Nội dung giáo dục địa phương rối rắm khi giảng dạy, phức tạp khi kiểm tra

Theo dõi VGT trên

Nội dung giáo dục địa phương hiện nay đang liên quan đến nhiều tổ chuyên môn trong nhà trường, đó là: tổ Ngữ văn; tổ Sử-Địa- Giáo dục công dân; tổ Nghệ thuật.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã chủ trương đưa môn Nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nhưng ngay từ năm học 2021-2022 được thực hiện ở lớp 6 đã phát sinh những bất cập.

Năm học 2022-2023 tiếp tục được triển khai ở lớp 7 và lớp 10 và những bất cập, rối rắm đang hiện hữu nhiều hơn. Thời điểm này, các trường học đang chuẩn bị cho kế hoạch ra đề cương, kiểm tra cuối học kỳ I thi Nội dung giáo dục địa phương khiến cho nhiều tổ chuyên môn phải chung tay thực hiện.

Một môn học chỉ có 35 tiết/ năm học nhưng có tới 6 phân môn và tỉ lệ phân chia số tiết cho các phân môn không đều nhau, giảng dạy ở nhiều thời điểm khác nhau và chỉ đạo chung chung khiến cho những giáo viên giảng dạy và các tổ chuyên môn liên quan gặp rất nhiều phiền toái.

Nội dung giáo dục địa phương rối rắm khi giảng dạy, phức tạp khi kiểm tra - Hình 1

Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

Sách giáo khoa chậm trễ, khó cho cả thầy và trò ở các nhà trường

Trong những môn học mới mà ngành giáo dục triển khai ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì Nội dung giáo dục địa phương là môn ít tiết nhất nhưng lại rối rắm nhiều nhất bởi cả năm chỉ có 35 tiết học nhưng có tới kiến thức của 6 môn học, đó là: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân.

Song, việc phân chia số tiết của mỗi phân môn có số lượng không đồng đều. Phân môn Ngữ văn có 9 tiết; phân môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân được phân chia 6 tiết; 2 phân môn: Âm nhạc, Mĩ thuật có 4 tiết/ năm.

Khác với sách giáo khoa của các môn học khác, sách giáo khoa Nội dung giáo dục địa phương do các Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) các địa phương tự biên soạn nội dung. Sau khi các địa phương biên soạn xong sẽ gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt rồi mới định giá sách, in ấn, phát hành.

Video đang HOT

Chính vì qua nhiều khâu, nhiều bước chờ đợi như vậy nên rất nhiều địa phương không thể có sách giáo khoa cho học sinh học ngay từ đầu năm học mà giáo viên, học sinh phải học chay (đúng nghĩa). Sở gửi cho giáo viên các file giáo án thực nghiệm, hoặc file PDF để giáo viên tự in ấn tài liệu rồi dạy cho học trò.

Tuy nhiên, các bài học của các phân môn của Nội dung giáo dục địa phương được thiết kế bám vào chủ đề sách giáo khoa các môn học nên không thể dạy liên tục các phân môn mà từng phân môn phải đợi chờ môn học đó dạy xong thì Nội dung giáo dục địa phương mới được dạy.

Chẳng hạn, môn Ngữ văn 6 dạy xong chủ đề truyền thuyết, cổ tích thì Nội dung giáo dục địa phương mới được dạy phân môn Ngữ văn về các chủ đề viết về truyền thuyết, cổ tích của địa phương mình.

Chính vì vậy, có những tỉnh thiết kế phân môn Lịch sử của Nội dung giáo dục địa phương bám vào chủ đề sách giáo khoa Lịch sử nên đã chỉ đạo, yêu cầu giáo viên Lịch sử dạy phân môn Lịch sử trong Nội dung giáo dục địa phương từ tuần thứ 34 của năm học.

Trong khi, mỗi năm học có 35 tuần, tuần 34 thường là các trường tổ chức kiểm tra học kỳ thì giáo viên dạy vào lúc nào? Phân môn Lịch sử có 6 tiết/ năm, chẳng lẽ lại học dồn trong 1 tuần? Nhưng, học lúc này thì kiểm tra học kỳ phân môn này vào lúc nào và học có hiệu quả hay không khi dồn ép dạy vào tuần cuối cùng của năm học?

Hơn nữa, mỗi phân môn chỉ 1-2 giáo viên dạy, lúc này mà giáo viên dạy ở những trường loại I lên đến trên chục lớp/ khối dẫn đến quá tải đối với giáo viên dạy bởi ngoài những tiết dạy địa phương thì giáo viên còn phải dạy số tiết của môn học mà mình đang đảm nhận.

Nhìn nhận thẳng vấn đề này, đa phần giáo viên dưới cơ sở chỉ biết lắc đầu ngao ngán về việc Bộ chủ trương xây dựng môn Nội dung giáo dục địa phương nhưng các địa phương đang thực hiện, triển khai rất manh mún, khó hiểu.

Khi kiểm tra học kỳ, Nội dung giáo dục địa phương còn phức tạp hơn 2 môn học tích hợp

Khác với các môn: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý khi các giáo viên cùng sinh hoạt trong một tổ chuyên môn nên dù khó khăn thì khi họp tổ họ cũng dễ dàng tháo gỡ với nhau.

Nội dung giáo dục địa phương hiện nay đang liên quan đến nhiều tổ chuyên môn trong nhà trường, đó là: tổ Ngữ văn; tổ Sử-Địa- Giáo dục công dân; tổ Nghệ thuật.

Vì thế, khi ra đề kiểm tra học kỳ các tổ phải thống nhất nội dung, thống nhất người ra đề, tổng hợp đề, ôn tập cuối học kỳ cho các phân môn, rồi gác kiểm tra, chấm bài kiểm tra, vào điểm, nhận xét kết quả học tập cho học sinh rất phức tạp.

Chính vì phân môn Ngữ văn có 9 tiết; phân môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân được phân chia 6 tiết; 2 phân môn: Âm nhạc, Mĩ thuật có 4 tiết/ năm nên tỉ lệ phần trăm trong đề kiểm tra cũng khác nhau. Tất nhiên cũng phải phân chia nhau nhập điểm, nhận xét, vào học bạ theo tỉ lệ tương đối giữa các tổ với nhau.

Một môn học chỉ có 35 tiết học nhưng bắt buộc phải có 4 cột điểm thường xuyên, 4 cột điểm định kỳ, trong đó bài kiểm tra định kỳ được hướng dẫn là kiến thức của các phân môn nên tạo ra những khó khăn cho giáo viên giảng dạy và ngay cả cho người xây dựng kế hoạch giảng dạy, kiểm tra học kỳ.

Năm nay mới là năm thứ 2 thực hiện ở cấp trung học cơ sở và năm đầu tiên thực hiện ở cấp trung học phổ thông nhưng nó đang tồn tại rất nhiều những bất cập khác nhau. Các năm học tiếp theo sẽ thực hiện cuốn chiếu hết cấp học thì mọi thứ không biết sẽ như thế nào khi phân công giáo viên giảng dạy, sắp xếp thời khóa biểu…

Giáo viên mong chương trình địa phương như trước đây

Đối với chương trình 2006, nội dung các phân môn địa phương cũng na ná như chương trình 2018 hiện nay nhưng cách thức thực hiện đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều và tất nhiên không có sự rối rắm, phức tạp như hiện nay.

Chương trình 2006 chủ trương gộp nội dung địa phương vào các môn học luôn và cách thiết kế sách giáo khoa rất đơn giản vì các sở giáo dục mỗi môn học có 1 cuốn sách giáo khoa cho cả cấp học.

Trong quá trình giảng dạy, các tiết địa phương được bố trí xen kẽ vào các tiết học chính của môn học. Sách giáo khoa được nhà trường mua và đưa vào thư viện và khi giáo viên dạy đến bài địa phương thì học sinh lên thư viện nhà trường mượn về để học.

Bây giờ, chương trình 2018 được gộp chung 6 phân môn vào 1 cuốn sách giáo khoa và giá sách giáo khoa đang được bán cao hơn rất nhiều sách giáo khoa các môn học khác.

Một cuốn sách giáo khoa Nội dung giáo dục địa phương 6- nơi chúng tôi đang công tác có 70 trang nhưng giá thành là 45.000 đồng. Và, tất nhiên là năm nào học sinh cũng phải mua 1 cuốn.

Điều tréo ngoe ở chỗ nhiều địa phương, trường học chưa có giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông nên 2 phân môn này đang bỏ ngỏ mà tăng tiết ở các phân môn khác. Thậm chí, có những địa phương chưa có sách giáo khoa hay tài liệu địa phương nên môn học này chưa thể dạy được.

Rõ ràng, Nội dung giáo dục địa phương của chương trình 2018 đang làm rối rắm và gây khó khăn cho các nhà trường, giáo viên trong phân công, sắp xếp thời khóa biểu, giảng dạy và đặc biệt đang khiến cho phụ huynh học sinh phải mua sách mỗi năm với giá cao nhưng hiệu quả đến đâu thì chưa có cơ sở đánh giá.

Vì thế, giáo viên chúng tôi vẫn mong muốn Bộ hãy trả các phân môn của Nội dung giáo dục địa phương về cho các môn học như trước đây sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều cách thức mà các địa phương đang triển khai, thực hiện trong 2 năm qua đối với môn học này.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Nội dung giáo dục địa phương: Nơi dạy nơi không

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương là hoạt động, môn học bắt buộc nằm trong chương trình các môn học tổng thể.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, qua giám sát việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở một số tỉnh, thành phố, một số đại biểu cho biết, hầu hết các địa phương đang lúng túng khi triển khai nội dung này, bởi có địa phương chưa biên soạn xong tài liệu môn học, có địa phương thì chưa thể in tài liệu bởi vướng ở khâu thẩm định.

"Qua giám sát tại Thanh Hóa thì phải nói rằng là, hiện nay các địa phương là rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện trong việc tổ chức biên soạn và in tài liệu sách giáo khoa địa phương. Qua giám sát thì chúng tôi thấy rằng là ở một số nơi có chậm tiến độ và có thể nói là trong học kỳ 1 không thực hiện được chương trình giáo dục địa phương. Tôi thấy là việc này không đồng bộ với các địa phương trên cả nước, nơi thì dạy, nơi không dạy, mà rõ ràng chương trình này chúng ta biết trước"- đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận nêu thực tế.

Nội dung giáo dục địa phương: Nơi dạy nơi không - Hình 1

Ảnh minh họa

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, tài liệu giáo dục địa phương làm chậm là do giao cho địa phương biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, trong khi các địa phương cũng phải thuê chuyên gia tổ chức biên soạn. Tuy nhiên, khi biên soạn xong, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có hướng dẫn tổ chức in ấn như thế nào, kinh phí ra sao, học sinh phải mua, hay được cấp phát...

"Chuyên gia viết thì liên quan đến nhuận bút. Nếu in mà bán cho phụ huynh thì liên quan đến nhuận bút, nếu như không in thì các con phải xem trên các thiết bị dạy học. Nếu mà trường đảm bảo có đầy đủ là ti vi, có màn hình máy chiếu thì các con học được nội dung đó đa dạng, hấp dẫn, còn nếu không thì thầy cô cũng giảng chay thôi. Hoặc là có trường có điều kiện thì đưa ra ngoài, thực tế có trường thì không. Có những trường là cô giáo hướng dẫn luôn với phụ huynh, cho phụ huynh file về đi in cho các con"- đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho biết.

Hiện đã gần hết học kỳ 1 năm học 2022-2023, việc triển khai nội dung giáo dục địa phương không đồng đều giữa các địa phương khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung của chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ thực tế này, nhiều ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn, cơ chế thẩm định tài liệu này sớm hơn, nhanh hơn để học sinh có tài liệu học./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tênEm trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên
15:05:10 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc nàyQuá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này
15:49:42 18/12/2024
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nốiNam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối
14:55:26 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Sao âu mỹ

20:52:22 18/12/2024
Dù chia tay đã lâu và ai cũng có hạnh phúc mới nhưng mối quan hệ giữa Justin Bieber - Selena Gomez vẫn luôn được netizen bàn tán.
Trấn Thành giật bắn người, Uyển Ân biến sắc khi nhìn thấy 1 thứ không phải ai cũng dám thử!

Trấn Thành giật bắn người, Uyển Ân biến sắc khi nhìn thấy 1 thứ không phải ai cũng dám thử!

Sao việt

20:49:47 18/12/2024
Lê Dương Bảo Lâm đã đặt 10 phần bún cua thối để mời các đồng nghiệp. Trấn Thành cũng dành 1 phần riêng, tuy nhiên khi vừa chuẩn bị ăn thì nam MC giật bắn người, vội vàng từ chối.
Quan hệ rạn nứt, Rashford công khai đòi rời MU

Quan hệ rạn nứt, Rashford công khai đòi rời MU

Sao thể thao

20:49:21 18/12/2024
Không được trọng dụng ở MU, Marcus Rashford đã công khai ý định chia tay Quỷ đỏ để tìm thử thách tiếp theo trong sự nghiệp.
Ông Biden và bà Harris cảm ơn về 2 tỉ USD tài trợ tranh cử tổng thống

Ông Biden và bà Harris cảm ơn về 2 tỉ USD tài trợ tranh cử tổng thống

Thế giới

20:48:39 18/12/2024
Trong lần xuất hiện chung hiếm hoi sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Biden và bà Harris cảm ơn các nhà tài trợ, người ủng hộ và kêu gọi mọi người tiếp tục giữ vững niềm tin.
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!

Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!

Netizen

20:47:36 18/12/2024
Chương trình Olympia Tuần 3 - Tháng 1 - Quý 3 năm 2015 có sự góp mặt của 4 thí sinh: Trần Hải Yến, Lê Thị Minh Ngọc, Bùi Lê Nhật Tiên và Nguyễn Hữu Trí.
Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư

Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư

Sao châu á

20:43:12 18/12/2024
Chung Hân Đồng bị Dư Diễn Long dối gạt để lừa tình, lừa tiền. Sau đó, anh còn cùng bạn gái dùng ảnh, clip và tin nhắn riêng tư để tống tiền nữ ca sĩ nổi tiếng khi cô đòi chia tay
Concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai' dự kiến thu 340 tỷ đồng

Concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai' dự kiến thu 340 tỷ đồng

Nhạc việt

20:19:57 18/12/2024
Theo Viẹn trưởng Viện Văn hóa Nghẹ thuạt Quốc gia Việt Nam, nhà sản xuất xác nhận concert Anh trai vượt ngàn chông gai dự kiến thu khoảng 340 tỷ đồng.
'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

Tv show

20:05:15 18/12/2024
Thúy Hiền là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao. Tại đây, chị đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang và hành trình tại Chị đẹp đạp gió.
Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Pháp luật

20:00:17 18/12/2024
Ngày 18/12, lãnh đạo UBND phường 7, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xác nhận việc cơ quan điều tra Bộ Công an thực hiện khám xét một tiệm vàng trên địa bàn.
Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Lạ vui

18:20:55 18/12/2024
Động cơ Cân đẩu vân được đặt theo tên đám mây Tôn Ngộ Không sử dụng trong Tây Du Ký, giúp máy bay chở khách Trung Quốc đạt tốc độ Mach 4 ở độ cao hơn 20.000 m.