Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan ngày thứ 7: Đỗ Thị Nhàn đưa mật khẩu nhà?
Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát ngày thứ 7, cựu Tổng giám đốc SCB khai có lần Đỗ Thị Nhàn đưa mật khẩu vào nhà để bỏ thùng xốp đựng tiền hối lộ Trương Mỹ Lan gửi cảm ơn vì “đã hỗ trợ SCB” trong quá trình thanh tra.
Hôm qua 13.3, ngày thứ 7 TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HQĐT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và tổ chức liên quan, các luật sư thẩm vấn Trương Mỹ Lan và cựu lãnh đạo SCB nhằm làm rõ hình thức lập hồ sơ vay khống, rút tiền của SCB, cách thức đưa hối lộ…
Trương Mỹ Huệ (cháu ruột của bị cáo Trương Mỹ Lan). Ảnh NGUYỄN ANH
Tại toà, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) khai có lần chuyển thùng xốp đựng tiền đến cho cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II Đỗ Thị Nhàn nhưng Nhàn không có nhà nên bị cáo có gọi điện Đỗ Thị Nhàn.
“Bị cáo Nhàn cho mật khẩu để vào nhà đặt thùng xốp đựng tiền (là lần thứ 3 đưa tiền). Ban đầu khi làm việc với Đỗ Thị Nhàn thì bị cáo chỉ trao đổi công việc.
Tại toà, bị cáo Đỗ Thị Nhàn cũng thừa nhận đã 4 lần nhận tổng cộng số 5,2 triệu USD từ Võ Tấn Hoàng Văn và cựu Chủ tịch HĐQT SCB Đinh Văn Thành (đang bỏ trốn, bị xét xử vắng mặt). Mỗi lần bị cáo Văn đưa tiền, đều nói do Trương Mỹ Lan gửi cảm ơn vì “đã hỗ trợ SCB” trong quá trình thanh tra.
Khai về lý do nghỉ việc tại SCB, bị cáo Văn nói sau 7 năm làm việc, bản thân thấy mệt mỏi và mất niềm tin đối với việc tái cơ cấu ngân hàng.
Theo bị cáo Văn, nếu việc tái cơ cấu được giúp đỡ, tư vấn đúng đắn thì có thể sẽ thành công nhưng mọi việc đã xảy ra như bị cáo nghĩ trước đó.
Video đang HOT
‘Sai thì nhận, không né tránh’
Trả lời nội dung luật sư bào chữa cho mình về khoản vay đã cơ cấu, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB) cho biết, khoản vay tới thời hạn trả nhưng không trả thì sẽ được cơ cấu cả gốc và lãi kéo dài thời hạn, ở SCB hầu hết đều là khoản vay ngắn hạn, cơ cấu cả gốc và lãi. Thời điểm của bị cáo gần như thời điểm cuối cùng vụ án xảy ra, đây là thời điểm tới hạn của rất nhiều khoản vay tại SCB, các khoản vay của bị cáo ký thời gian đó dùng để thanh toán lại những khoản vay cũ.
Nhắc đến Trương Mỹ Lan, bị cáo Dung thường xúc động và được luật sư bào chữa khuyên bình tĩnh để trả lời. Bị cáo Dung thừa nhận với khoản vay 1.500 tỉ đồng của Công ty Tường Việt thực hiện cho vay sai quy trình. Dự án được thế chấp tại SCB tương đương 35% cổ phần, bị cáo đánh giá khoảng 35.000 tỉ đồng, nên tài sản đó đảm bảo, thậm chí dư rất nhiều so với khoản vay tại SCB.
Bị cáo Dung nói thần tượng và tin tưởng Trương Mỹ Lan, nên khi vào SCB làm việc bị cáo với tinh thần trung thành tuyệt đối, sau khi bị bắt, bị cáo xác định sai là phải nhận, không né tránh, vì vậy bị cáo Dung mong HĐXX xem xét lại số tiền gây thất thoát của bị cáo.
Theo cáo trạng, bị cáo Mỹ Dung đã giúp sức tích cực để Trương Mỹ Lan rút tiền của SCB, từ 11.9.2019 đến 15.8.2022, Dung ký hợp thức hóa cho 617 khoản vay để Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 200.690 tỉ đồng, gây thiệt hại cho SCB 69.023 tỉ đồng.
Cảm ơn nhân viên SCB cực khổ làm việc nên cho cổ phần, tiền
Khi được luật sư xét hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan cũng khai để cảm ơn nhân viên SCB cực khổ làm việc, cả đời theo ngân hàng, nên đã cho toàn bộ nhân viên tại SCB cổ phần, từ bảo vệ, nhân viên vệ sinh đến các nhân viên khác nhưng cho cụ thể là ai, bao nhiêu thì bị cáo Lan không thể nhớ hết.
Về cáo buộc thể hiện bị cáo Trương Mỹ Lan cho cựu Phó tổng giám đốc SCB Trương Khánh Hoàng 10 triệu cổ phần (tương đương 100 tỉ đồng), bị cáo Trương Mỹ Lan khai tại toà, bị cáo cho không vì mục đích gì, tiền này là của bị cáo, không liên quan đến ai hoặc SCB.
Luật sư hỏi bị cáo có thể chứng minh nguồn tiền mua cổ phần cho nhân viên là của mình không, bị cáo Lan nói: “Tiền này là tiền của tôi, các bạn tôi bán lại cổ phần thì tôi mua, và cho nhân viên SCB. Số tiền và cổ phần này với tôi là rất nhỏ, không việc gì tôi phải chứng minh”.
Luật sư hỏi tiếp Trương Mỹ Lan từng cho ai bao nhiêu cổ phần trong SCB thì bị cáo Lan cho rằng “những gì tôi cho rồi thì không bao giờ nhắc hay nhớ gì cả”.
Các bị cáo vụ Trương Mỹ Lan tại toà ngày 13.3. Ảnh NGUYỄN ANH
Cũng trong phiên tòa ngày 13.3, khi được luật sư Nguyễn Thành Công (bào chữa cho bị cáo Hồ Bửu Phương, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), bị cáo Hồ Bửu Phương thừa nhận đã hỗ trợ Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) để thực hiện việc giải quỹ theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Mỗi khi Phương Anh đưa hồ sơ, bị cáo Hồ Bửu Phương khai, không nghiên cứu hồ sơ mà thực hiện việc “giải quỹ”.
Bị cáo Trương Mỹ Lan khai mọi việc xử lý trong SCB là Nguyễn Phương Hồng (quyền Tổng Giám đốc SCB), còn Hồ Bửu Phương không biết gì về giải ngân, giải quỹ.
Cáo trạng xác định, để giải quỹ, các bị can lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, trong đó, các công ty “ma” được thụ hưởng tiền giải ngân hứa mua cổ phần của các cá nhân. Sau khi ký hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần và chuyển tiền, các cá nhân sẽ đến SCB ký chứng từ rút tiền.
Cáo trạng thể hiện, quá trình làm việc tại SCB, nhiều cựu lãnh đạo, nhân viên SCB được bị cáo Trương Mỹ Lan cho tiền, cổ phiếu SCB, như cựu Chủ tịch HĐQT SCB Bùi Anh Dũng được cho 500.000 cổ phiếu SCB (tương đương 5 tỉ đồng), cựu Phó tổng giám đốc SCB Trần Thị Mỹ Dung được cho 300.000 cổ phần (tương đương 3 tỉ đồng)…
Gần 200 luật sư xếp hàng làm thủ tục vào phiên tòa xét xử vụ Vạn Thịnh Phát
Sáng 5/3, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát. Trong vụ án này, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ cùng 84 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội danh: "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Các luật sư xếp hàng dài vào làm thủ tục xét xử.
Bị cáo đầu vụ Trương Mỹ Lan bị xét xử 3 tội: "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản". Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Bảo vệ quyền lợi cho bà Trương Mỹ Lan là các Luật sư Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh và Trương Thanh Đức.
Máy soi kiểm tra ba lô, túi xách phía trong.
Đặc biệt, hơn 2.400 người liên quan gồm: Các cá nhân thuộc nhóm cán bộ Ngân hàng SCB, nhóm người liên quan là các cá nhân đứng tên công ty, tên vay, đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB thực hiện việc nộp, rút tiền, nhóm người liên quan là các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB, nhóm người liên quan là các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước và nhóm người liên quan khác.
Các luật sư xếp hàng chờ vào làm thủ tục.
Có gần 200 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các bên liên quan. Trong đó, riêng bị cáo Trương Mỹ Lan có 5 luật sư, bị cáo Nguyễn Cao Trí có 7 luật sư bào chữa; 5 bị cáo đang bỏ trốn đều có luật sư bào chữa.
Do số lượng luật sư tham gia phiên tòa đông, theo ghi nhận của chúng tôi, các luật sư phải xếp hàng dài theo sự hướng dẫn của Cảnh sát cơ động để đảm bảo trật tự; đồng thời, có máy soi kiểm tra kỹ các ba lô, túi xách, giấy tờ liên quan...để hoàn tất thủ tục tại phòng xét xử.
Ai đã "ngó lơ" để Trương Mỹ Lan gây thiệt hại hơn 677 ngàn tỉ đồng? Ngày 6/3, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát. Đáng lưu ý, đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án này có hơn 10 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước với đủ chiêu tiếp tay Lan gây án. Bị cáo Nhàn tại phiên tòa sáng 6/3. Theo đại điện...