Những trường hợp mẹ bầu tuyệt đối không nên uống sữa
Sữa rất tốt cho mẹ bầu, và hầu hết mẹ bầu nào cũng uống sữa dù thích hay không vì nghĩ rằng sữa tốt thai nhi. Tuy nhiên, có một số trường hợp các mẹ tuyệt đối nên tránh xa loại thực phẩm này.
Sữa bầu hay sữa tươi là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng mẹ bầu thường được khuyên bổ sung trong thai kỳ để mẹ khỏe, con phát triển tốt. Vậy nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên uống sữa, đặc biệt nếu rơi vào những trường hợp dưới đây, mẹ uống sữa còn khiến “ phản tác dụng”.
Bà bầu bị viêm thực quản trào ngược
Theo các chuyên gia, chất béo có trong sữa có thể dẫn đến việc áp lực cơ thắt thực quản thấp hơn áp lực co bóp của dạ dày, từ đó khiến chứng viêm thực quản trào ngược chuyển biển nặng hơn.
Bà bầu bị loét đường tiêu hóa
Ở một mức độ nhất định, sữa có thể giảm bớt sự kích thích của axit dạ dày trên bề mặt vết loét. Tuy nhiên, uống sữa thường xuyên sẽ kích thích tiết axit dạ dày và ruột khiến bệnh nặng hơn.
Người mang thai bị thiếu máu do thiếu hụt sắt
Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, bà bầu sẽ bị thiếu máu. Lúc này,bà bầucần uống viên sắt hoặc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên, những mẹ bầu thuộc nhóm này mà uống sữa, thì canxi trong sữa và sắt sẽ kết hợp với nhau tạo thành muối không hòa tan, khiến cơ thể không thể hấp thụ sắt.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ Sản khoa, nếu không uống được sữa bầu thì các bà bầu vẫn có thể thay thế sữa bằng một số thực phẩm quen thuộc có đủ vitamin A, D, canxi, acid folic cho mẹ và bé. Và đây là những gợi ý:
Sữa chua: Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua tương đương với sữa bầu, thậm chí chúng còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ phòng tránh được bệnh táo bón, thừa cân trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày để bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng.
Sữa đậu nành: Trong sữa đậu nành có rất nhiều canxi cần thiết để hỗ trợ phát triển hệ xương thai nhi. Tuy nhiên nếu mẹ sử dụng sữa đậu nành để thay thế sữa bầu thì nhớ bổ sung thêm một số thực phẩm có chứa axít folic, sắt, vitamin C, D.
Hải sản: Nếu muốn bổ sung canxi, Omega-3 cho bé bà bầu cũng có thể ăn thêm hải sản như tôm, cá biển, ngao, sò, ốc,… Tuy nhiên phải nhớ dị ứng thì tránh xa và phải ăn khi đã được chế biến kỹ lưỡng nhé!
Theo 2sao.vn
7 dấu hiệu VÀNG chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, các mẹ bầu không còn phải lo lắng
Nếu có những dấu hiệu này, bạn cứ an tâm mà tình dưỡng bởi vì thai nhi đang rất phát triển và lớn lên từng ngày trong bụng mẹ.
Mẹ bị ốm nghén
Ốm nghén thường "nặng" nhất vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây cũng là khoảng thời gian có tỉ lệ sảy thai cao nhất nên các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Các mẹ hãy nhớ, ốm nghén là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi 1 em bé đang lớn lên trong cơ thể bạn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thực phẩm, thèm một món ăn nào đó, buồn nôn, đau tức ngực, đau thắt lưng,...
Chú ý: Dấu hiệu ốm nghén rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nếu bỗng dưng mẹ bầu thấy mình mất hẳn các hiện tượng thai nghén (trong 3 tháng đầu) thì đó là tín hiệu không tốt chút nào. Thông thường, đến khoảng tháng thứ 4 - 5, dấu hiệu nghén sẽ dần mất đi đi và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thai máy đạp liên tục
Bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ, em bé bắt đầu hoạt động trong bụng mẹ. Bé bắt đầu đạp và cử động nhẹ nhàng. Đến tháng thứ 6 bé có các phản ứng cụ thể với âm thanh bên ngoài. Do đó mẹ bầu có thể cho bé nghe nhạc để thư giãn và cho bé làm quen với âm thanh.
Để biết em bé của mình luôn khỏe mạnh, trong ngày bạn cần đếm được số lần bé nhúc nhích, cử động, đạp trong bụng bạn khoảng 10 lần. Nếu bé máy quá ít, có thể là do bé mệt, nếu bé máy quá nhiều có thể bé sẽ cảm thấy khó chịu trong người.
Thường xuyên đi tiểu
Các mẹ đừng than vãn vì việc này nữa nhé! Thực ra, đi tiểu thường xuyên chứng tỏ thai nhi đang không ngừng phát triển, tử cung của mẹ từ đó cũng giãn ra theo sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên bàng quang, khiến mẹ thường xuyên cần "giải quyết".
Dấu hiệu này sẽ theo mẹ trong suốt 9 tháng thai kỳ, đặc biệt khi tử cungcàng phát triển mạnh vào những tháng cuối thì mẹ càng gặp tình trạng này nhiều hơn.
Nhịp tim dao động từ 110 đến 160 nhịp/ phút
Việc khám thai đúng và đủ theo chỉ định của bác sỹ sẽ giúp bạn biết được nhịp tim của mẹ và bé và tình trạng của em bé trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Bạn cũng có thể chạm vào bụng của mình, chú ý thì sẽ lắng nghe được nhịp tim của thai nhi. Bằng cách này bạn dễ dàng xác định được em bé của mình đang khỏe mạnh hay không.
Nồng độ đường huyết bình thường
Một trong những nỗi sợ hãi của phụ nữ mang thai đó là bệnh tiểu đường trong quá trình thai nghén. Bởi căn bệnh này dễ gây những biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và em bé. Chính vì vậy, nếu bà bầu kiểm tra thấy nống độ đường huyết bình thường thì bạn có thể yên tâm một phần rằng em bé của mình đang phát triển khỏe mạnh.
Mẹ tăng cân đều
Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 - 16kg. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 - 1,8kg.Nếu trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, mẹ thấy mình tăng trung bình khoảng 0,3 - 0,5kg/tuần thì có nghĩa là em bé đang rất ổn đấy nhé!
Cảm giác đau nhẹ
Khi thai nhi phát triển càng lớn thì cơ thể mẹ bầu ngày càng nặng nề, khó chịu và mệt mỏi. Chính vì vậy nếu bà bầu thấy có cảm giác đau lưng, đau nhẹ thì vẫn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, một khi mẹ bầu có những dấu hiệu đau nhói hoặc quá mức, một cách thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng thai sản sớm.
Theo www.phunutoday.vn
Những thay đổi lạ lùng của cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng nhưng thực ra hoàn toàn bình thường Trong quá trình mang thai, cơ thể một số mẹ bầu có những thay đổi rất lạ lùng, nhưng các mẹ đừng vội lo lắng. Mỗi giai đoạn mang thai đều có những thay đổi ngạc nhiên và không phải lúc nào sự thay đổi cũng kèm theo dấu hiệu cảnh báo. Trong trích đoạn của cuốn sách mới về quá trình mang...