Nội dung giáo dục địa phương: Nơi dạy nơi không

Theo dõi VGT trên

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương là hoạt động, môn học bắt buộc nằm trong chương trình các môn học tổng thể.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, qua giám sát việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở một số tỉnh, thành phố, một số đại biểu cho biết, hầu hết các địa phương đang lúng túng khi triển khai nội dung này, bởi có địa phương chưa biên soạn xong tài liệu môn học, có địa phương thì chưa thể in tài liệu bởi vướng ở khâu thẩm định.

“Qua giám sát tại Thanh Hóa thì phải nói rằng là, hiện nay các địa phương là rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện trong việc tổ chức biên soạn và in tài liệu sách giáo khoa địa phương. Qua giám sát thì chúng tôi thấy rằng là ở một số nơi có chậm tiến độ và có thể nói là trong học kỳ 1 không thực hiện được chương trình giáo dục địa phương. Tôi thấy là việc này không đồng bộ với các địa phương trên cả nước, nơi thì dạy, nơi không dạy, mà rõ ràng chương trình này chúng ta biết trước”- đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận nêu thực tế.

Nội dung giáo dục địa phương: Nơi dạy nơi không - Hình 1

Ảnh minh họa

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, tài liệu giáo dục địa phương làm chậm là do giao cho địa phương biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, trong khi các địa phương cũng phải thuê chuyên gia tổ chức biên soạn. Tuy nhiên, khi biên soạn xong, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có hướng dẫn tổ chức in ấn như thế nào, kinh phí ra sao, học sinh phải mua, hay được cấp phát…

“Chuyên gia viết thì liên quan đến nhuận bút. Nếu in mà bán cho phụ huynh thì liên quan đến nhuận bút, nếu như không in thì các con phải xem trên các thiết bị dạy học. Nếu mà trường đảm bảo có đầy đủ là ti vi, có màn hình máy chiếu thì các con học được nội dung đó đa dạng, hấp dẫn, còn nếu không thì thầy cô cũng giảng chay thôi. Hoặc là có trường có điều kiện thì đưa ra ngoài, thực tế có trường thì không. Có những trường là cô giáo hướng dẫn luôn với phụ huynh, cho phụ huynh file về đi in cho các con”- đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho biết.

Video đang HOT

Hiện đã gần hết học kỳ 1 năm học 2022-2023, việc triển khai nội dung giáo dục địa phương không đồng đều giữa các địa phương khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung của chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ thực tế này, nhiều ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn, cơ chế thẩm định tài liệu này sớm hơn, nhanh hơn để học sinh có tài liệu học./.

Thiếu giáo viên trầm trọng, điểm nghẽn của ngành giáo dục cần được giải quyết

Cả nước thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học. Đó là thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra trong cuộc hội thảo ngày 25.10.

Thiếu hơn trăm nghìn giáo viên

Trong cuộc hội thảo về bố trí giáo viên và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ GD-ĐT tổ chức, bộ đã thông tin cả nước thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học, trong đó bậc mầm non thiếu nhiều nhất 44.000 giáo viên, đặc biệt các giáo viên ở các tỉnh vùng núi xa xôi.

Theo Bộ GD-ĐT, nguyên nhân là từ năm 2015 trở về trước, nhiều địa phương có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp do chỉ tiêu biên chế được giao chưa đủ định mức, bậc tiểu học triển khai chương trình dạy học 1 buổi/ngày nên giao biên chế chỉ 1 - 2 giáo viên/lớp.

Trao đổi với báo chí về tình trạng thiếu hụt giáo viên trầm trọng, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng vụ giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho rằng trước đây khi triển khai chương trình giáo dục theo Quyết định 16/2006 đã xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Đến nay, việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với các môn học mới khiến nhân sự càng khó khăn hơn. Trong đó, các môn học không thay đổi tên gọi so với chương trình cũ đều giữ nguyên hoặc giảm nhẹ số tiết nên không xáo trộn về nhân sự. Cơ cấu giáo viên biến động ở các môn học mới đòi hỏi sự chủ động rà soát, bố trí đội ngũ tại mỗi đơn vị. Nhiều người cho rằng chương trình mới đòi hỏi sự phối hợp kiến thức tạo tâm lý khó khăn cho giáo viên khiến nhiều giáo viên dễ nản. "Về tổng thể chương trình, giáo viên thực hiện số tiết dạy ít hơn so với trước đây nên không thể nói là chương trình nặng hơn. Mấu chốt vấn đề nằm ở việc phân bổ, sắp xếp thời khóa biểu cho từng môn học" - ông Thành nói.

Ông Thành cũng cho rằng, ngành cần thay đổi nhận thức giáo viên mới có thể triển khai được các chương trình mới. Hiện nay, có tình trạng thời khóa biểu ở nhiều trường thay đổi liên tục, gây khó cho cả người dạy lẫn người học do chia đều thời lượng các môn học cho 35 tuần/năm học, chỉ cần một môn học thay đổi số tiết sẽ xáo trộn toàn bộ thời khóa biểu của học sinh. Trong khi đó, chương trình giáo dục phổ thông 2018 không quy định số tiết dạy theo tuần mà "khoán" thời lượng môn học theo năm, giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cho các trường. Vì vậy, việc triển khai môn học ở cùng thời điểm mỗi trường sẽ khác nhau.

Thiếu giáo viên trầm trọng, điểm nghẽn của ngành giáo dục cần được giải quyết - Hình 1

Việc thiếu giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 là một vấn đề nan giải và cấp bách

Bộ GD-ĐT đang đề nghị các địa phương tập trung giải quyết như đặt hàng các trường sư phạm đào tạo giáo viên, bồi dưỡng các giáo viên nguồn. Các trường cũng cần sắp xếp lại hệ thống trường lớp, giảm trường học có quy mô nhỏ, xây dựng trường nhiều cấp học. Các đơn vị cần xã hội hóa giáo dục ở những nơi đủ điều kiện, đẩy mạnh bố trí giáo viên liên trường, liên cấp nhằm tháo gỡ khó khăn về đội ngũ. Song song đó, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, khẩn trương tuyển dụng giáo viên còn thiếu so với biên chế được giao.

Không chỉ gặp khó khăn trong việc giảng dạy, một phần giáo viên muốn nghỉ việc do các chính sách đãi ngộ chưa được xứng đáng. Những vấn đề khen thưởng nhà giáo cũng chưa được quan tâm đúng mức, tránh chế độ cào bằng. Đặc biệt sẽ nghiên cứu giảm gánh nặng cho nhà giáo, bảo đảm nhà giáo được yên tâm cống hiến hết mình cho việc giảng dạy và giáo dục con người.

Gian nan tuyển dụng

Việc tuyển dụng giáo viên ở các tỉnh thành đang gặp khó, càng khó khăn hơn ở các tỉnh miền núi, vùng xa, hải đảo... Việc tuyển dụng đã khó, ngành giáo dục lại đối mặt với các vấn đề về giáo viên nghỉ việc hàng loạt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các giáo viên ở vùng khó khăn chịu rất nhiều thiệt thòi so với các giáo viên ở thành thị. Ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp, cần tính toán đến việc xây nhà ở công vụ cho thầy cô, tạo điều kiện thuận lợi luân chuyển sau một thời gian công tác nếu giáo viên có nhu cầu bởi nhiều thầy cô phải gửi con cho ông bà trông để lên miền núi, vùng xa dạy học. Việc ổn định, chăm sóc sức khỏe cũng như toàn bộ các sinh hoạt phí cũng là một phần gây tình trạng thiếu giáo viên. Ngành giáo dục cần tạo điều kiện cho nhà giáo công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cơ hội tiếp cận đầy đủ về chính sách, có các hỗ trợ đặc thù để thu hút nhà giáo về công tác.

Hiện nay áp lực đối với các giáo viên được chú ý nhiều, khi đồng lương eo hẹp, cơ chế chưa đủ và hàng loạt các vấn đề liên quan đè nặng khiến nhiều học sinh, phụ huynh e dè khi cho con họ theo học ngành sư phạm. Bà Lê Thị Tú Anh - giáo viên Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) chia sẻ rằng nhiều đồng nghiệp dạy các bộ môn, trước yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các giáo viên có thêm nhiều áp lực hơn và phải tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi ngày đến lớp thầy cô cũng có phần lo lắng khi nhiều câu chuyện bạo lực học đường do một bộ phận phụ huynh, học sinh gây ra với giáo viên hay học sinh đánh nhau cũng khiến thầy cô băn khoăn, lo lắng. Trong khi đó, đời sống giá cả leo thang, lương chưa tăng giá đã tăng khiến việc đảm bảo cuộc sống gia đình để yên tâm đứng lớp cũng là một vấn đề nếu không có sự trợ giúp của người thân. "Ngay cả học sinh của tôi dù đang đi dạy ở các huyện miền núi, các em cũng rất trăn trở với hàng loạt áp lực cộng với chế độ đãi ngộ chưa hợp lý. Lại thêm việc chỉ tuyển dụng giáo viên trong tỉnh khiến nhiều khi khó khăn lại càng thêm khó, dù giờ đây ngành giáo dục có thay đổi nhưng "nút thắt" về thực trạng thiếu giáo viên vẫn còn nhiều vấn đề bàn cãi. Thậm chí nhiều giáo viên còn cho biết nếu phải dạy hết các môn trong môn tích hợp thì các bạn ấy thà nghỉ việc vì không thể biết hết các môn để dạy sao cho đúng và đảm bảo chất lượng".

Thiếu giáo viên trầm trọng, điểm nghẽn của ngành giáo dục cần được giải quyết - Hình 2

Việc tuyển dụng giáo viên dạy các môn tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh cũng khá khó khăn

Ở bậc THPT đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường liên tục thiếu giáo viên mỹ thuật, âm nhạc, tin học... Nhiều trường đã rối rắm khi thực hiện các tổ hợp môn, do việc thiếu giáo viên nên nhiều trường đã chọn phương án không triển khai ngay từ đầu để học sinh quyết định. Theo PV tìm hiểu, trước đây giáo viên tiếng Anh thường được các trường thuê theo hợp đồng, xã hội hóa có sự đóng góp của phụ huynh nhưng nay khi môn tiếng Anh đã trở thành môn học chính bắt buộc từ lớp 3 với 4 tiết/tuần thì nhà trường cần tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Anh nhưng kinh phí lấy từ đâu để thu hút thì là cả một vấn đề nan giải.

Bên cạnh đấy, các địa phương đang đối mặt với một nguyên nhân lớn là ngành giáo dục cũng như các ngành khác theo quy định, đến năm 2026, các địa phương phải tinh giản 10% biên chế. Việc tuyển dụng đã khó khăn giờ lại đến cắt giảm biên chế khiến các trường khó càng thêm khó.

Ở tỉnh Đắk Nông, hiện nay việc thừa-thiếu giáo viên cục bộ vẫn diễn ra. Địa phương này đang có hơn 160.000 dân di cư tự do, việc tăng dân số cơ học tạo áp lực rất lớn cho tỉnh. Dù đang thiếu giáo viên nhưng tỉnh vẫn phải thực hiện tinh giản 10% biên chế, đã thiếu giáo viên nay càng thiếu hơn. Ngành giáo dục cần có cơ chế đặc thù cho các tỉnh vùng núi, vùng cao, việc tinh giản biên chế cần phải được rà soát thực tế thì địa phương mới quyết định được nguồn tuyển giáo viên cho các trường.

Tình trạng thiếu giáo viên ở tất cả các cấp học đang khiến ngành giáo dục phải chắp vá nguồn lực để bảo đảm có giáo viên dạy đủ tiết. Đây cũng chính là điểm nghẽn trong giáo dục mà không chỉ ngành giáo dục lo giải quyết mà cần sự vào cuộc của các ban ngành khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc nàyQuá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này
15:49:42 18/12/2024
Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024
17:01:02 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tài tử "Bằng chứng thép" bị đòi nợ, buộc phải nộp đơn xin phá sản

Tài tử "Bằng chứng thép" bị đòi nợ, buộc phải nộp đơn xin phá sản

Sao châu á

21:10:31 18/12/2024
Tài tử xứ hương cảng Vương Hiền Chí vừa nộp đơn xin phá sản lên tòa án. Anh cho biết bản thân và luật sư đã bàn bạc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định khó khăn nhất cuộc đời.
Người phụ nữ 35 tuổi đã dùng toàn bộ tiền tiết kiệm để mua căn nhà rộng 56m2, sau đó mất 3 tháng và giảm 10kg mới hoàn thành việc trang trí

Người phụ nữ 35 tuổi đã dùng toàn bộ tiền tiết kiệm để mua căn nhà rộng 56m2, sau đó mất 3 tháng và giảm 10kg mới hoàn thành việc trang trí

Netizen

21:09:21 18/12/2024
Chúng ta xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn, trong một ngôi nhà ước mơ của chính mình! Mua nhà là một chủ đề nóng trong những năm gần đây.
Salah ở lại Liverpool

Salah ở lại Liverpool

Sao thể thao

21:08:56 18/12/2024
Salah đang có phong độ cực cao trong màu áo Liverpool, ghi 13 bàn, 9 lần kiến tạo sau 18 vòng đấu tại Ngoại hạng Anh. Đóng góp của anh giúp Liverpool chễm chệ ngôi đầu
Iran nói án tử với Thủ tướng Israel không phải bất khả thi

Iran nói án tử với Thủ tướng Israel không phải bất khả thi

Thế giới

21:07:53 18/12/2024
Thứ trưởng Ngoại giao Iran cho rằng các nước ủng hộ Palestine nên cân nhắc ban hành án tử cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vì chiến sự tại Dải Gaza.
'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

Lạ vui

20:59:19 18/12/2024
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đầu tượng phụ nữ bằng đá cẩm thạch trắng bên trong một đền thờ cổ ở Ai Cập, mà họ cho là khắc họa khuôn mặt thật của Nữ hoàng Cleopatra.
Giang Hồng Ngọc kết hợp Đông Thiên Đức, trải lòng về chuyện tình thời trẻ

Giang Hồng Ngọc kết hợp Đông Thiên Đức, trải lòng về chuyện tình thời trẻ

Nhạc việt

20:57:23 18/12/2024
Ca sĩ Giang Hồng Ngọc trải lòng về những mối tình khắc cốt ghi tâm thời trẻ. Cô cho biết tuổi đôi mươi yêu ai là yêu đâm đầu, yêu sống chết .
Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?

Sao âu mỹ

20:52:22 18/12/2024
Dù chia tay đã lâu và ai cũng có hạnh phúc mới nhưng mối quan hệ giữa Justin Bieber - Selena Gomez vẫn luôn được netizen bàn tán.
Trấn Thành giật bắn người, Uyển Ân biến sắc khi nhìn thấy 1 thứ không phải ai cũng dám thử!

Trấn Thành giật bắn người, Uyển Ân biến sắc khi nhìn thấy 1 thứ không phải ai cũng dám thử!

Sao việt

20:49:47 18/12/2024
Lê Dương Bảo Lâm đã đặt 10 phần bún cua thối để mời các đồng nghiệp. Trấn Thành cũng dành 1 phần riêng, tuy nhiên khi vừa chuẩn bị ăn thì nam MC giật bắn người, vội vàng từ chối.
'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

Tv show

20:05:15 18/12/2024
Thúy Hiền là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao. Tại đây, chị đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang và hành trình tại Chị đẹp đạp gió.
Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Pháp luật

20:00:17 18/12/2024
Ngày 18/12, lãnh đạo UBND phường 7, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xác nhận việc cơ quan điều tra Bộ Công an thực hiện khám xét một tiệm vàng trên địa bàn.