Nó được ví là “hạt trường thọ”, chỉ 15.000đ/kg, bổ hơn táo tàu, ăn vào dưỡng huyết đẹp da
Không chỉ rẻ, ngon, nấu được nhiều món, hạt bé tí này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các loại hạt luôn được đánh giá cao bởi chúng giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và lạc là một trong số đó. Nghiên cứu cho thấy, trong lạc giàu đạm, chất béo, vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu, axit béo không bão hòa, chất chống oxy hóa cực kỳ có lợi cho cơ thể.
Ăn lạc thường xuyên giúp bổ khí, dưỡng huyết, tăng cường trí não, giữ ẩm phổi, giảm ho, bảo vệ mạch máu và chống lão hóa hiệu quả. Cũng bởi những công dụng tuyệt vời này mà người ta ví lạc như “hạt trường thọ”.
Không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt lạc còn có thể nấu được nhiều món ngon như: Canh mướp lạc, lạc rang, kẹo lạc… Bài viết này, Bếp rva sẽ chia sẻ đến bạn một số món ngon dễ nấu từ hạt lạc mà ai cũng có thể làm được.
Vì sao mùa hè nên ăn lạc?
1. Thúc đẩy lưu thông máu
Lạc giàu vitamin E nên hỗ trợ thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện hệ tuần hoàn từ đó giúp làn da của bạn sáng khỏe, hồng hào, căng tràn sức sống.
2. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Trong lạc chứa hàm lượng lớn protein, chất béo lành mạnh vì thế nó được xem là nguồn năng lượng tự nhiên giúp tăng hiệu quả công việc, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
3.Tăng cường hệ miễn dịch
Lượng vitamin cùng khoáng chất trong lạc là cực kỳ cao, ăn thường xuyên sẽ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Mùa hè cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công, việc ăn lạc thường xuyên sẽ giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, hạn chế ốm đau.
4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong lạc rất giàu các chất xơ nên hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngừa táo bón.
Nguyên liệu
- Củ sen: 1 củ
- Dưa chuột: 1 quả
- Lạc
- Xì dầu
- Giấm balsamic
- Đường
- Muối
Cách làm
1. Củ sen, dưa chuột bạn rửa sạch rồi thái thành miếng vừa ăn. Lạc rang chín.
2. Pha nước sốt trộn nộm gồm: 1 thìa xì dầu, 1 thìa giấm balsamic, đường, muối với lượng vừa phải. Dùng đũa khuấy đều cho gia vị tan.
3. Cho củ sen, dưa chuột, lạc vào bát lớn, rưới nước sốt lên trên sau đó dùng đũa trộn đều để nguyên liệu ngấm sốt là hoàn thành.
Nộm củ sen dưa chuột với lạc lạ miệng mà ngon. Dưa chuột cùng củ sen thanh mát, lạc thơm ngậy thêm phần sốt chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác.
Nguyên liệu
Video đang HOT
- Lạc sống: 200g
- Giấm gạo: 2 thìa
- Muối
Cách làm
1. Lạc sống rửa sạch rồi cho vào nồi đổ nước xâm xấp bề mặt sau đó đậy vung và bật bếp đun sôi. Lạc sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, ngâm thêm 5 phút nữa là bạn có thể vớt ra.
2. Rửa lạc qua nước lạnh để loại bỏ tạp chất. Dùng tay chà nhẹ tách bỏ vỏ lạc sau đó vớt ra rổ cho ráo nước.
3. Cho 1 bát con giấm cùng 1 chút muối, khuấy đều lên sau đó bỏ lạc đã tách vỏ vào ngâm khoảng 30 – 60 phút là được.
4. Vớt lạc ra bát, cho thêm dưa chuột và các loại rau ăn kèm theo sở thích của bạn là có món ngon chiêu đãi cả nhà.
Lạc ngâm giấm ăn bùi thơm, có vị chua dịu nhẹ, vị đậm đà của muối ăn rất ngon. Bạn có thể dùng món này làm đồ nhậu hoặc ăn với cơm trắng đều rất thích.
Nguyên liệu
- Cần tây: 2 nhánh
- Lạc
- Lá nguyệt quế
- Hành lá
- Gừng thái chỉ
- Tỏi băm
- Xì dầu
- Dầu mè
- Muối ăn
Cách làm
1. Cần tây rửa sạch, chần qua nước sôi rồi thái nhỏ vừa ăn. Cho lạc vào nồi, thêm lá nguyệt quế, hành lá, gừng thái lát rồi đun lửa lớn chừng 15 phút.
2. Sốt trộn cho món này gồm có: Tỏi băm, ớt, xì dầu, dầu mè, muối. Bạn thay đổi lượng gia vị theo khẩu vị của gia đình, miễn sao có đủ các loại nguyên liệu trên là được.
3. Lần lượt cho cần tây đã thái nhỏ, lạc luộc vào bát rồi rưới phần sốt đã pha sẵn vào. Dùng đũa trộn thật đều cho lạc ngấm gia vị sau đó múc ra đĩa là hoàn thành.
Lạc được luộc cùng các gia vị nên thơm và đậm đà. Cần tây chần sơ qua nên bớt vị hăng mà vẫn giữ được độ giòn thanh mát. Sốt trộn đậm đà giúp món ăn này trở nên hấp dẫn hơn.
Lạc luộc
Nguyên liệu
- Lạc tươi mới nhổ
- Ớt khô
- Lá nguyệt quế
- Hoa hồi
- Hành lá
- Gừng
- Muối ăn
Cách làm
1. Lạc tươi bạn phải rửa thật kỹ để trôi hết đất bẩn sau đó đập dập để khi luộc lạc ngấm gia vị.
2. Cho lạc vào nồi, thêm ớt khô, lá nguyệt quế, hoa hồi, quế, hành lá, gừng thái lát, muối cùng 1 bát nước xâm xấp bề mặt lạc.
3. Đậy nắp vung và bật bếp luộc khoảng 30 phút là lạc chín. Tắt bếp, ủ lạ khoảng 3 tiếng thì vớt ra và thưởng thức.
Khác với cách luộc thông thường, lạc luộc kiểu này rất thơm, ngon, đậm vị ai ăn cũng mê tít.
Lạc không chỉ rẻ mà còn ngon và là một trong những hạt giàu dinh dưỡng, nó thậm chí còn bổ hơn cả quả óc chó và táo đỏ. Mâm cơm có thêm món ăn ngon từ lạc sẽ thêm phong phú và đầy đủ dinh dưỡng hơn.
Kỳ tuyển sinh đại học đang đến gần, gợi ý 6 món ngon giúp con giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ
Kỳ thi đại học là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của một đứa trẻ. Không chỉ cố gắng hết sức làm bài tốt, cha mẹ cũng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, giúp các con có trạng thái thật tốt để bước vào kỳ thi.
Vậy món ngon nào có thể giúp tăng cường sức khỏe trí não?
Để các con có thể làm bài tốt nhất trong kỳ thi đại học sắp tới, ngoài việc ôn luyện kỹ càng thì nhu cầu dinh dưỡng càng trở nên quan trọng. Trẻ cần đủ chất, giải tỏa căng thẳng, đầu óc minh mẫn nên các thực phẩm bổ não rất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày.
1. Trứng bác cà chua
Món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng lại cung cấp cho các con nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Nguyên liệu cần thiết gồm 2 quả cà chua, 2 quả trứng gà, 1 nhánh hành lá, 1 củ hành tím, muối, đường, chút giấm trắng.
Bước 1: Cà chua rửa sạch, lột vỏ, cắt đôi để loại bỏ phần cứng ở cuống. Bạn có thể bỏ hạt nếu thích. Thái cà chua thành miếng nhỏ.
Bước 2: Trong một bát khác, đập hai quả trứng vào, thêm 1/3 thìa cà phê muối cùng vài giọt giấm. Khuấy đều.
Bước 3: Rửa sạch hành lá, cắt nhỏ. Hành tím băm nhỏ.
Bước 4: Làm nóng chảo, đổ dầu vào. Sau khi dầu nóng, cho trứng vào. Khi trứng se lại thành mảng lớn, khuấy nhẹ đến khi chúng dần đổi màu. Múc ra đĩa.
Bước 5: Cho xíu dầu vào chảo, tiếp đó cho hành tím vào phi thơm. Trút cà chua vào xào mềm, nêm chút muối. Bạn có thể cho chút nước vào giúp cà chua nhanh mềm hơn. Tiếp đó. cho trứng trở lại chảo, nêm nếm lại cho vừa miệng. Rắc hành lá cắt nhỏ lên và đảo đều. Trút ra đĩa và thưởng thức.
2. Lạc trộn cần tây
Lạc (đậu phộng) là loại thực phẩm quen thuộc tốt cho sức khỏe não bộ. Nguồn dinh dưỡng trong lạc dồi dào, chúng chứa nhiều kẽm giúp tăng cường trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch và chống lão hóa.
Ngoài lạc rang, lạc luộc phổ biến, lạc có thể chế biến thành món chè, món ăn ngon giúp bổ sung dinh dưỡng cho não bộ, chẳng hạn món lạc trộn cần tây.
Nguyên liệu cần thiết gồm nửa bát con lạc, 3 nhánh cần tây, nửa củ cà rốt, nửa thìa muối, hai thìa giấm, 1 thìa nước tương, nửa thìa đường, 1 miếng quế nhỏ, 1 bông hoa hồi, hành tím và gừng.
Bước 1: Rửa sạch lạc và ngâm trong nước khoảng 1 giờ.
Bước 2: Nạo vỏ cà rốt, cắt thành dải dài vừa ăn. Cần tây bỏ gốc, rửa sạch, cắt khúc ngắn xéo vừa ăn.
Bước 3: Cho nước vào nồi đun sôi, thêm quế, hồi, hành, gừng vào. Đun lửa to khoảng 2 phút để mùi thơm tỏa ra. Tiếp đó cho lạc vào đun chừng 1 phút, tắt bếp. Để lạc nguội tự nhiên.
Bước 4: Lấy một nồi khác, cho vài giọt dầu ăn cùng 1 thìa muối vào nước đun sôi. Cho cà rốt vào chần nhanh khoảng gần 1 phút, cần tây chần trong 30 giây. Vớt nhanh ra cho vào nước lạnh. Để ráo nước hoàn toàn.
Bước 5: Lạc, cà rốt, cần tây cho vào bát tô. Thêm muối, đường, nước tương, giấm vào trộn đều, nêm nếm lại cho vừa ăn.
3. Táo đỏ hầm củ mài
Táo đỏ rất giàu vitamin C, vitamin B, canxi, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong y học cổ truyền, táo đỏ có tác dụng dưỡng trung bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ ích vị. Táo đỏ cũng có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, bổ máu, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
Nguyên liệu cần thiết gồm 3 củ mài, 80g táo đỏ, 50g đường, 2 nhánh tỏi, nước tương, dầu hào, mật ong, hành lá cắt nhỏ.
Bước 1: Cho táo đỏ vào nước cùng 1 thìa bột mì rửa sạch. Vớt ra, dùng kéo cắt đôi, bỏ hạt.
Bước 2: Củ mài gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn hoặc để khúc dài tùy ý.
Bước 3: Cho nước vào nồi đun sôi, đổ củ mài vào, thêm 50g đường nấu cùng. Đun lửa to trong khoảng 15 phút. Dùng đũa thử xem củ mài mềm thì vớt ra.
Bước 4: Chuẩn bị nước sốt gồm 2 thìa nước tương, 1 thìa dầu hào, 1 thìa mật ong, 3 thìa nước, khuấy đều. Tỏi bóc vỏ, không cần cắt nhỏ.
Bước 5: Trong một nồi lớn, cho tỏi vào phi thơm và cho củ mài vào. Rưới nước sốt đã chuẩn bị vào. Thêm táo đỏ cùng nửa thìa dầu ăn. Đậy vung và đun lửa nhỏ trong khoảng 8 phút. Thêm nước nếu cần.
Khi được, thêm hành lá cắt nhỏ lên trên. Món ăn lạ miệng nhưng giàu dinh dưỡng. Một cách khác nhanh nhất giúp bạn hấp thu được dinh dưỡng của táo đỏ cũng như củ mài là thực hiện món củ mài luộc và cắt nhỏ táo đỏ để ủ trà.
4. Bánh yến mạch
Yến mạch rất giàu vitamin B1, B2, vitamin E và các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt. Axit -glutamic chứa trong bột yến mạch có thể thúc đẩy quá trình truyền thông tin giữa các tế bào não và cải thiện trí nhớ.
Nguyên liệu cần thiết làm bánh bột yến mạch gồm 100g yến mạch, 3 quả trứng gà, 3g men nở, 30g đường, 300g bột mì, 150g sữa tươi.
Bước 1: Cho yến mạch, trứng, men nở, đường, bột mì và sữa vào tô. Khuấy đều rồi dùng tay nhào bột. Nhào thành khối, bọc bột lại bằng màng bọc thực phẩm. Để bột nghỉ trong khoảng 20 phút. Sau đó nhào kĩ.
Bước 2: Sau khi nhào kĩ, bọc lại tiếp cho bột nở gấp đôi. Tiếp đó, nhào bột cho thoát khí. Vo thành khối bột lớn. Chia thành các khối bột nhỏ. Cán mỏng thành bánh dẹt. Để bánh nghỉ thêm 10 phút.
Bước 3: Dùng chảo hoặc lò nướng, nồi chiên không dầu đều được. Dùng chảo có thể nhanh chóng và tiện lợi hơn. Đặt các miếng bánh nhỏ lên chảo, để lửa nhỏ tầm hai phút thì trở bánh. Làm tương tự cho đến khi hết bột. Hoặc bạn có thể đặt vào khay và nướng hai mặt ở lò với nhiệt độ 190 độ C trong 2 phút.
5. Cá chép om xì dầu
Cá chép giàu dưỡng chất như axit béo không no và DHA. DHA là một trong những chất cần thiết để hình thành nên hệ thần kinh và võng mạc. Chúng có tác dụng tốt đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ và phòng ngừa, điều trị bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi. Bổ sung cá chép vào bữa ăn sẽ giúp thúc đẩy não bộ khỏe mạnh.
Nguyên liệu cần thiết làm món cá chép om xì dầu gồm 1 con cá chép, hành lá, tỏi, gừng, ớt đỏ, hạt tiêu, rượu nấu ăn, dầu điều tạo màu, bột năng, xì dầu, nước tương.
Bước 1: Cá chép sau khi mua về làm sạch, khứa vài đường trên thân cho dễ ngấm gia vị. Sau đó nêm vào cá 1 chút muối, tiêu, 1 thìa rượu nấu ăn, cắt hành tím và chà xát lên thân cá. Ướp trong 8 phút.
Bước 2: Chuẩn bị tỏi, gừng, thái lát, ớt đỏ chẻ dọc hoặc cắt khoanh. Có thể dùng cà chua bổ múi cau để tạo màu, nếu bạn dùng màu dầu điều thì bỏ qua cà chua. Hoặc bạn không cần cả hai nguyên liệu này bởi nước tương và xì dầu cũng tạo màu sắc món cá chép đẹp mắt rồi.
Bước 3: Rắc một lớp bột năng mỏng đều lên thân cá để bột hút nước và giữ cá nguyên vẹn. Đặt cá vào đĩa trũng lòng. Bỏ lên trên mình cá hành, gừng một ít, còn lại nhét vào bụng cá. Cho vào xửng hấp cách thủy khoảng 25 đến 30 phút là chín. Trước khi tắt bếp, rưới 2 thìa nước tương, 1 thìa xì dầu lên cá.
6. Tôm chua ngọt
Tôm giàu taurine tốt cho trí não và hỗ trợ phát triển sự thông minh. Chúng cung cấp dinh dưỡng phong phú cho não bộ.
Nguyên liệu cần thiết làm món tôm chua ngọt gồm 500g tôm, nước lọc, dầu hào, tương cà, đường, tỏi băm, gừng băm, giấm, dầu hào.
Bước 1: Tôm bỏ đầu, rút chỉ đen, bỏ bớt phần vỏ cứng. Thêm gừng thái nhỏ, hạt tiêu và 1 thìa rượu nấu ăn vào ướp trong 5 phút.
Bước 2: Pha nước sốt chua ngọt: Dùng 5 thìa nước lọc, 5 thìa tương cà, 3 thìa đường, 2 thìa giấm, 1 thìa dầu hào. Khuấy đều.
Bước 3: Cho dầu vào chảo đun nóng, thêm tỏi và gừng băm vào phi thơm. Sau đó, cho tôm vào xào đều đến khi tôm chuyển màu đỏ cam và hơi cong lại. Cho phần sốt chua ngọt đã chuẩn bị vào, đảo đều, đậy vung. Đun lửa nhỏ trong vòng 1 phút.
Chúc bạn thực hiện các món ngon tăng cường trí thông minh và bổ não thành công!
Cách làm kẹo hạt điều đãi khách Kẹo lạc, bánh mứt, chè lam, hoa quả,...là những món ăn thường được các gia đình sử dụng trong những ngày tết nguyên đán để đãi khách. Hôm nay, mình sẽ giúp cho thực đơn của các gia đình thêm phong phú hơn với món kẹo hạt điều. Cũng gần giống như kẹo lạc, nhưng hạt điều có vị ngon, bùi hơn hạt...