Nỗi lo mùa đông
9 tháng sau sự bùng phát của đại dịch, số ca tử vong trên toàn cầu do Covid-19 đã lên tới 1 triệu người vào tuần trước.
Ảnh minh họa/INT
Con số này được cho là dấu hiệu đáng báo động, khi không ít chuyên gia sức khỏe dự đoán, tỷ lệ đó có thể tăng hơn gấp đôi trong 3 tháng tới.
Đặc biệt, khi bước vào mùa đông – thời gian cúm mùa xuất hiện, các ca bệnh Covid-19 ở nhiều quốc gia có thể tăng mạnh. Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, “ước tính tốt nhất” chỉ ra rằng, khoảng 1/10 người trên toàn thế giới – gấp hơn 20 lần số trường hợp được xác nhận, có thể đã nhiễm Covid-19. WHO cảnh báo, giai đoạn phía trước có thể sẽ vô cùng khó khăn.
Theo ước tính của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe thuộc Đại học Washington (Mỹ), tới cuối năm nay, sẽ có khoảng 2,3 triệu người tử vong vì đại dịch. Janet Hatcher Roberts – đồng Giám đốc Trung tâm Hợp tác của WHO về Kiến thức và Đánh giá Công nghệ Y tế, cho biết mức độ tăng tốc đó “là có khả thi”.
Video đang HOT
“Thực tế là loại virus này rất dễ lây lan. Dự báo hoàn toàn có lý, bởi chúng ta không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát một cách đồng bộ và hệ thống. Điều này để lại lỗ hổng trong khả năng ứng phó với dịch bệnh”, bà Roberts cảnh báo.
Cũng theo chuyên gia này, những người đang trải qua “sự mệt mỏi do đại dịch” và phớt lờ lời khuyên về sức khỏe, cũng như phủ nhận về tác hại của Covid-19 là những nhân tố khiến số ca mắc mới tiếp tục tăng tốc.
Michael Baker – Giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học Otago ở New Zealand, đồng quan điểm rằng, đại dịch đang tiếp tục diễn biến nghiêm trọng hơn, với hơn 35 triệu người nhiễm bệnh tới nay. Tuy nhiên, các chiến lược phản ứng đa dạng được cho là đang có tác dụng trong việc ngăn chặn Covid-19.
Theo đó, các quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang theo đuổi cách tiếp cận ngăn chặn, giữ số ca mắc Covid-19 ở mức thấp. Ngược lại, hầu hết quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ đang chứng kiến sự bùng phát trở lại, ngay khi nới lỏng các biện pháp.
Khi mùa đông đang ngày một đến gần ở nhiều quốc gia, không ít người lo ngại về tình hình dịch bệnh. Theo các chuyên gia y tế, mùa đông có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở các nước ôn đới. Lý do là bởi, mọi người dành nhiều thời gian hơn ở các không gian kín đông đúc, virus có khả năng tồn tại lâu hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp. Ngoài ra, việc tiếp xúc với thời tiết lạnh cũng có thể làm giảm khả năng chống lại sự lây nhiễm của cơ thể.
Đây là yếu tố then chốt khiến hàng loạt chuyên gia thế giới cảnh báo, tốc độ lây lan của Covid-19 sẽ tăng “chóng mặt” vào mùa đông này. Vì vậy, phản ứng y tế công cộng mạnh mẽ bao gồm xét nghiệm, điều trị, truy vết, kiểm dịch và cách ly vẫn được coi là những biện pháp không thể thiếu. Một số quốc gia “buông lỏng” trước đại dịch, như Mỹ, Ấn Độ, Brazil… đều chứng kiến số ca mắc bệnh tăng vọt.
Chưa dừng ở đó, cúm mùa cũng là nguyên nhân khiến nỗi lo “chồng” nỗi lo. Bởi lẽ, nhiều ý kiến cho rằng, sẽ rất khó để phân biệt giữa các triệu chứng của cúm và Covid-19. Giả thuyết này đã vẽ ra một bức tranh “u tối”. Khi đó, khả năng cao là hệ thống y tế sẽ quá tải.
Đáng lo ngại hơn, nhiều người sẽ lựa chọn ở nhà, thay vì đi xét nghiệm. Tất cả những điều này đã dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ở một số khu vực trên thế giới.
Vitamin D có thể giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19
Một nghiên cứu mới đã tìm thấy mối liên quan giữa mức độ vitamin D trung bình thấp với số ca mắc Covid-19 và tỷ lệ tử vong cao ở 20 quốc gia châu Âu.
Con người nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, thực phẩm (như cá béo, gan bò, phô mai và lòng đỏ trứng) và các chất bổ sung.
Nghiên cứu do Tiến sĩ Lee Smith, Đại học Anglia Ruskin (ARU) và ông Petre Cristian Ilie, trưởng khoa tiết niệu của Bệnh viện Queen Elizabeth, Anh thực hiện, được công bố trên tạp chí Aging Clinical and Experimental Research.
Các nghiên cứu quan sát trước đây đã báo cáo mối liên quan giữa mức độ vitamin D thấp và dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Vitamin D điều chỉnh phản ứng của các tế bào bạch cầu, ngăn chặn chúng giải phóng quá nhiều cytokine gây viêm. Mà Covid-19 được biết là gây ra sự dư thừa của các cytokine gây viêm.
Italy và Tây Ban Nha đều có tỷ lệ tử vong cao do Covid-19, và nghiên cứu mới cho thấy cả hai nước đều có mức vitamin D trung bình thấp hơn so với hầu hết các nước Bắc Âu. Điều này một phần là do người dân ở Nam Âu, đặc biệt là người già, tránh ánh nắng mặt trời mạnh, trong khi sắc tố da cũng làm giảm tổng hợp vitamin D tự nhiên.
Hàm lượng vitamin D trung bình cao nhất được tìm thấy ở Bắc Âu, do tiêu thụ dầu gan cá và bổ sung vitamin D, và có thể tránh ánh nắng mặt trời ít hơn. Các quốc gia ở bán đảo Scandinavi gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển là một trong những quốc gia có số ca mắc Covid-19 và tỷ lệ tử vong thấp nhất ở châu Âu.
Tiến sĩ Lee Smith, Đại học Anglia Ruskin, cho biết: "Chúng tôi đã tìm thấy mối quan hệ rõ ràng giữa mức vitamin D trung bình và số trường hợp Covid-19, và đặc biệt là tỷ lệ tử vong Covid-19, trên số dân của 20 quốc gia châu Âu".
Vitamin D đã được chứng minh là giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, và người lớn tuổi, nhóm thiếu vitamin D nhất, cũng là những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi Covid-19.
Nhưng ông Petre Cristian Ilie, trưởng khoa tiết niệu của Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth thận trọng cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi có những hạn chế, nhất là vì số ca bệnh ở mỗi quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện xét nghiệm ở quốc gia đó, cũng như các biện pháp ngăn chặn dịch khác nhau ở mỗi quốc gia.
Cuối cùng, điều quan trọng, không nhất thiết đây là mối quan hệ nhân quả, tức là mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và tỷ lệ tử vong do Covid-19 chưa chắc cho thấy việc thiếu loại chất này có thể khiến người bệnh dễ chết hơn.
Thường cảm thấy lạnh sau khi tập thể dục, có nguy hiểm không? Cảm thấy lạnh sau một buổi tập luyện trong mùa đông là điều dễ hiểu. Nhưng trải nghiệm tương tự trong mùa hè là điều khá khó hiểu. Có nhiều người cảm thấy ớn lạnh sau khi tập luyện cường độ cao - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Có nhiều người cảm thấy ớn lạnh sau khi tập luyện cường độ cao và thường...