Nơi các cô giáo đến trường bằng trái tim người mẹ
Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi tàn tật tỉnh Phú Thọ là nơi các cô giáo dành trọn tình yêu cho các con.
Các cô giáo nơi đây đến trung tâm không chỉ dạy văn hóa như các trường học thông thường mà còn có chức năng chăm sóc và chỉ bảo các em học sinh về mọi mặt. Tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi Tàn tật Việt Trì, nơi đây với chức năng bảo trợ xã hội, giáo dục chuyên biệt, hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh khuyết tật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các cô giáo giảng dạy các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt là những học sinh kiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ.
Với những đặc thù các giáo viên vừa là cô giáo vừa chăm sóc các em như một người mẹ, bởi vì học sinh không chỉ chậm về tiếp thu kiến thức văn hóa mà các em còn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Có những em khuyết tật mồ côi các cô hỗ trợ chăm sóc 100% từ ăn uống đến sinh hoạt cá nhân. Hiện tại Trung tâm nuôi dạy 127 em từ 7 đến 17 tuổi.
Trung tâm giảng dạy và chăm sóc các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt là những học sinh kiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lễ chào cờ bằng ngôn ngữ ký hiệu trong khai giảng năm học 2022-2023.
Cô giáo Nguyễn Thị Nghĩa, Giám đốc trung tâm chia sẻ: “Trung tâm hiện có 38 cán bộ, giáo viên đều tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm và được đào tạo về chứng chỉ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Ở đây mỗi giáo viên đều nỗ lực hết sức để bao quát từng em học sinh, với mong muốn có thể giúp các em hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực. Cùng với đó là định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Từ đó các em hình thành, phát triển kỹ năng sống cần thiết, trang bị những kiến thức sơ giản và cơ bản nhất của cấp tiểu học để phát huy tối đa năng lực của học sinh, giúp các em có thể tiếp tục học tập; hướng nghiệp, học nghề và trở thành những thành viên độc lập và hòa nhập trong cộng đồng xã hội”.
Cô giáo Cô Nguyễn Thị Minh Thọ dạy môn toán lớp học khiếm thính.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thọ là một giáo viên công tác lâu năm tại trung tâm chia sẻ:” Điều khó khăn nhất là việc trao đổi thông tin với các em trong quá trình tiếp xúc là phải thông qua ngôn ngữ kí hiệu. Không những thế, khả năng tiếp thu của các em rất chậm, không đồng đều. Bên cạnh đó sức khỏe các em có nhiều hạn chế và tâm lý không như trẻ bình thường nên trong quá trình dạy cô giáo phải nghĩ ra phương pháp cho các em giải trí để các em thoải mái, vui vẻ, không căng thằng trong quá trình học.
Chúng tôi không thể chữa lành khuyết điểm trên cơ thể của các em, nhưng với những kiến thức, kĩ năng, tình yêu thương của người giáo viên tôi luôn mong muốn có thể giúp các em có thể đủ kiến thức và kỹ năng sống để hòa nhập cùng cộng đồng, xoa dịu bớt phần nào sự thiệt thòi của các em”.
Cô giáo hướng dẫn học sinh vẽ tranh bằng bút sáp trong tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
Video đang HOT
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là chương trình được trung tâm đặc biệt chú trọng để rèn luyện kỹ năng cho các em học sinh khuyết tật. Các em học sinh khuyết tật của trung tâm thường xuyên được tham gia những hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt ngoại khóa về các môn nghệ thuật, từ đó các em hoàn thiện hơn về kỹ năng sống.
Cô giáo hướng dẫn học sinh nội trú sinh hoạt thường ngày.
Hiện tại trung tâm đang nuôi dạy 7 trẻ mồ côi từ 0 đến 10 tuổi. Đối với các bé mồ côi ít tháng tuổi luôn có các mẹ trông coi 24/24. Các bé được chăm sóc ở phòng riêng, đảm bảo sạch sẽ, và điều kiện sống cơ bản. Cô giáo Nguyễn Thị Vọng Nguyệt, người trực tiếp chăm các bé mồ côi chia sẻ: “Các con không chỉ khiếm khuyết về thể chất mà điều làm chúng tôi trăn trở nhất là phần lớn đều bị chính người thân bỏ rơi nên các con luôn khao khát có được tình yêu thương của mọi người. Có những bé trung tâm nhận nuôi khi còn quá non, sức khỏe yếu, có những bé phải theo dõi ở viện trong vài tuần sức khỏe mới ổn định. Các bé mồ côi rất đáng thương, chúng tôi chăm sóc các con như con đẻ của mình. Chúng tôi chỉ mong các bé lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoãn, phát triển bình thường, có thể tự chăm sóc bản thân và có ích cho xã hội”.
Mẹ Nguyễn Thị Vọng Nguyệt và bé Nguyễn Phương Thanh 6 tháng tuổi.
Các bé mồ côi được theo dõi sức khỏe mỗi ngày và kiểm tra chiều cao, cân nặng theo định kì.
Lãnh đạo trung tâm bảo trợ trẻ em MCTT Việt Trì và đại diện doanh nghiệp trong lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Với sự đoàn kết và nỗ lực năm học 2021-2022 sau 29 năm thành lập, lần đầu tiên trung tâm được nhận giấy khen Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt tập thể lao động xuất sắc. Số học sinh được khen thưởng tăng gấp đôi so với những năm học trước.
Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi tàn tật Việt Trì Phấn đấu trở thành một trung tâm giáo dục chuyên biệt có chất lượng cao ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, để mỗi học sinh của trung tâm đều có cơ hội phát triển, có khả năng thích ứng được với cuộc sống và hòa nhập xã hội, có tâm hồn hướng thiện, phát huy tối đa năng lực cá nhân để khắc phục những khiếm khuyết của bản thân. Đồng thời giáo dục học sinh phát triển toàn diện, có kỹ năng sống, luôn năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên tự tin để hòa nhập cộng đồng. Bằng tình yêu thương bằng “ Trái tim người mẹ” mỗi giáo viên nơi đây luôn tận tâm từng ngày để trao cho các em học sinh tình yêu thương và nghị lực sống.
Cô giáo Vi Thị Thơm 'gieo chữ' ở Bản Ngày, học trò quý như người mẹ thứ hai
Lớp tôi dạy ở Bản Ngày (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) chỉ có 20 học sinh dân tộc Tày, Dao. Các em tiếp thu bài tuy hơi chậm, nhưng bù lại đều rất ngoan.
Đó là chia sẻ của cô giáo Vi Thị Thơm (sinh năm 1977) - giáo viên Trường Tiểu học Vô Ngại (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh).
Cô Thơm được học trò, phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến bởi sự tâm huyết, nhiệt tình và tận tâm với nghề.
Cô Vi Thị Thơm được biết đến là một tấm gương nhà giáo tiêu biểu của nhà trường về sự nỗ lực, kiên trì, vượt khó.
Cô giáo Vi Thị Thơm kiên trì bám lớp, gian nan gieo chữ cho học sinh vùng cao (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cô chia sẻ, năm 1998, sau khi rời ghế nhà trường, cô được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu phân công về công tác tại Trường Tiểu học Húc Động.
Đến năm 2002, cô chuyển công tác về Trường Tiểu học Vô Ngại đến nay đã gần chục năm gắn bó và dạy ở 7 điểm trường của ngôi trường này.
Cô giáo Vi Thị Thơm đã từng dạy học tại 7 điểm trường của Trường Tiểu học Vô Ngại (Ảnh: NVCC)
"Năm 1998, sau khi ra trường, tôi về công tác tại Trường Tiểu học Húc Động (huyện Bình Liêu).
Tới năm 2002, tôi chuyển về Trường Tiểu học Vô Ngại và gắn bó với ngôi trường này đến nay.
Tôi đã từng dạy ở những điểm xa trường chính tới hơn chục cây số như: Khe Lánh, Nà Nhái, Cầu Sắt...
Được công tác, rèn luyện, bồi dưỡng tại nhiều điểm trường đã giúp tôi tiến bộ, trưởng thành hơn. Đó cũng là quãng thời gian tôi được trau dồi kỹ năng chuyên môn và có thêm nhiều động lực để gắn bó với nghề.
Ở bất kỳ đâu, tôi đều nhận được sự ủng hộ, cổ vũ to lớn từ các đồng nghiệp, các thế hệ học trò đáng mến", cô Thơm chia sẻ.
Cô Vi Thị Thơm cùng các học trò ở điểm trường Bản Ngày (Ảnh: NVCC)
Hiện, cô Thơm đang dạy ở điểm trường Bản Ngày. Điểm trường này tuy không quá xa, nhưng đến đây phải đi xe qua cầu treo, đòi hỏi tay lái phải vững.
Những ngày mưa to gió lớn, cô Thơm phải xuống dắt xe qua đoạn cầu treo này.
Mỗi ngày đến trường, cô Thơm phải đi qua cầu treo, đòi hỏi tay lái phải vững (Ảnh: NVCC)
Vượt lên mọi vất vả, khó khăn, cô Thơm cùng những đồng nghiệp nơi đây luôn bám trường, lớp dạy chữ cho các em, trở thành người mẹ thứ 2 của học sinh nhà trường.
"Lớp tôi dạy ở Bản Ngày chỉ có 20 học sinh dân tộc Tày, Dao. Các em tiếp thu bài tuy hơi chậm, nhưng bù lại đều rất ngoan.
Ở đây, nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhiều phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn bắt con nghỉ học, đi làm.
Vì thế, chúng tôi phải thường xuyên đến tận nhà vận động để cho con em họ quay lại lớp...", cô giáo Thơm kể.
Ban ngày dạy học, đến tối cô Thơm lại trăn trở bên trang giáo án để tìm những phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với các em học sinh, giúp các em dễ tiếp thu bài.
Ngoài dạy kiến thức, cô còn dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, lắng nghe học trò để nắm được tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
Những vất vả, gian nan của cô giáo Vi Thị Thơm được phụ huynh ghi nhận, các em học sinh yêu mến, coi cô như người mẹ thứ hai của chúng.
Trong quá trình công tác, cô Thơm đã tham gia nhiều cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh và đạt được nhiều thành tích.
Cụ thể, cô là giáo viên giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường từ năm học 2003 - 2004 tham gia đều đặn đến nay.
Giáo viên giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện tham gia thi từ năm học 2005-2006 đến nay và đạt 10 lần; 4 lần đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; Tham gia và có 1 lần đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh.
Cô có 10 năm công tác đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Được Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 lần.
Đặc biệt, cô Vi Thị Thơm được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác và phong trào thi đua năm học 2018-2019.
Tiết dạy xuyên biên giới nhiều quốc gia của cô giáo Việt Nam Qua màn hình trực tuyến, các học sinh của một trường huyện thuộc tỉnh Nam Định đã có những buổi học Tiếng Anh xuyên biên giới, kết nối với nhiều lớp học ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Ấn Độ, Đài Loan... Ở Trường Tiểu học Giao Thiện (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), những cô cậu...