Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
Táo đỏ là thực phẩm tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích, nhưng những trường hợp dưới đây nên hạn chế ăn táo đỏ kẻo gây hại cho sức khỏe.
Tác dụng của táo đỏ với sức khỏe
Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, theo y học hiện đại, những tác dụng của táo đỏ hầu hết đến từ thành phần dinh dưỡng bên trong. Quả táo đỏ chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa. Đặc biệt, đây là nguồn cung cấp phong phú các hợp chất như flavonoid, polysaccharid và axit triterpenic.
Bên cạnh đó, táo đỏ còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và ít calo. Cụ thể, trong 100g táo đỏ sống chứa chất béo 0,2g, chất đạm 1,2g, carbohydrate 20,2g, kali 250 mg, vitamin C 69 mg (khoảng 77% giá trị hằng ngày được khuyến nghị).
Ngoài ra, táo đỏ còn chứa một số loại khoáng chất khác như photpho, canxi, magiê và một lượng vitamin B phức hợp nhất định. Nước sắc từ dược liệu có thể làm cho Albumin huyết thanh cùng với Protid toàn phần tăng rõ. Từ đó có thể thấy rằng dược liệu này tác dụng bảo vệ chức năng gan, đồng thời giúp tăng lực cơ.
Theo y học cổ truyền, các tài liệu đông y ghi nhận dược liệu đại táo vị ngọt, tính bình có công dụng bổ trung, cường lực, ích khí, trừ phiền muộn, dưỡng tỳ, bình vị khí, giải độc.
Táo đỏ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được
Đại táo là vị thuố.c quý nên dược liệu này có mặt phổ biến trong rất nhiều đơn thuố.c chữa bệnh. Ngoài ra, với hương vị ngọt thanh và kết cấu dai mềm, táo đỏ thường được sử dụng trong các món ngọt truyền thống và các món hầm bổ dưỡng như gà hầm, chè dưỡng nhan, cháo, súp.
Tùy thuộc vào từng bài thuố.c mà có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hay phơi khô. Thông dụng nhất là kết hợp với các vị thuố.c khác rồi sắc lấy nước uống. Liều dùng khuyến cáo là khoảng 5-10 quả một ngày. Tuy nhiên, tùy trường hợp, mục đích sử dụng có thể điều chỉnh và sử dụng liều lượng phù hợp để tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Những người nên hạn chế ăn táo đỏ
Táo đỏ tuy tốt cho sức khỏe nhưng có một số người nên hạn chế ăn thực phẩm này. Báo VietNamNet dẫn lời, bác sĩ Đoàn Thu Hồng, phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn, táo đỏ là món ăn vặt lành tính, gần như không có tác hại, cần chú ý tránh ăn táo nếu đang dùng một trong các loại thuố.c sau:
- Thuố.c chống trầm cảm
- Thuố.c chứa các chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SSNRI)
- Một số loại thuố.c chống co giật: Phenytoin, phenobarbitone, carbamazepine
Ngoài ra lượng đường cao trong táo đỏ sấy khô cũng sẽ không tốt cho những người thừa cân, béo phì hay tiểu đường type 2. Vì vậy những người này cũng không nên ăn quá nhiều táo đỏ sấy.
Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?
Táo đỏ là loại quả tốt cho sức khỏe, vậy mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?
Táo đỏ có tác dụng gì?
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS.BSNT. Lê Thanh Hằng - Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, táo đỏ hay còn gọi là đại táo, là quả chín của cây táo tàu có tên khoa học là Zizyphus sativa Mill, thuộc họ Táo Rhamnaceae. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Nam Á và bắt đầu được đem đi nhân giống ở nhiều nơi trên thế giới.
Táo đỏ vị ngọt, tính ôn, quy kinh tỳ vị, tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân, điều hòa dinh vệ, hòa giải các vị thuố.c.
Táo đỏ mang lại nhiều lợi ích như:
- Táo đỏ có hàm lượng kali phù hợp giúp cơ thể cân bằng điện giải và duy trì sức mạnh cơ bắp.
- Lignins trong táo đỏ là loại chất xơ có đặc tính chống oxy hóa, kích thích sản xuất tế bào miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Vitamin C trong táo đỏ cũng là thành phần có tác dụng nâng cao miễn dịch, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Táo đỏ rất tốt cho sức khỏe
- Các hợp chất chống oxy hóa trong táo đỏ như flavonoid, polysaccharide, axit triterpenoid và vitamin C có thể ngăn ngừa sự tấ.n côn.g của các gốc tự do. Nhờ đó giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch và nhiều loại bệnh ung thư.
- Hoạt chất phenolic, saponin và flavonoid trong táo đỏ có thể làm dịu thần kinh, giúp an thần nên có thể giảm căng thẳng, giúp chúng ta dễ ngủ, ngủ ngon, sâu giấc hơn.
- Các chất trong táo đỏ được cho rằng có thể cải thiện chức năng não bộ, bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương, tăng cường trí nhớ.
- Với hàm lượng chất xơ cao, táo đỏ hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhuận tràng và phòng táo bón.
- Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh táo đỏ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Táo đỏ có thể giúp giảm nồng độ creatinin và urê nên rất tốt cho thận.
- Trong táo đỏ có hàm lượng sắt và phốt pho dồi dào nên giúp người ăn phòng bệnh thiếu má.u do thiếu sắt. Các hoạt chất saponin, alkaloid và triterpenoid cũng có tác dụng thải độc má.u.
- Các thành phần khoáng chất canxi, phốt pho, sắt có trong táo đỏ giúp tăng cường sức mạnh xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?
Báo Lao động dẫn nguồn trang Healthline cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, táo đỏ có hàm lượng đường khá cao, nếu sử dụng không đúng cách, có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, vì đường dư thừa trong cơ thể có thể gây ra các phản ứng viêm, làm suy yếu hệ miễn dịch theo thời gian.
WHO khuyến nghị, chỉ nên ăn 3-5 quả táo đỏ mỗi ngày để đảm bảo hấp thụ tối đa lợi ích mà không gây tác dụng ngược.
Nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe Hàn Quốc cũng nhấn mạnh, mặc dù táo đỏ tốt cho hệ miễn dịch, nhưng những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn quá nhiều vì chất xơ trong táo đỏ có thể gây đầy hơi, khó tiêu.
Viện này khuyến khích người dùng có thể kết hợp táo đỏ với các loại thảo dược khác như cam thảo hoặc gừng, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm thiểu khả năng gây kích ứng dạ dày.
Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) khuyến cáo, người đang dùng thuố.c a.n thầ.n, thuố.c chống đông má.u, hoặc thuố.c điều trị bệnh lý mạn tính cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng táo đỏ, bởi táo đỏ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuố.c này.
Nhìn chung, táo đỏ là một lựa chọn tuyệt vời để tăng cường miễn dịch nếu sử dụng đúng cách. Tuân thủ các lưu ý về liều lượng, đối tượng sử dụng, cách kết hợp sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích từ loại quả này mà không gặp phải rủi ro cho sức khỏe.
Những người nào không nên ăn lạc? Lạc (đậu phộng) là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người không nên ăn lạc. Ăn lạc có tác dụng gì? Ăn đậu phộng (lạc) bị nhiều người tránh, vì nhiều lý do từ sợ tăng cân đến các vấn đề về mụn đều liên quan mật thiết đến lạc. Thực tế...