Những vùng da dễ xuất hiện nếp nhăn và cách chăm sóc phù hợp
Nếp nhăn là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Để duy trì vẻ tươi trẻ, cần hiểu rõ về làn da và áp dụng những biện pháp chống lão hóa phù hợp…
1. Những vùng da nào dễ xuất hiện nếp nhăn?
1.1. Vùng da trên trán
Theo ThS.BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, vùng da trên trán thường dễ xuất hiện nếp nhăn, do các lớp tế bào dưới da tại đây thường mỏng. Cùng với đó, lượng tế bào mỡ ít nên da kém đàn hồi hơn so với các vùng da khác.
Ngoài các lý do về mặt tuổi tác, lão hóa, nếp nhăn hình thành trên trán do nhiều nguyên nhân khác như thói quen nhíu lông mày, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hút thuốc…
Có hai loại nếp nhăn là nếp nhăn động và nếp nhăn tĩnh:
- Nếp nhăn động là những đường gấp trên da, xuất hiện khi chúng ta thể hiện cảm xúc.
- Nếp nhăn tĩnh là những nếp nhăn vẫn còn tồn tại ngay cả khi khuôn mặt bạn đang bình thường, thoải mái.
Nếu bạn thường xuyên nhăn mày hoặc nhăn trán khi suy nghĩ, sẽ tạo ra nếp nhăn động trên trán. Theo thời gian, khi động tác này lặp lại một cách thường xuyên, các nếp nhăn này sẽ tạo thành các nếp nhăn tĩnh, giống như việc bạn gấp một tờ giấy nhiều lần.
Nếu bạn thường xuyên nhăn mày hoặc nhăn trán khi suy nghĩ, sẽ tạo ra nếp nhăn động trên trán.
1.2. Vùng mắt
Vùng da dưới mắt là vùng da khá nhạy cảm và cực kỳ mỏng. Khi bạn già đi, da sẽ mất đi một lượng collagen nhất định, vùng da xung quanh mắt cũng dần mất đi sự đàn hồi. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bọng mắt, quầng thâm và các nếp nhăn quanh mắt.
Ngoài ra, sự chuyển động liên tục của các cơ mắt khi cười, nheo mắt và có thói quen thức khuya cũng góp phần vào việc hình thành nếp nhăn ở vùng da này.
1.3. Vùng da quanh miệng
Vùng da quanh miệng rất dễ xuất hiện nếp nhăn do các hoạt động cười, nói chuyện, ăn nhai lặp đi lặp lại. Thường xuyên sử dụng ống hút cũng là một trong những thói quen dẫn đến hình thành nếp nhăn ở khóe miệng.
Theo thời gian, nếu không áp dụng các biện pháp chăm sóc chống lão hóa phù hợp, những nếp nhăn ở hai bên mũi kéo dài xuống miệng sẽ trở nên sâu và rõ hơn.
Video đang HOT
1.4.
Da cổ thường bị bỏ quên trong các chu trình chăm sóc da hàng ngày. Không những thế, cúi đầu liên tục để nhìn vào điện thoại cũng là nguyên nhân chính khiến các nếp nhăn thường xuất hiện sớm hơn và rõ hơn ở cổ.
Cúi đầu liên tục để nhìn vào điện thoại cũng khiến các nếp nhăn thường xuất hiện sớm hơn và rõ hơn ở cổ.
2. Làm thế nào để hạn chế nếp nhăn?
Nếp nhăn là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Bởi vậy, không thể ngăn ngừa hoàn toàn sự xuất hiện của các nếp nhăn trên da. Thay vào đó, để hạn chế nếp nhăn và duy trì vẻ tươi trẻ của làn da, bạn nên:
- Sử dụng kem chống nắng : Ánh nắng mặt trời là một trong những thủ phạm hàng đầu đẩy nhanh tốc độ lão hóa da và hình thành nếp nhăn. Để bảo vệ làn da trước tác động tiêu cực của tia UV, bạn nên sử dụng kem chống nắng hằng ngày, đặc biệt là trên những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng như mặt, cổ và tay…
- Dưỡng ẩm da đều đặn: Dưỡng ẩm cho da sẽ giúp da căng mọng, đàn hồi hơn và có thể giúp ngăn ngừa hình thành các nếp nhăn trong tương lai. Tùy từng loại da, hãy lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da.
- Sử dụng một số thành phần chống lão hóa: Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa rất tốt cho da. Vitamin C có thể chống lại một số hậu quả do tia UV và các yếu tố môi trường khác gây ra bằng cách bất hoạt các gốc tự do.
Ngoài ra, retinoids cũng là thành phần được nghiên cứu chứng minh về tác dụng chống lão hóa. Cần lưu ý sử dụng sản phẩm có nồng độ thấp, dạng nhẹ và bắt đầu với một số lượng nhỏ sau mỗi vài ngày. Bởi thành phần có thể gây khô và bong tróc da cực kỳ nghiêm trọng nếu sử dụng ở nồng độ cao.
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể cũng như ngăn ngừa lão hóa. Theo đó, bạn nên cắt giảm đường, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh cũng như các loại rượu, thức uống chứa caffeine… giúp giảm nếp nhăn và chống lão hóa từ bên trong.
- Tránh xa các thói quen xấu: Thức khuya có ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều phương diện của sức khỏe. Những người thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ có làn da kém sắc, xỉn màu, thâm sạm… do không đủ thời gian để làn da phục hồi và tái tạo. Cũng vì lý do này mà dẫn đến các dấu hiệu lão hóa hình thành nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hút thuốc lá, nhai kẹo cao su… cũng có thể góp phần tạo nếp nhăn sớm hơn. Theo thời gian, những động tác như mím môi sẽ tạo nên áp lực cho vùng da quanh miệng và dần dần hình thành nếp nhăn. Hãy từ bỏ những thói quen này để giúp hạn chế nếp nhăn.
Tuổi 40 cần lưu ý gì trong chăm sóc da?
Với mỗi một giai đoạn tuổi qua đi, sự lão hóa càng rõ ràng, ảnh hưởng không chỉ ở da trên khuôn mặt mà diễn biến quá trình lão hóa còn xuất hiện ở phần xương, cơ, dây chằng và lớp mỡ dưới da.
Vậy tuổi 40 cần lưu ý gì trong chăm sóc da, chống lão hóa?
Khi bước vào độ tuổi 40, khả năng đàn hồi của da bắt đầu suy giảm do lượng collagen và elastin sụt giảm, đồng thời trao đổi chất của cơ thể cũng giảm đi. Mô mỡ dưới da và dây chằng bắt đầu lỏng lẻo, bề mặt da dễ bị tổn thương do ánh sáng và nội tiết tố.
Biểu hiện chính là làn da kém tươi sáng, các sắc tố hình thành và phát triển dễ thấy ở hai bên má. Đặc biệt là sự hình thành rõ rệt các nếp nhăn ở khóe mắt và khóe miệng làm khuôn mặt già hơn.
Ở giai đoạn này, cần lưu ý:
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chứa hoạt chất chống lão hóa như serum, vitamin C , E, peptide, retinol, tretinoin...
Kết hợp các sản phẩm phục hồi, cấp ẩm cho da như HA, B5, B9, peptide...
Tuy nhiên cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ với những sản phẩm điều trị để tránh tình trạng da bị thương tổn không hồi phục được.
Ngoài ra, phần cơ mặt và dây chằng cũng có xu hướng bắt đầu lỏng lẻo, nên có thể ứng dụng phương pháp nâng cơ và căng da vùng mặt như công nghệ sóng HIFU, RF và cải thiện nếp nhăn quanh mắt, miệng và những vùng thiếu hụt thể tích bằng chất làm đầy, toxin.
Giai đoạn tiền mãn kinh thường xuất hiện ở phụ nữ 40 - 47 tuổi. Phụ nữ ở giai đoạn này bị ảnh hưởng của nội tiết tố và môi trường khiến da ở vùng mặt, cổ lão hóa càng rõ rệt hơn. Do đó, việc phải duy trì các sản phẩm chăm sóc đặc trị là vô cùng cần thiết.
Dưới đây là những lưu ý chăm sóc da trong giai đoạn sau 40 tuổi:
1. Làm sạch da
Làm sạch da luôn cần thiết ở mọi độ tuổi và quan trọng hơn khi bước vào giai đoạn sau 40 tuổi. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với da để làm sạch da 2 lần mỗi ngày giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu và lớp trang điểm tích tụ trên da - những tác nhân bít tắc lỗ chân lông và góp phần hình thành nếp nhăn.
Ngoài ra, làm sạch da cũng kích thích lưu lượng máu đến da, thúc đẩy sự phát triển các tế bào mới và cải thiện sức khỏe làn da tổng thể.
Làm sạch da luôn cần thiết ở mọi độ tuổi và quan trọng hơn khi bước vào giai đoạn sau 40 tuổi.
2. Chăm sóc da với sản phẩm chống lão hóa
Sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất chống lão hóa là bước chăm sóc da phụ nữ ở giai đoạn sau 40 tuổi không thể bỏ qua. Retinoids và vitamin C là hai hoạt chất thường được khuyên dùng.
- Retinoids giúp giảm nếp nhăn bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, kích thích sản xuất các mạch máu mới trên da, giúp cải thiện màu da, đồng thời hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.
Retinoids có thể gây khô và kích ứng da, do đó bạn nên dùng 2-3 lần mỗi tuần ở giai đoạn đầu và sau đó có thể dùng 1 lần mỗi ngày, thoa vào ban đêm.
Lưu ý thoa kem chống nắng mỗi ngày vì retinoids tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng. Ngoài ra, phải kiên trì sử dụng retinoids 6-12 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng tăng tổng hợp collagen, làm chậm quá trình lão hóa da. Lợi ích của vitamin C là làm sáng da bằng cách ức chế hoạt động của men tyrosinase gây nám da.
Do đó, giảm tác hại của ánh sáng mặt trời lên da gây bỏng nắng hoặc ung thư da. Ngoài ra, hoạt chất chống viêm hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và nhanh lành vết thương.
Vitamin C có thể gây cảm giác châm chích nhẹ nên cần điều chỉnh tần suất phù hợp ở thời gian đầu để da quen dần với hoạt chất.
Ngoài ra, phải kiên trì sử dụng tối thiểu 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất và thoa kem chống nắng vào ban ngày.
3. Dưỡng ẩm
Sau tuổi 40, da trở nên khô hơn và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Do đó, dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Bạn cần uống nhiều nước, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm da có chứa hoạt chất hyaluronic acid hoặc glycerin, có thể sử dụng thêm nước hoa hồng để cân bằng pH và giữ ẩm cho da. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp kem dưỡng ẩm cơ thể, dưỡng ẩm mặt và son dưỡng môi.
Sau tuổi 40, việc dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết.
4. Kem mắt
Vùng da quanh mắt vô cùng mỏng nên dễ dàng xuất hiện dấu hiệu lão hóa đầu tiên. Sau tuổi 40, các nếp nhăn và vết chân chim bắt đầu xuất hiện quanh mắt nhiều hơn. Do đó, sử dụng kem dưỡng mắt chứa thành phần dưỡng ẩm và chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, giảm bọng mắt, đẩy lùi dấu hiệu của lão hóa.
5. Kem chống nắng
Kem chống nắng là không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da ở mọi độ tuổi, giúp ngăn ngừa tác hại của tia UV lên da gây lão hóa da sớm và các tổn thương da khác. Thoa kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 30 mỗi ngày, kể cả những ngày trời âm u.
6. Một số lưu ý khác
Để duy trì vẻ đẹp của làn da nói chung, bạn cần:
- Ngủ đủ giấc: Khi ngủ cơ thể sản xuất collagen và sữa chữa những tổn thương da do tiếp xúc tia UV hoặc tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Do đó, ngủ đủ giấc đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, giữ gìn làn da trẻ trung.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ thực phẩm gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc có thể cung cấp các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Những thực phẩm này chứa vitamin và khoáng chất thúc đẩy sản xuất collagen và giúp bảo vệ da khỏi tác hại do các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng khiến cơ thể sinh cortisol, gây lão hóa sớm. Áp dụng các liệu pháp như thiền, thở sâu, yoga giúp thư giãn, giảm căng thẳng và duy trì vẻ tươi trẻ của làn da.
Nguyên nhân khiến da mụn mãi không khỏi Mụn là tình trạng phổ biến và có thể tiến triển dai dẳng mãi không khỏi. Vậy cần làm gì để hạn chế mụn, giúp da khỏe đẹp từ bên trong? 1. Nguyên nhân gây mụn trứng cá ThS. BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai,...