Những tư thế ngồi không tốt cho bà bầu bụng to, 3 tháng cuối mẹ phải tránh
Mẹ bầu ngồi sai tư thế có thể dẫn đến đau lưng, mỏi người và thậm chí cản trở oxy đến thai nhi.
Khi mang thai đến 3 tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ to hơn hẳn thì cơ thể cũng dễ bị mất cân bằng hơn. Vì vậy trong giai đoạn này, mẹ cần cẩn trọng khi đi lại, đứng lên, ngồi xuống để đề phòng xảy ra tình huống trượt ngã nguy hiểm. Không chỉ vậy, ngay cả khi “ngồi một chỗ” mẹ cũng cần lưu ý đến tư thế ngồi để không gây hại cho bản thân và em bé. 5 tư thế ngồi dưới đây mẹ bầu nên hạn chế.
Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên nhưng thói quen này lại có thể làm hạn chế sự lưu thông máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, phù chân là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, tư thế này càng khiến máu dồn về phía chân gây to chân thêm. Ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực.
Ngồi vắt chéo chân không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bà bầu. (Ảnh minh họa)
Ít ai ngờ rằng tư thế ngồi thõng vai quen thuộc cũng không hề tốt. Khi ngồi theo tư thế này, dây thần kinh tủy sống sẽ phải gánh trọng lượng lớn hơn bình thường, không hề tốt cho mẹ bầu.
Khi mẹ bầu ngồi chân không chạm dất, máu sẽ bị đổ dồn xuống chân nhiều hơn, dẫn đến tình trạng phù nề. Vì vậy khi cần ngồi trên ghế cao, mẹ bầu nên có thêm một chiếc ghế nhỏ hoặc đệm để kê chân sao cho đầu gối ngang bằng hoặc cao hơn phần mông một chút.
4. Ngồi gập người về phía trước
Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập có thể khiến lưu lượng oxy đến bé bị giảm sút, có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do thiếu oxy.
Chị em thường ngồi nửa mông mỗi khi trên giường nhưng theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.
Video đang HOT
Khi ngồi, mẹ bầu nên để toàn bộ phần lưng dựa vào ghế, thẳng lưng hoặc hơi ngửa ra một chút. (Ảnh minh họa)
Vậy tư thế ngồi nào phù hợp và an toàn cho mẹ bầu? Đó là ngồi thẳng lưng, vai và hông nép sát vào thành ghế, tay để trên đùi hoặc tay cầm của ghế. Mẹ bầu dễ bị đau lưng nên hãy chuẩn bị thêm một chiếc gối nhỏ để ở phía sau dựa lưng. Ngoài ra, mẹ không nên ngồi lâu trong một tư thế, thỉnh thoảng hãy đứng lên đi lại cho thoải mái và thư giãn cơ thể.
Thấy dấu hiệu này ở chân, có thể bạn đang gặp nguy hiểm
Suy tim còn gọi là suy tim sung huyết, xảy ra khi cơ tim không bơm máu bình thường.
Sưng phù chân có thể là dấu hiệu của suy tim vì khi tim không bơm tốt, chất dịch từ bên trong các mạch máu có xu hướng rò rỉ ra các mô xung quanh - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một số bệnh như bệnh động mạch vành, trong đó, động mạch bị thu hẹp hoặc huyết áp cao, dần dần khiến tim quá yếu hoặc quá cứng để bơm máu hiệu quả, theo Mayo Clinic.
Nhiều người chỉ nghĩ rằng khi nào đau ngực mới là đau tim, theo Express.
Nhưng cơn đau tim không phải lúc nào cũng kéo theo các dấu hiệu rõ ràng của đau ngực hoặc vai.
Có một vài dấu hiệu ít được biết đến và bất thường cảnh báo về sự nguy hiểm sắp xảy ra, bao gồm ra máu nướu hoặc sưng phù chân.
Do đó, một dấu hiệu cảnh báo bất thường, ít được biết đến về tình trạng này là phát hiện dấu hằn lõm xuống của vớ trên da sau khi cởi vớ ra, theo Express.
Khi bị sưng phù chân và mắt cá, sẽ thường để lại vết lõm lún xuống trên da sau khi cởi vớ.
Nhận biết sưng phù chân
Giữ nước ở bàn chân và chân được gọi là phù ngoại biên. Phù có thể xuất hiện khi có dấu vớ để lại trên chân và mắt cá chân vào cuối ngày.
Có thể kiểm tra dấu hiệu này bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân hoặc xương ống chân để xem sau khi thả tay ra, da có bị lún hoặc lõm xuống không, theo Express.
Điều này được gọi là hiện tượng ứ đọng nước trong mô liên kết và có thể chỉ ra suy tim xung huyết.
Tại sao sưng phù chân là dấu hiệu của suy tim?
Phù có thể là dấu hiệu của suy tim vì khi tim không bơm tốt, chất dịch từ bên trong các mạch máu có xu hướng rò rỉ ra các mô xung quanh.
Chân và mắt cá chân là khu vực thường dễ bị phù nhất do ảnh hưởng của trọng lực.
Bác sĩ Carl Orringer, từ Đại học Y Miami Miller (Mỹ), giải thích, phù ngoại biên cũng có thể do nhiều vấn đề, theo Express.
Nhưng đó có thể là một dấu hiệu quan trọng nếu kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng khác của suy tim.
Các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể bao gồm:
Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm
Mệt lả
Sưng phù ở chân, mắt cá và bàn chân
Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Giảm khả năng tập thể dục
Ho dai dẳng hoặc khò khè với đờm có màu trắng hoặc hồng
Đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm
Sưng trướng bụng
Tăng cân rất nhanh do giữ nước
Chán ăn và buồn nôn
Khó tập trung hoặc giảm sự tỉnh táo
Đột ngột, khó thở nghiêm trọng và ho ra màu hồng, chất nhầy sủi bọt
Đau ngực nếu suy tim là do cơn đau tim gây ra
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đi khám ngay nếu nghi ngờ các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy tim.
Và cấp cứu ngay lập tức nếu gặp bất kỳ dấu hiệu sau:
Đau ngực
Ngất xỉu hoặc lả người
Nhịp tim nhanh hoặc không đều kèm theo khó thở, đau ngực hoặc ngất xỉu
Đột ngột khó thở nghiêm trọng và ho ra màu hồng, chất nhầy sủi bọt
Đột ngột tăng 2 - 3 kg chỉ trong vài ngày mà không rõ lý do, theo Mayo Clinic.
Mặc dù những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là do suy tim, nhưng cũng có thể do các bệnh về tim và phổi đe dọa tính mạng khác. Đừng cố gắng tự chẩn đoán. Hãy gọi cấp cứu để được giúp đỡ ngay lập tức.
Tại sao nên bỏ ngay thói quen ngồi bắt chéo chân? Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Mỹ, ngồi quá nhiều làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh mạn tính. Đối với những người có yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông cao, cần phải tránh ngồi bắt chéo chân - ẢNH: SHUTTERSTOCK Nhưng có một tư thế ngồi đặc biệt nguy hại, đó là...