Nỗ lực thu hẹp bất đồng để đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza
Ngày 8/7, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, ông John Kirby cho biết các quan chức cấp cao của Mỹ đang nỗ lực thu hẹp khác biệt giữa hai bên, nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza sau nhiều tháng xung đột.
Xe quân sự Israel được triển khai gần biên giới với Dải Gaza ngày 2/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Kirby cho biết, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns và đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Brett McGurk đã có cuộc gặp với người đồng cấp của Ai Cập, Israel và Jordan tại Cairo vào ngày 8/7. Trong các cuộc thảo luận này, các bên đã hết sức nỗ lực song vẫn chưa thể thu hẹp sự khác biệt quan điểm giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas. Người phát ngôn này khẳng định quan chức Mỹ cùng đồng cấp các nước vẫn duy trì nỗ lực hết sức có thể trong các cuộc thảo luận vài ngày tới đây.
Hiện các nước trung gian hòa giải trong đó có Mỹ đang đẩy mạnh nỗ lực hòa giải để hướng tới thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas, nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 9 tháng ở dải đất ven Địa Trung Hải.
Những cuộc đàm phán ở giai đoạn sau sẽ có sự tham gia của các nhà hòa giải hàng đầu gồm Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns, Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Ai Cập Abbas Kamel, Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Israel (Mossad) David Barnea và phái đoàn cấp cao của Hamas do lãnh đạo chính trị Ismail Haniyeh dẫn đầu.
Các cuộc đàm phán lần này có được động lực mới khi phong trào Hamas và Israel bắt đầu thể hiện sự linh hoạt sau nhiều tháng bế tắc. Hamas tuần trước đã giảm bớt các điều kiện của mình, theo đó nhóm này từ bỏ yêu cầu Israel phải cam kết bằng văn bản về lệnh ngừng bắn vĩnh viễn khi giai đoạn đầu của thỏa thuận kết thúc. Thay vào đó, Hamas muốn các nhà hòa giải Mỹ, Qatar và Ai Cập phải đảm bảo bằng văn bản rằng các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn vĩnh viễn sẽ bắt đầu ngay khi giai đoạn 6 tuần đầu tiên bắt đầu. Israel đã “đồng ý có điều kiện” với đề xuất mới của Hamas, đồng thời nêu bật quan điểm cuối cùng của nước này rằng Hamas phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian biểu và các chi tiết về việc thả con tin.
Video đang HOT
Các nguồn tin cho rằng hiện vẫn còn khoảng cách lớn giữa hai bên về vấn đề quản lý và an ninh ở Gaza thời hậu xung đột khi Israel quyết tâm loại bỏ Hamas và từ chối rút hoàn toàn khỏi vùng đất này. Trong khi đó, Hamas tiếp tục khẳng định “vai trò hậu chiến” trong việc quản lý Gaza và phản đối việc triển khai các lực lượng quốc tế, theo như yêu cầu của Israel.
Trong một diễn biến liên quan, lãnh đạo phong trào Hồi giáo Hamas, ông Ismail Haniyeh ngày 8/7 cho rằng việc lực lượng quân đội Israel tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công mới nhằm vào thành phố Gaza, với việc điều động các đoàn xe tăng tiến vào trung tâm thành phố từ nhiều hướng khác nhau, có nguy cơ làm đổ vỡ các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn mang tính quyết định. Ông Haniyeh cũng kêu gọi các nhà trung gian hòa giải gây sức ép để Israel ngừng các hoạt động như vậy.
Cùng ngày, thành viên văn phòng chính trị của Hamas, ông Husam Badran cho rằng việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn phụ thuộc vào Israel lúc này, nhất là khi Hamas đã thể hiện sự linh hoạt đối với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn.
Theo số liệu được phía Israel công bố, cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas nhằm vào miền Nam nước này đã khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và hơn 250 người bị bắt làm con tin. Trong khi đó, theo các quan chức y tế ở Gaza, hơn 38.000 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công quân sự của Israel.
Mỹ nhận định đề xuất ngừng bắn mới của Hamas là 'bước đột phá'
Nhà Trắng hoan nghênh đề xuất ngừng bắn mới nhất của Hamas là "bước đột phá", thiết lập khung cho thỏa thuận con tin có thể xảy ra.
Người dân Palestine sơ tán tránh xung đột tại Khan Younis, Dải Gaza, ngày 2/7. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ tiết lộ rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã nhận được đề xuất mới nhất của Hamas vài ngày trước, và đã nghiên cứu đề xuất này trước cuộc điện đàm kéo dài 30 phút giữa ông Biden và Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm 5/7.
"Cuộc thảo luận đã trình bày chi tiết, xem xét văn bản của thỏa thuận, mang tính xây dựng và thúc đẩy. Đồng thời, cuộc thảo luận đã đưa ra một cách rõ ràng về nhiệm vụ sắp tới và các bước phải được thực hiện để hoàn tất thỏa thuận này", quan chức Mỹ cho biết.
Trong diễn biến liên quan, giới chức cho biết phái đoàn Israel do Giám đốc Cơ quan Tình báo (Mossad) David Barnea dẫn đầu sẽ tới thủ đô Doha của Qatar để đàm phán với các nhà trung gian của Mỹ, Ai Cập và Qatar trong những ngày tới.
Nhà Trắng dự đoán rằng các cuộc đàm phán tại Doha có thể diễn ra sớm nhất là vào ngày 5/7. Họ cho biết đề xuất của Hamas phù hợp với thỏa thuận hòa bình ba giai đoạn mà ông Biden đã vạch ra vào ngày 31/5, đã được Chính phủ Israel chính thức chấp thuận và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua.
Giới chức Mỹ nhận định đề xuất trước đó của Hamas có chứa các yếu tố có thể thương lượng, nhưng một số thì không. Phản ứng của Nhà Trắng đối với đề xuất mới của Hamas tích cực hơn nhiều.
"Tôi nghĩ rằng khung đàm phns đã được vạch ra và chúng tôi phải đưa ra các bước thực hiện. Hamas đã điều chỉnh khá đáng kể lập trường và điều đó rất đáng khích lệ. Chúng tôi đã nghe thấy điều tương tự từ phía Israel", quan chức Mỹ giấu tên cho hay. Tuy nhiên, vị quan chức này nhấn mạnh thỏa thuận vẫn chưa hoàn tất.
"Điều này không có nghĩa là thỏa thuận này sẽ hoàn tất trong vài ngày. Vẫn có nhiều công việc quan trọng cần phải thực hiện", vị quan chức cho hay.
Xe quân sự Israel được triển khai gần biên giới với Dải Gaza ngày 29/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cho đến thời điểm hiện tại, rào cản chính trong các cuộc đàm phán là quan điểm khác biệt về cách thức chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn thứ hai của thỏa thuận.
Giai đoạn đầu tiên của thoả thuận bao gồm việc Hamas trả tự do cho các con tin cao tuổi, người bị bệnh và phụ nữ trong thời gian ngừng bắn kéo dài 6 tuần. Trong khi đó, Israel sẽ rút quân khỏi các thành phố Gaza và thả những người Palestine bị giam giữ.
Giai đoạn thứ hai bao gồm thả tất cả các con tin còn lại cũng như thi thể của những người đã tử vong, chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch và Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza. Giai đoạn thứ ba sẽ đánh dấu khởi đầu quá trình tái thiết Gaza.
Quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đầu tiên sang giai đoạn thứ hai sẽ được đàm phán trong thời gian ngừng bắn 6 tuần đầu tiên. Lệnh ngừng bắn vẫn có hiệu lực nếu các cuộc đàm phán thiện chí vẫn diễn ra. Tuy nhiên, Hamas muốn có sự đảm bảo mạnh mẽ hơn về con đường dẫn đến lệnh ngừng bắn vĩnh viễn.
Theo quan chức cấp cao của Mỹ, một số vấn đề chính trong quá trình chuyển đổi từ giai đoạn đầu sang giai đoạn hai thực sự là trở ngại. Song các bên đã có bước đột phá trong lĩnh vực đó. Ông cho hay nhiều vấn đề sẽ được đàm phán tại Doha liên quan đến trình tự và sau đó là việc thả các con tin.
"Xét đến những diễn biến gần đây, chúng tôi tin rằng có cơ hội khá lớn. Chúng tôi hoan nghênh Thủ tướng Israel đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội đó, bằng cách trao quyền cho nhóm đàm phán tại Doha trong những ngày tới", ông nói.
Sức ép tứ bề Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza đã diễn ra tròn 8 tháng mà chưa bớt khốc liệt, với số người thương vong tăng lên từng ngày. Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel tại thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza ngày 31/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN Trong bối cảnh đó, đề xuất...