Nỗi lo về Donald Trump phủ bóng thượng đỉnh G7
Lãnh đạo các nước thuộc G7 không chỉ bàn về những vấn đề toàn cầu, mà còn sẽ nói về ông Donald Trump, theo The New York Times.
Những phát biểu của ông Donald Trump về Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Á khiến nhiều nước lo ngại. REUTERS
Việc ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump ngày càng tiến sâu trong cuộc đua vào Nhà Trắng không chỉ là mối quan tâm của Tổng thống Barack Obama, mà còn của Nhật Bản cùng các cường quốc công nghiệp (G7) nói chung, The New York Times cho biết trong bài báo ngày 22.5.
Chính vì thế, dù liên tục nói rằng mình “không tin” Donald Trump sẽ là tổng thống Mỹ, Tổng thống đương nhiệm Obama dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi từ các nước G7 khác xung quanh việc này, bên cạnh các vấn đề như kinh tế toàn cầu hay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Đặc biệt Nhật Bản, nước tổ chức cuộc họp thượng đỉnh G7 năm nay (từ 26.5 tới 27.5), rõ ràng lo lắng về viễn cảnh ông Trump thực sự là tổng thống Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Trump đã nhận xét rằng sự hợp tác của hai phía Mỹ – Nhật chỉ là một chiều.
Tương tự một số cáo buộc nhằm vào kinh tế Trung Quốc, ông Trump nhắc lại rằng trong những năm 1980, các sản phẩm xe hơi từ Nhật tràn ngập nước Mỹ, và nhiều doanh nghiệp của Nhật đã mua lại tài sản của Mỹ như trường hợp trung tâm Rockefeller ở New York.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Obama dự kiến sẽ phải trả lời Thủ tướng Nhật Abe về trường hợp của ông Trump. REUTERS
Bên cạnh đó, vấn đề ngoại giao và quân sự cũng đặc biệt đáng quan tâm. Ông Trump gần đây cũng nói về việc Nhật Bản và Hàn Quốc phải tự trang bị vũ khí hạt nhân để bớt phụ thuộc vào sự che chở của Mỹ, theo The New York Times.
Tương tự, việc tỉ phú bất động sản này tuyên bố sẵn sàng đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng khiến Nhật Bản lo lắng cho chính sách an ninh của mình.
The New York Times nhắc lại câu nói của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rằng: “Dù cho ai trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ, mối quan hệ liên minh Mỹ – Nhật cũng là nền tảng cho chính sách ngoại giao của Nhật Bản”.
Rõ ràng viễn cảnh ông Trump làm tổng thống Mỹ đang tiếp tục là mối lo chonhững gì chính quyền ông Obama đã làm đối với các nước G7 cũng như an ninh của châu Á – Thái Bình Dương nói chung.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nhật muốn tạo mặt trận chung về Biển Đông tại G7
Thủ tướng Nhật Bản sẽ tìm cách thuyết phục các lãnh đạo G7 thiết lập một mặt trận chung để đối phó những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
Nhiều nguồn tin giấu tên nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tìm cách thuyết phục các lãnh đạo Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) dự hội nghị thượng đỉnh, tổ chức tại tỉnh Mie vào cuối tháng 5, thiết lập mặt trận chung nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Vấn đề là G7 có thể đạt được sự đồng thuận hay không và có bao nhiêu nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ theo bước chân G7", Japan Times dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho biết ngày 14/5.
Trong thông báo về an ninh trên biển công bố sau cuộc gặp tại thành phố Hiroshima tháng trước, ngoại trưởng các nước G7 kêu gọi "mọi quốc gia nên theo đuổi cách giải quyết tranh chấp trên biển hòa bình... phù hợp với luật pháp quốc tế" và "chấp hành mọi phán quyết từ tòa án, tòa trọng tài liên quan".
Nhật Bản tin phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague, Hà Lan, trong vài tuần tới sẽ kết luận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là phi lý, theo các nguồn tin.
Tại hội nghị thượng đỉnh G7, kéo dài hai ngày 26 và 27/5, ông Abe dự kiến tái khẳng định với lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ về tầm quan trọng của việc tuân thủ các phán quyết từ tòa án dựa trên luật quốc tế.
"Bản chất thông báo của các ngoại trưởng G7 sẽ được phản ánh trong tuyên bố sắp tới của hội nghị thượng đỉnh G7", quan chức Nhật Bản nói.
Ông Abe hy vọng nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo các nước châu Á khác, trong đó có cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tham gia một phiên họp mở rộng của G7.
G7 dự kiến đưa ra một kế hoạch hướng đến giảm đói nghèo và tăng cường hỗ trợ giáo dục nhằm ngăn người dân bị cực đoan hóa để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Họ sẽ thông qua kế hoạch hành động tập trung vào các biện pháp nhằm loại bỏ những điều kiện xã hội dẫn đến chủ nghĩa cực đoan.
Như Tâm
Theo VNE
Quan hệ Nga - Nhật sau cuộc gặp Putin - Abe: Bằng mặt chờ bằng lòng Sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Sochi (Nga), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tỏ ra rất lạc quan về giải quyết tranh chấp chủ quyền lẫn triển vọng ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp ở Sochi hôm 6.5 Reuters Cả...