Nồi lẩu cù lao thương nhớ ở miền Tây
Món lẩu lắm công phu, không chỉ ngon về hương vị mà còn đẹp về hình thức, từng là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc ở miền Tây.
Ngày trước, mỗi lần quê có đám tiệc, tôi đều thấy trên bàn lúc nào cũng có một nồi lẩu cù lao chính giữa. Tên món lẩu xuất phát từ hình dạng của chiếc nồi. Chiếc nồi tròn có quai, ở giữa là một ống nhôm rỗng nhô lên dành để đựng than, sức nóng từ than trong ống nhôm sẽ làm nóng phần nước dùng trong nồi mà không cần phải dùng đến bếp gas hay bếp cồn dưới đáy nồi. Ống nhôm ở giữa nồi lẩu làm người ta nhớ đến những mảnh đất cù lao nổi lên giữa sông ở miền Tây bao quanh là nước.
Mấy dịp tiệc tùng trong nhà, các bà, các mợ thường họp nhau từ trước vài bữa để lên thực đơn đãi khách, rồi sau đó mỗi người tự chia nhau nấu một món theo sở trường. Có người chọn trộn gỏi gà ngó sen, người phụ xếp bánh hỏi, heo quay, đổ rau câu tráng miệng… Và lúc nào, nồi lẩu cù lao cũng dành cho người có tay nghề nấu ăn giỏi và có thâm niên phụ trách, vì để nấu nồi cù lao ngon cũng lắm công phu, không chỉ ngon về hương vị mà còn phải đẹp về hình thức, thể hiện sự khéo léo của người làm và sự chuẩn bị tươm tất của gia chủ.
Lẩu cù lao ở miền Tây có nước dùng ngọt đậm đà từ xương và thịt, đồ ăn kèm phong phú và bày trí đẹp mắt, dùng chung với bún tươi. Ảnh: @anyen_makeup/Instagram
Video đang HOT
Tôi thích vào bếp phụ các mợ nấu ăn, không khí đám tiệc rộn rã như ngày hội họp mặt gia đình, nơi này tất bật củi lửa và mùi đồ ăn nghi ngút bay, hòa lẫn vào nhau ấn tượng. Trong hết thảy, tôi chú tâm vào cái nồi lớn nhất đang bập bùng lửa nấu nước dùng cù lao với xương ống heo và phần đầu, cánh, chân vịt được hầm nóng hổi.
Mợ Hai tôi nói, nước dùng cù lao ngon thì phải thật trong và thơm ngọt đậm đà từ thịt và xương, cùng các loại rau củ quê nhà như củ sắn (củ đậu) hay mướp hương được cho vào nồi hầm chung. Khi nồi nước dùng đã ngon đúng điệu thì hạ lửa, để than củi cho nước dùng luôn ấm.
Nguyên liệu trong nồi cù lao được chọn lựa kỹ lưỡng và tươi ngon trước khi sơ chế, có gan, tim heo, mề gà (vịt), thịt băm cuốn bắp cải, tôm, mực. Ở Hậu Giang có đặc sản cá thát lát (thác lác) nên nồi lẩu cũng có thêm chả cá. Phần chả mua về cho vào thau quết đều tay để chả có độ dai, vừa quết vừa nêm gia vị muối, đường, hạt nêm, tiêu xay, thêm tỏi phi vàng dậy mùi thơm, xong sẽ được nặn lại từng viên vừa ăn hình trái cà na đẹp mắt, đem hấp chín và bày lên nồi lẩu chung với các nguyên liệu khác. Ngoài phần thịt, lẩu cù lao cũng có thêm rau củ như súp lơ, bắp cải, nấm rơm…
Lẩu cù lao có bắt mắt, đủ sắc hay không là phải nhờ tay người tỉa tót hoa lá trang trí được làm từ cà rốt, bắp cải, củ cải trắng, hành lá, ngò rí, ớt đỏ. Hoa tỉa xong được ngâm vào nước đá lạnh để giữ độ tươi và nở xòe đẹp mắt.
Lẩu cù lao luôn được giữ nóng lâu với phần than đước cháy âm ỉ ở giữa nồi. Ảnh: @rio.thefoodlist_/Instagram
Trước khi mang ra bàn phục vụ thực khách, nồi lẩu cù lao được châm than nóng đã bén lửa vào ống nhôm giữa lò, than phải dùng loại lâu tàn và ít bụi. Mang lẩu cho khách xong thì người phục vụ mới châm nước dùng vào nồi và đậy nắp lại để món nhanh sôi. Lúc này, xung quanh bàn được bày biện thêm bún tươi và chén nước mắm ớt cay nồng, mặn mà để chấm các nguyên liệu thưởng thức.
Đợi lẩu sôi, thực khách lấy chén gắp miếng bún xong chan nước dùng nóng hổi, hít hà mùi thơm dịu từ hành ngò và thêm thịt vào chén rồi từ từ thưởng thức. Sợi bún mềm hòa mình trong nước dùng nóng, ngọt vị, ăn cùng miếng chả cá dai đậm đà, thịt cuốn bắp cải thơm mềm, miếng mề gà giòn sần sật chấm cùng nước mắm ớt cay mặn mà.
Trong lúc thưởng thức cù lao, hễ nồi nước dùng trên bàn vơi bớt là sẽ có người phục vụ đi châm nước dùng liên tục để không làm gián đoạn việc thưởng thức của thực khách. Phần than cũng được lưu tâm thêm vào nồi để giữ độ nóng hổi cho món ăn ngon khiến ai cũng hài lòng.
Thưởng thức hương vị xưa cùng lẩu cù lao
Ở miền Tây Nam Bộ ngày xưa, mỗi khi nhà có đám tiệc, giỗ chạp... thì chắc chắn có cù lao trên bàn tiệc.
Ngày nay, cù lao vẫn được giữ ở một số nơi với tên gọi là lẩu cù lao. Trong đó cũng có nhiều cách biến tấu khác nhau tùy theo mỗi địa phương. Với mong muốn gìn giữ những nét ẩm thực xưa, cồn Sơn cũng có lẩu cù lao, được nấu theo đúng cách thức của người miệt vườn sông nước Nam Bộ xưa.
Lẩu cù lao ở nhà vườn Song Khánh. Ảnh: Kiều Mai
Tên lẩu cù lao bắt nguồn từ vật dụng đựng món ăn này. Cù lao là vật dụng hình trụ tròn, phía dưới có bụng rỗng với chức năng chứa tro than; ở giữa có vòng tròn lớn mở miệng để đựng thức ăn, bên trên có nắp đậy; ở giữa có một trụ tròn nhằm đựng than đang cháy để món ăn lúc nào cũng nóng. Chị Phan Kim Phước, chủ vườn Song Khánh (cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), cho biết: "Hồi xưa, mỗi dịp giỗ chạp là nhà tôi có món cù lao, bì cuốn... Nay làm du lịch tôi cũng muốn mọi người biết đến những món ăn của ông bà xưa. Tôi vẫn giữ cách làm cũ để tạo ra hương vị như trong ký ức". Cách nấu lẩu cù lao có chút công phu và trang trí cầu kỳ, nên món ăn có sức hút riêng biệt.
Theo cách nấu truyền thống của gia đình chị Năm Phước, lẩu cù lao được chuẩn bị qua nhiều giai đoạn. Trong đó, nước dùng là một trong những yếu tố then chốt, phải được nấu từ xương, tôm khô, khô mực nướng và lòng heo, gà, vịt... mới tạo được độ ngọt tự nhiên. Ngoài ra còn thêm củ sắn, củ cải trắng, cà rốt, bắp cải, bông cải để thêm hương vị. ể món ăn bắt mắt, các chị hay cắt tỉa hoa từ các loại rau củ với hành lá, rồi trang trí ở lớp trên cùng khi đem ra bàn tiệc đãi khách. ể tăng vị cho cù lao, món ăn này còn phải có da heo khô được sơ chế và ngâm trong nước ấm và gừng để khử mùi, sau đó được cắt thành hình thoi xào sơ với tỏi phi, rồi thêm vào lẩu cù lao. Lẩu cù lao trở nên kỳ công hơn khi có chả trứng cuộn và bắp cải cuộn. ể làm chả trứng cuộn, người nấu phải dùng chả cá thác lác quết vào trứng chiên và cuộn lại, sau đó xắt thành lát mỏng tạo hình rất đẹp. Còn bắp cải cuộn làm từ lá bắp cải được chần sơ, rồi cuộn thịt băm hoặc giò sống bên trong, dùng lá hành (cũng được chần sơ) cột lại bên ngoài.
Hầu hết các thành phần trong cù lao đều đã được sơ chế chín và chỉ cần bày biện, dọn lên bàn ăn. Các lớp rau củ, thịt và lòng được trưng bày xen kẽ theo từng lớp, rồi nước lẩu mới được thêm vào. Than đỏ hồng sẽ được để phía trong trụ ở giữa, có tác dụng làm nóng nước lẩu, cũng như góp phần dậy mùi món ăn. Than được sử dụng là than đước, không tạo khói nhưng có mùi than rất đặc trưng, tạo cho món lẩu cù lao thêm phong vị riêng. Thông thường, lẩu cù lao ăn kèm với bún và dùng nóng, nước lẩu có vị ngọt rất tự nhiên, thanh tao.
Lẩu cù lao ngày nay đã có nhiều biến tấu để tạo thành món thường ngày ở các hàng quán. Tuy nhiên, để thưởng thức đúng hương vị truyền thống xưa thì không phải dễ tìm. Cần Thơ cũng có vài quán giữ hương vị lẩu cù lao này, như: Hồi ó, Nhà Quê...và gần đây là nhà vườn Song Khánh (cồn Sơn).
Lạ lùng món lẩu "than thở" miền Tây, khách "toát mồ hôi" thưởng thức Không chỉ có hương vị thơm ngon, món lẩu cù lao còn "hút" khách bởi vẻ ngoài trang trí bắt mắt. Lẩu cù lao (hay còn gọi là lẩu thở, lẩu than) là món ngon "trứ danh" của các tỉnh miền Tây sông nước. Sở dĩ có tên gọi này là vì người ta phải sử dụng một loại nồi nhôm có thiết...