Nội dung dạy học trực tuyến: Cần lựa chọn phù hợp
Dạy học trực tuyến là giải pháp phù hợp với hoàn cảnh hiện nay khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đây là giải pháp kịp thời nhưng cần tính đến hiệu quả khi triển khai, trong đó cần lựa chọn nội dung phù hợp…
Giáo viên Hà Nội trong buổi tập huấn kỹ năng dạy học trực tuyến. Ảnh: IT
Báo GD& TĐ có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Chí Thành – Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) xung quanh vấn đề này.
Giáo viên chủ động tiếp cận công nghệ
- GV đã quen với dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, để hình thức này vận hành bài bản, đạt chất lượng, hiệu quả, GV cần bảo đảm những yêu cầu gì, thưa PGS.TS?
- Với GV, bên cạnh nắm vững kiến thức sư phạm như kĩ năng xây dựng bài giảng, cụ thể là phân tích các hoạt động cho người học “từ xa”; phương pháp dạy học trực tuyến cần nắm vững kĩ năng công nghệ: Sử dụng công nghệ khi xây dựng bài giảng (xây dựng bài giảng E-learning bằng các hệ thống thông dụng như Edmundo, Moodle, ClassDojo, Blackboard hay Canvas); Sử dụng công nghệ để tổ chức hoạt động dạy học.
GV cần chuyển đổi hoạt động dạy học truyền thống thành các thao tác làm việc với phần mềm.
Tựu trung, GV cần có kiến thức của 3 lĩnh vực trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay: Mô hình TPACK (CK -Content Knowledge: kiến thức chuyên môn; TK – Technology Knowledge: Kiến thức công nghệ; PAK – Pedagogy Knowledge: Kiến thức sư phạm).
- Còn HS cần trang bị cho mình những gì?
- Các em cần có kĩ năng mềm như tự học, lập kế hoạch học tập và quản lí thời gian, tìm kiếm và đánh giá thông tin, hợp tác (khi trao đổi, thảo luận hay làm việc nhóm); Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong học tập khi làm các sản phẩm báo cáo trực tuyến như: Video clip, bài trình chiếu bằng PPT (PowerPoint) hay phần mềm khác.
Với học trực tuyến, HS càng cần có kĩ năng 5C được UNESCO khuyến cáo cho công dân của thế kỷ 21, đó là sáng tạo (creativity), giao tiếp (communication), hợp tác (collaboration), phản biện (critical thinking) và máy tính (computational thinking). Điều này cũng thể hiện ở 3 năng lực chung của HS được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông mới: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề sáng tạo.
Video đang HOT
- Theo PGS, dạy học trực tuyến để đạt hiệu quả và cuốn hút HS, GV cần điều chỉnh thế nào?
- Khi triển khai giảng dạy trực tuyến, nhà trường cần kết hợp hài hòa giữa các môn học để có một kế hoạch học khả thi và phù hợp. Không để HS quá tải về kiến thức, thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển, do vậy cần chú ý đặc thù lứa tuổi của HS trong triển khai nội dung. Bên cạnh đó, GV cũng cần thiết kế nội dung sao cho không quá dài, nhiều điểm tập trung để thu hút sự chú ý của học trò; bảo đảm những phần dư thừa được cắt gọt, kiến thức trọng tâm được nhấn mạnh và bổ sung thêm nhiều nội dung mới thông qua ứng dụng hiện đại.
Ngoài ra, GV cần lựa chọn các nội dung phù hợp khi dạy học trực tuyến. Nội dung phát triển kĩ năng thực hành, trải nghiệm góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất của HS thì cần chọn thời điểm triển khai trực tiếp chứ không nên dạy học trực tuyến. Quan tâm giáo dục kĩ năng trong môi trường số cho GV và HS. Ví dụ, không đưa những bình luận phản cảm về giờ dạy hay chụp ảnh, ghi âm buổi dạy và đưa lên các trang mạng xã hội mà không có sự cho phép của người dạy và người học.
PGS TS Nguyễn Chí Thành. Ảnh: TG
Bắt nhịp chuyển đổi số
- PGS nhìn nhận thế nào về mô hình dạy học trực tuyến trong tương lai?
- Chúng ta đứng trước cơ hội rất lớn để thực hiện việc chuyển đổi số hướng tới giáo dục thông minh. Từ thực tế thế giới cho thấy, học tập trực tuyến đã chứng minh giá trị bằng nhiều ưu điểm đưa ra so sánh với đào tạo truyền thống thông thường.
Trong thế giới hiện đại, sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến xu hướng kết nối Internet toàn cầu ngày càng tăng trưởng. E-learning ra đời như là một giải pháp cho đào tạo cũng như học tập trực tuyến. Hiện nay, người ta thường nói đến 3 mô hình dạy học chính, đó là mô hình sử dụng các khóa học MOOCs (Massive Open Online Courses): 100% online, phù hợp với bậc CĐ, ĐH, các khóa bồi dưỡng; Mô hình dạy học truyền thống: 100% offline, dạy học trực tiếp “face to face”; Dạy học kết hợp (Blended learning): Kết hợp các khóa học được tổ chức online bằng các hệ thống như Moodle, Emundo với một số nội dung dạy trực tiếp theo các tiếp cận hiện đại như mô hình lớp học đảo ngược.
- Các trường sư phạm cần thay đổi thế nào để trang bị cho thầy cô giáo tương lai kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, bắt nhịp được dạy học trực tuyến?
- Như trên đã nói, GV cần có kiến thức của 3 lĩnh vực trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay là mô hình TPACK. Điều này đòi hỏi trường sư phạm phải hướng đến đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo mô hình này. Trong đó, cần chú ý bồi dưỡng giáo sinh về kĩ năng dạy trực tuyến bằng video. Ví dụ, như vấn đề cảm xúc của người dạy hay không gian tạo sự ấn tượng cho người học.
Ngoài ra, các trường Sư phạm cần đào tạo, triển khai chương trình theo mô hình dạy học kết hợp: Sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến LMS, ví dụ như Moodle và dạy học trực tiếp. Nhấn mạnh đào tạo kĩ năng, trải nghiệm. Xây dựng và tổ chức các khóa học trên các nền tảng LMS như Moodle hay Canvas…
- Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS!
Chủ động, linh hoạt các hình thức dạy học trong điều kiện dịch bệnh
Với phương châm "tạm dừng đến trường không dừng việc học", các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong điều kiện dịch bệnh.
Nhiều trường học tại Quảng Ninh đã triển khai dạy học trực tuyến cho HS từ 1/2
Linh hoạt các hình thức dạy học
Bà Nguyễn Thị Thúy- Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cho hay, phương án dạy học khi xuất hiện dịch bệnh trong cộng đồng đã được Sở GD&ĐT xây dựng và hướng dẫn các địa phương triển khai chi tiết, đầy đủ ngay từ năm học 2019-2020 và trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021. Căn cứ vào Hướng dẫn của Sở, khi tình huống xuất hiện, các cơ sở GD trong tỉnh cơ bản đã có thể chủ động, sẵn sàng chuyển phương thức dạy học cho HS. Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh cũng đã chủ động triển khai theo kế hoạch của Sở.
Tuy nhiên, trước diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh lần này, để đảm bảo hiệu quả và sự thống nhất trên toàn tỉnh, ngay sau khi HS tạm nghỉ học được một ngày, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở GD toàn tỉnh sẵn sàng, kích hoạt ngay việc dạy học trong điều kiện phức tạp nhất: có ca nhiễm trong cộng đồng .
Cụ thể, các cơ sở GD trong tỉnh chủ động rà soát, đánh giá tình hình để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học cho phù hợp tình hình và đặc điểm của địa phương.
Sở GD&ĐT yêu cầu tất cả các cơ sở GD trong tỉnh có đủ điều kiện dạy học trực tuyến khẩn trương chuẩn bị, triển khai ngay việc dạy học trực tuyến cho học sinh, bắt đầu từ thứ 2 ngày 1/2.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT khuyến khích các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phối hợp xây dựng bài giảng qua internet, trên truyền hình để nâng cao chất lượng bài giảng và chia sẻ để làm tư liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục trong tỉnh.
Với những cơ sở GD không đủ điều kiện dạy trực tuyến thì các nhà trường chủ động đa dạng hóa hình thức dạy học cho phù hợp
Bà Thúy đánh giá, việc dạy học trực tuyến đòi hỏi nhiều điều kiện liên quan như đường truyền internet, máy tính hoặc điện thoại thông minh, đòi hỏi cả khả năng ứng dụng công nghệ của GV và HS... nên việc này chỉ áp dụng được ở những nơi có đủ điều kiện, chưa thể triển khai ở tất cả các trường, cho tất cả HS.
Do vậy trong chỉ đạo lần này, lưu ý những trường chưa đảm bảo điều kiện dạy học trực tuyến, thì nhà trường cần chủ động, tích cực phối hợp với gia đình, các tổ chức chính trị, XH ở địa phương đa dạng hóa các hình thức dạy học khác như giao các phiếu học tập; giao bài tập qua điện thoại; thu và sửa bài tập định kỳ, sửa và gửi lại cho HS...
"Với những giải pháp như vậy, chúng tôi sẽ cố gắng để tất cả học sinhtuy phải tạm dừng đến trường nhưng không phải dừng việc họcvà sẽ cố gắng cao nhất để hoàn thành Kế hoạch năm học; đặc biệt sẽ cố gắng để tất cả các em học sinh lớp 9 và lớp 12 hoàn thành chương trình học tập, đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021", Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.
Nỗ lực hết mình
Bắt đầu từ hôm nay (1/2), nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã triển khai dạy học trực tuyến.
Thầy giáo Phạm Xuân Tùng- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phong Cốc cho hay, nhà trường có trên 500 HS với 17 lớp. Ngay từ cuối tuần trước, nhà trường yêu cầu GV rà soát phương tiện học trực tuyến của HS và lên kế hoạch dạy học. Ngay từ tuần đầu tháng 2, trường đã triển khai dạy học trực tuyến cho HS với những môn: Toán, Tiếng việt, tiếng Anh. Kết quả, 17/17 lớp đều học trực tuyến. Hơn 90 % HS có máy tính, điện thoại thông minh phục vụ việc học tập tại nhà.
"Từ tháng 3/2020 nhà trường đã triển khai dạy học trực tuyến nên các cô rất thành thạo. Qua Zalo nhóm lớp, GV gắn kết với phụ huynh chủ động hẹn giờ học, nhưng các lớp học đều diễn ra trong giờ hành chính", thầy giáo Tùng chia sẻ.
Thị xã Quảng Yên có 100% các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học trực tuyến
Bà Nguyễn Thị Thủy- Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên cho hay, khi có những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, phòng GD&ĐT đã chủ động tham mưu UBND thị xã chuyển hình thức dạy học từ trực tiếp trong trực tuyến. Đồng thời, phòng GD hướng dẫn các trường lên phương án, kế hoạch dạy học để nhà trường chủ động. Sau khi có kế hoạch dạy học, các nhà trường gửi báo cáo lãnh đạo phòng và chủ động các phương án dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và phụ huynh.
Qua khảo sát, tại thị xã Quảng Yên, 100% các trường tiểu học, THCS đều tổ chức dạy học trực tuyến cho HS.
Bà Thủy cho biết, việc dạy học trực tuyến các trường đã có kinh nghiệm và rất chủ động. Buổi sáng ngày 1`/2, qua rà soát, bậc tiểu học có 89,9% HS, THCS có 97,6% HS tham gia học trực tuyến.
Với những HS không học trực tuyến, GV giao bài cho HS qua các kênh: Zalo, hẹn phụ huynh đến trường, những trường hợp khó khăn GV giao bài tận nhà.
Trường hợp GV giao cho HS làm tại nhà, phòng GD yêu cầu các cô giáo phải nhắc phụ huynh nộp bài lại cho GV để các cô đánh giá, nhận xét. Vừa dạy trực tuyến vừa kiểm tra bài HS, GV khá vất vả nhưng với tinh thần ngừng đến trường không ngừng học nên các thầy cô luôn cố gắng, khắc phục, bà Thủy khẳng định.
Trường Đại học Giáo dục triển khai mô hình đào tạo giáo viên mới Năm 2020, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh và đào tạo giáo viên ngành Lịch sử và Địa lí chất lượng cao bằng chương trình đào tạo tân tiến, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội với chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này là 60 chỉ tiêu. Trường Đại học Giáo...