũ khí hạt nhân và chỉ có thể sở hữu loại vũ khí này với sự giúp đỡ của phương Tây.
Mượn xe SH đi dự tiệc sinh nhật, nam công nhân "dính cồn" kịch khung

Mượn xe SH đi dự tiệc sinh nhật, nam công nhân "dính cồn" kịch khung

Pháp luật

10:43:18 26/12/2024
Khi bị cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn, anh S. nói bản thân làm công nhân, lương chẳng được là bao nên xin được bỏ qua vi phạm. Tuy nhiên, cảnh sát cương quyết lập biên bản xử phạt với nam tài xế.
Game hot Chân Vương 3Q Mobile chính thức ra mắt 26/12

Game hot Chân Vương 3Q Mobile chính thức ra mắt 26/12

Mọt game

10:40:31 26/12/2024
Nhà phát hành MiGame vừa chính thức công bố thời điểm ra mắt cho tựa game nhập vai đấu tướng lấy chủ đề Tam Quốc hấp dẫn của mình mang tên Chân Vương 3Q. Theo
11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt

11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt

Sức khỏe

10:39:24 26/12/2024
Bên cạnh cá hồi, cá mòi, danh sách những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất còn bao gồm mướp đắng, trứng, ngao, gan động vật, tỏi, khoai tây...
Cuộc sống của cô gái xinh đẹp cãi lời cha mẹ lấy chồng ngồi xe lăn

Cuộc sống của cô gái xinh đẹp cãi lời cha mẹ lấy chồng ngồi xe lăn

Góc tâm tình

10:37:13 26/12/2024
Gần 10 năm, chị Loan (28 tuổi, Lạng Sơn) cãi lời bố mẹ lấy anh Mến (37 tuổi, Bắc Giang) làm chồng, cuộc sống họ có nhiều thay đổi, từ người bị liệt anh Mến có thể đứng lên bước vài bước.
Messi tiếp theo xác nhận gia nhập Man City

Messi tiếp theo xác nhận gia nhập Man City

Sao thể thao

10:34:19 26/12/2024
HLV Pep Guardiola đã có một chuỗi phong độ tệ hại tại Manchester City, nhưng chiến lược gia người Tây Ban Nha này sắp chứng kiến đội hình của mình được tăng cường sức mạnh
Chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, làm theo cách này biến chảo cũ thành chảo mới dễ dàng

Chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, làm theo cách này biến chảo cũ thành chảo mới dễ dàng

Sáng tạo

10:27:18 26/12/2024
Đây là mẹo hay giúp bà nội trợ khôi phục chảo cũ thành chảo mới, tiết kiệm khá nhiều tiền. Một phương pháp đơn giản và tiết kiệm để phục hồi lớp chống dính trên chảo là sử dụng sữa tươi.
Thức ăn cho gà 'lên đời' thành đặc sản, giá hơn nửa triệu/kg

Thức ăn cho gà 'lên đời' thành đặc sản, giá hơn nửa triệu/kg

Lạ vui

10:26:44 26/12/2024
Đặc sản này rất khó nuôi, kén môi trường sống nên mức giá của nó chỉ tăng không giảm. Từ thức ăn cho gà thành đặc sản giá trên trời .
Gái Hàn sang Việt Nam "quậy đục nước": Đạp xích lô, đi bốc vác, sốc nhất là gặp Lê Tuấn Khang

Gái Hàn sang Việt Nam "quậy đục nước": Đạp xích lô, đi bốc vác, sốc nhất là gặp Lê Tuấn Khang

Netizen

10:24:38 26/12/2024
Khi đi du lịch, đâu chỉ là đi tham quan và check-in những địa điểm sang chảnh. Nhiều du khách ngày càng ưa chuộng hình thức du lịch trải nghiệm như thử các hoạt động thường ngày của người dân bản địa.
Sao Hàn 26/12: Sao nữ Reply 1988 vỡ filler ngực khi tập gym, Seungri phát tướng

Sao Hàn 26/12: Sao nữ Reply 1988 vỡ filler ngực khi tập gym, Seungri phát tướng

Sao châu á

10:23:32 26/12/2024
Sao nữ Reply 1988 bị vỡ filler ngực khi tập gym; Seungri phát tướng khó nhận ra, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng Hàn Quốc.
Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung

Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung

Sao việt

10:20:55 26/12/2024
Vào tối 25/12, Dương Domic và hot girl Linh Ka bất ngờ được réo gọi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Nguyên do vì bị soi ra khoảnh khắc cả hai check-in căn phòng có thiết kế giống hệt nhau.