Những trường đại học đầu tiên thông báo xét tuyển bổ sung
Sau khi công bố điểm trúng tuyển ở phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác, nhiều trường đại học đã thông báo điều kiện, thời gian xét tuyển bổ sung.
Cụ thể, ngày 15/9, ĐH Công nghiệp TP.HCM công bố mức điểm trúng tuyển của phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, ở các ngành đào tạo là từ 19 đến 27 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là Luật kinh tế (chương trình đại trà) với 27 điểm. Ở phân hiệu Quảng Ngãi, điểm chuẩn các ngành đào tạo của trường thấp hơn – đều là 17 điểm.
Cùng ngày, ĐH Công nghiệp TP.HCM thông báo xét tuyển bổ sung bằng phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT từ ngày 16/9 đến 16h ngày 30/9.
Nhà trường tuyển bổ sung 180 chỉ tiêu cho 8 ngành/nhóm ngành đào tạo ở cơ sở TP.HCM. Ngưỡng đảm bảo nhận hồ sơ mà trường đưa ra cho các ngành/nhóm ngành này là 19 điểm.
Danh sách ngành/nhóm ngành xét tuyển bổ sung và chỉ tiêu của ĐH Công nghiệp TP.HCM như sau:
Từ kết quả điểm trúng tuyển và số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển thông qua các phương thức khác nhau, ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM dự kiến không xét tuyển bổ sung theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Tuy nhiên, nhà trường sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung ở phương thức xét tuyển học bạ.
“Căn cứ vào số lượng thí sinh nhập học thực tế từ ngày 16/9 đến 30/9, nhà trường sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển học bạ bổ sung theo hai phương thức đến hết 17h ngày 3/10″, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM – cho biết.
Mức điểm nhận hồ sơ bổ sung ở phương thức xét tuyển học bạ tổ hợp 3 môn lớp 12 và xét điểm trung bình 3 học kỳ mà trường quy định là từ 18 điểm trở lên.
ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM dự kiến đợt nhận hồ sơ xét bổ sung lần này là đợt xét tuyển cuối cùng của kỳ tuyển sinh năm 2022. Đây cũng là cơ hội để thí sinh chưa đăng ký xét tuyển học bạ hoặc đạt điểm thi tốt nghiệp THPT không như kỳ vọng có thể theo ngành học yêu thích tại trường.
Video đang HOT
Ở Học viện Hàng không Việt Nam, việc nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vẫn đang được tiến hành. Nhà trường tuyển bổ sung ở 6 ngành đào tạo với tổng chỉ tiêu là 370. Thời gian nhận hồ sơ xét bổ sung của trường kéo dài đến 17h ngày 22/9.
Đợt xét tuyển bổ sung này, Học viện Hàng không Việt Nam xét tuyển trên 4 phương thức là ưu tiên xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường; xét kết quả học tập THPT; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia; và xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Chỉ tiêu và ngưỡng đảm bảo xét tuyển ở các phương thức và ngành đào tạo của Học viện Hàng không Việt Nam như sau:
Năm nay, Học viện Hàng không Việt Nam đưa ra mức điểm chuẩn của phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT ở các ngành đào tạo là từ 17 đến 23,3 điểm.
Trong đó, điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hàng không là 21,3 điểm. Ngành Kinh tế vận tải, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có điểm chuẩn là 19. Các ngành CNKT điện tử viễn thông, CNKT công trình xây dựng, CNKT điều khiển và tự động hóa đều lấy điểm chuẩn là 17 điểm.
Những thí sinh trúng tuyển đợt tuyển bổ sung của Học viện Hàng không Việt Nam sẽ làm thủ tục nhập học từ ngày 26/9 đến 30/9.
ĐH Quốc tế Miền Đông cũng dự kiến xét đợt bổ sung từ ngày 1/10 và công bố kết quả trúng tuyển vào ngày 5/10. Nhà trường mở nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung đối với các ngành còn chỉ tiêu tuyển sinh. Điểm sàn nhận hồ sơ của đợt bổ sung này không thấp hơn những đợt trước đó.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu sau xét tuyển đợt 1 được tiếp tục tuyển sinh các đợt bổ sung (căn cứ theo số lượng chỉ tiêu còn lại sau khi đã trừ số lượng chỉ tiêu theo nội dung tại quyết định xử lý vi phạm hành chính – nếu có).
Các cơ sở đào tạo tuyển bổ sung sẽ cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học các đợt, phương thức xét tuyển, các hình thức đào tạo theo đúng cấu trúc dữ liệu, đúng quy định trong các danh mục về tuyển sinh (trường phổ thông, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn…) và đúng thời gian quy định vào hệ thống.
Đối với những thí sinh trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm nhưng sơ suất không đăng ký thành công trên hệ thống, Bộ GD&ĐT cho biết các cơ sở đào tạo có thể xét tuyển bổ sung ngay như đối tượng đã đăng ký xét bổ sung.
Thêm nhiều trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh
Thêm nhiều trường đại học vừa công bố phương án tuyển sinh 2022, trong đó hầu hết đều giảm dần chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT.
Đại học Kinh tế TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh. Cơ sở tại TP.HCM tuyển 6.550 chỉ tiêu, 31 chương trình đào tạo. Tại phân hiệu Vĩnh Long, trường tuyển 600 chỉ tiêu với 12 chương trình đào tạo, trong đó 6 chương trình tuyển sinh toàn quốc gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, Luật kinh tế, Kinh doanh nông nghiệp, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tiếng Anh thương mại.
Trường giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế; xét tuyển học sinh Giỏi; xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn; xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Các tổ hợp gồm: tổ hợp A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); tổ hợp A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh); tổ hợp D01 (Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh); tổ hợp D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh); tổ hợp D96 (Toán, Khoa học xã hội, tiếng Anh); tổ hợp V00 (Toán, Vật lý, Mỹ thuật).
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2021. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Năm 2022, Đại học Thương mại dự kiến phân bổ nhiều chỉ tiêu cho những ngành, chuyên ngành mới. Ở chương trình đào tạo chuẩn, trường có thêm ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh), Marketing (Marketing số), Luật Kinh tế (Luật Thương mại quốc tế).
Với chương trình chất lượng cao, hai ngành dự kiến tuyển sinh mới trong năm nay là Quản trị kinh doanh và Quản trị nhân lực. Đồng thời, trường thêm chương trình định hướng nghề nghiệp với các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hệ thống thông tin quản lý; và chương trình tích hợp ngành Kế toán. Tổng chỉ tiêu tất cả ngành, chương trình đào tạo là 4.150, nhỉnh hơn năm ngoái một chút.
Theo phương án tuyển mới được Đại học Ngoại thương công bố, năm nay trường mở thêm ngành Marketing số (tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội), Truyền thông Marketing tích hợp thuộc ngành Marketing (tại cơ sở TP.HCM) và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế (tại Hà Nội).
Năm tới, trường tuyển 4.050 chỉ tiêu và 6 phương thức xét tuyển cho cả trụ sở chính Hà Nội, cơ sở II- TP.HCM và cơ sở Quảng Ninh.
Phương thức 1 là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho 3 nhóm đối tượng: Thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường); thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/TP lớp 11 hoặc lớp 12; thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia, THPT chuyên.
Phương thức 2, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 3, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 4, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Phương thức 5, xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2022, áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.
Phương thức 6 là xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường.
Tương tự, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các chương trình đào tạo mới sẽ được thông báo vào tháng 3 tới, bên cạnh 59 chương trình đào tạo như năm 2021.
Năm nay, các trường đồng loạt giảm tỷ lệ tuyển sinh dựa hoàn toàn vào kết quả thi tốt nghiệp THPT xuống dưới 50%. Chẳng hạn Đại học Kinh tế quốc dân chỉ tuyển 10-15% trong số 6.100 chỉ tiêu bằng kết quả kỳ thi do Bộ GD&ĐT tổ chức. Đây là tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay đối với hình thức xét tuyển này.
Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến 3 phương thức tuyển sinh: xét tuyển tài năng; xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tổng chỉ tiêu dự kiến trường là 7.500. Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy chiếm 60 đến 70% chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Thí sinh sẽ tham gia dự thi ở các môn Toán - Đọc hiểu - tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán - Đọc hiểu - Khoa học tự nhiên.
Với xét tuyển từ kết quả thi THPT, trường dành 10-20% chỉ tiêu cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp A00, A01, B00, D01, D07, D26, D28 và D29. Thậm chí tuyển theo phương thức này, trường đặt ra tiêu chí phụ là thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn từ 42 trở lên).
Bảo đảm tối đa quyền lợi của thí sinh Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hoàng Minh Sơn chiều 15-9 đã có văn bản gửi các trường hướng dẫn việc tuyển sinh. Theo yêu cầu của thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khi công bố điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển, các trường phải công bố điểm trúng tuyển kèm theo thang điểm xét tuyển và thông tin...