Những triệu chứng tình dục bạn không nên làm ngơ
Khu vực “dưới đó” không phải luôn hành xử theo cách mà bạn mong đợi. Đôi khi, một vài sự cố có thể nảy sinh trong lúc đang thân mật gây cảm giác khó chịu hoặc xấu hổ. Thật ra, những khó chịu ấy là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp trục trặc cần phải điều chỉnh ngay.
Phụ nữ cần thăm khám thường xuyên để phòng tránh các bệnh phụ khoa – Ảnh: Shutterstock
Michele Curtis, bác sĩ, giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Texas (Mỹ) cho biết mặc dù khó có thể thảo luận về các triệu chứng, nhưng rất cần thiết để gặp bác sĩ ngay lập tức và mô tả nơi có chuyện xảy ra. Một số triệu chứng phổ biến sau bạn không nên bỏ qua để đời sống chăn gối viên mãn.
Dịch âm đạo
Rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, lúc này cơ thể trông căng tràn nhựa sống, âm đạo tiết ra nhiều chất lỏng hơn bình thường và có màu trắng đục. Bác sĩ Sandra Reed, phát ngôn viên của Hội sản phụ khoa có trụ sở tại Thomasville, Georgia (Mỹ) cho biết dịch tiết âm đạo là hoàn toàn bình thường, nó chỉ bất thường khi vón cục, có màu trắng đục và mang theo mùi hôi, rất có thể bạn đã bị nhiễm một loại nấm có tên Candida, luôn hiện diện trong âm đạo.
Căng thẳng, bệnh tật, dùng thuốc kháng sinh, steroid và đôi khi bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra bệnh này. Nhiễm nấm ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của phụ nữ và có thể lây sang đối tác của họ nếu không được điều trị kịp thời. Dịch tiết âm đạo cũng có thể báo hiệu một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh lậu (với đặc trưng chất lỏng màu xanh hoặc vàng), nhiễm Trichomonas hoặc Chlamydia.
Ngứa phát ban
Nếu bộ phận sinh dục bị viêm và ngứa, có thể bạn đang bị viêm da vulval, một phản ứng dị ứng với chất kích thích nào đó, chẳng hạn sữa tắm, đồ lót, lông khăn tắm…; đôi khi phát ban xảy ra sau khi quan hệ tình dục do một số phụ nữ có thể dị ứng với bao cao su, chất bôi trơn hoặc kem diệt tinh trùng. Họ thậm chí có thể dị ứng với mồ hôi, nước tiểu hay tinh trùng của đối tác, tiến sĩ Curtis cho biết.
Ngoài ra, phát ban cũng có thể là dấu hiệu của herpes, một bệnh nhiễm trùng khởi phát với cảm giác ngứa ran và sau đó biến thành mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước trắng. Herpes ảnh hưởng đến 16% phụ nữ, nhưng 80% trong số đó thường không nhận ra căn bệnh này do nó không không có dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở từng người. Vì vậy, nếu bạn hoặc đối tác có các triệu chứng mụn rộp cần tránh giao hợp và đến gặp bác sĩ ngay.
Với phụ nữ mang thai, việc điều trị cần tiến hành nhanh chóng bởi herpes có thể truyền sang em bé trong khi sinh. Một nguyên nhân khác có thể gây phát ban ngứa là lichen sclerosus (xơ hóa lichen), gây loang lổ da chủ yếu ở khu vực bộ phận sinh dục và hậu môn. Bệnh này khiến cho da ở khu vực này mỏng đi và dễ chảy nước, đôi khi gây ra sẹo. Chẩn đoán và điều trị (thường là với các loại kem và thuốc mỡ cortisone) ngay tức khắc là điều cần thiết.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Video đang HOT
Nếu liên tục đi tiểu với tần suất đáng báo động và có cảm giác đau đớn thì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Thường xuyên giao hợp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và càng đau rát khi đi tiểu, tiến sĩ Curtis nói. Bà cho biết thêm sex có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang, và nghiêm trọng hơn là gây viêm bàng quang.
Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cảm giác nóng rát là dấu hiệu của vulvodynia – những cơn đau mãn tính trong âm hộ có thể được gây ra bởi nhiễm trùng (do nấm men hoặc Candida lặp đi lặp lại), chấn thương (phẫu thuật vùng chậu gây tổn thương các dây thần kinh khiến chúng ta cảm thấy đau liên tục). Vulvodynia có thể được điều trị bằng thuốc, trong một số trường hợp có thể dùng đến phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các dây thần kinh bị viêm.
Co thắt cơ
Nếu bộ phận sinh dục thường xuyên siết chặt và ép xuống khi giao hợp thì đây có thể là dấu hiệu của chứng co đau âm đạo. Tiến sĩ Reed cho biết chứng bệnh này ảnh hưởng tới 6% phụ nữ, khi hiện tượng co thắt không tự chủ của các cơ thành âm đạo diễn ra, sẽ gây đau đớn khi “thâm nhập”.
Tuy nguyên nhân gây đau vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng gốc rễ của tình trạng này có thể là do cảm xúc, có thể là bị chấn thương tình dục trong quá khứ hoặc trạng thái quá lo lắng trong lúc giao hợp. Sử dụng que nong âm đạo và áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu có thể ngăn được tình trạng cơ co thắt khi đang giao hợp.
Mùi chua
Nếu mùi “chỗ ấy” đột nhiên bị tanh hay chua thì đây có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc sự phát triển quá mức của vi khuẩn (thường là gardnerella) trong âm đạo. Thường xuyên thụt rửa và hoạt động tình dục với tần số cao có thể gây ra chứng viêm âm đạo, tiến sĩ Curtis chia sẻ.
Phụ nữ nhận ra mùi rõ nhất sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ. Điều trị chứng bệnh này, phải dùng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp hiếm hoi, mùi hôi có thể gây ra do sử dụng băng vệ sinh quá 8 tiếng đồng hồ gây ra nhiễm khuẩn hoặc hội chứng sốc nhiễm độc (một căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi các vi khuẩn tụ cầu khuẩn).
Chảy máu
Nguyên nhân gây ra chảy máu ít hoặc chảy máu nhẹ có thể phụ thuộc vào tuổi tác và sức khỏe. Thời kỳ mãn kinh hoặc mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến tử cung chảy máu. Chảy máu nhẹ cũng có thể xảy ra nếu đang sử dụng thuốc tránh thai không phù hợp. Nếu chảy máu xảy ra ngay sau khi quan hệ tình dục mà không phải ở thời điểm khác thì có thể bạn đang có vấn đề ở cổ tử cung, tiến sĩ Curtis cho biết.
Bà cũng nói thêm, các tế bào có thể nhạy cảm hoặc bị viêm vì một số lý do, chẳng hạn như nhiễm trùng HPV hoặc thậm chí là khởi đầu ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân khác gây chảy máu âm đạo cũng có thể bao gồm ung thư nội mạc tử cung, u xơ tử cung (u lành tính), bệnh viêm vùng hoặc mang thai ngoài tử cung. Nếu bạn đang mang thai, chảy máu có thể là một dấu hiệu của sẩy thai, hãy lập tức đến phòng cấp cứu để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, bác sĩ Reed khuyến cáo.
Đau khi “yêu”
Gần 22% phụ nữ trải qua cảm giác đau đớn khi giao hợp, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Nguyên nhân thường do vị trí không thích hợp. Theo Msn, nếu cơn đau dai dẳng, có thể là do nhiều nguyên nhân khác như: u nang buồng trứng, nhiễm trùng tử cung hoặc ống dẫn trứng, mô sẹo từ nhiễm trùng hoặc vết phẫu thuật cũ, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Nếu bạn gặp bất kỳ cơn đau nào trong khi quan hệ, hãy nói chuyện với bác sĩ thạt kỹ càng để tìm hướng giải quyết.
Theo TNO
Triệu chứng ở mắt không nên bỏ qua
Nhận biết các dấu hiệu về bệnh ở mắt rất quan trọng. Kiểm tra mắt định kỳ giúp các bác sĩ phát hiện bệnh sớm và đưa ra hướng điều trị thích hợp, kịp thời.
1. Động mạch có màu bạc hoặc đồng
Hơn 20% bệnh nhân không biết bản thân bị mắc chứng huyết áp cao. Đây là chứng bệnh có thể được phát hiện sớm nếu chúng ta đến thăm khám bác sỹ nhãn khoa thường xuyên. Chúng ta có thể quan sát thấy dấu hiệu tăng huyết áp thông qua đôi mắt bởi vì khi bị tăng huyết áp các động mạch võng mạc sẽ chuyển thành màu bạc hoặc đồng. Nếu không được chữa trị, tình trạng này có thể khiến các mạch máu trong võng mạc và khắp cơ thể bị nghẽn, làm tăng nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ.
2. Nốt ruồi ở lớp bên trong của mắt
Ánh sáng mặt trời không chỉ có thể tàn phá làn da của bạn mà nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối ung thư bên trong nhãn cầu.
Theo bác sỹ nhãn khoa Sophie J. Bakri, Trung tâm y tế Mayo Rochester, Minnesota, "Khối ung thư có thể trông giống như các nốt ruồi bên trong lớp sắc tố võng mạc". Việc phát hiện sớm khối u ác tính ở mắt là rất quan trọng vì chúng có thể nhanh chóng di căn đến các mô xung quanh.
3. Mạch máu có kẽ hở
Đường huyết cao có thể làm tắc nghẽn hoặc gây tổn hại các mạch máu võng mạc theo thời gian, khiến chúng yếu dần đi. Bác sĩ nhãn khoa mắt thường có thể nhận ra các mạch máu hở bất thường này. Thực tế, bệnh nhân tiểu đường thường bị ảnh hưởng đến mắt, đặc biệt có thể dẫn đến mù lòa trong những trường hợp nghiêm trọng.
4. Viêm nhiễm
Các triệu chứng tự miễn dịch có thể khiến cơ thể tấn công lại các tế bào và mô khỏe mạnh dẫn đến viêm nhiễm. Nếu thấy sung viêm ở mắt, mắt đỏ, ngứa thì có thể đang bị mắc vài dạng bệnh về hệ miễn dịch chưa được chẩn đoán như lupus ban đỏ hay bệnh viêm khớp dạng thấp.
5. Phồng rộp bên trong mắt
Tình trạng bị phồng rộp bên trong nhãn cầu được gọi là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (CSR), đây là loại bệnh thường gây ra bởi sự căng thẳng quá độ về cảm xúc, tinh thần. Triệu chứng phổ biến nhất là bệnh nhân có thể bị mờ mắt hoặc nhìn thấy những đường sóng khi cố gắng tập trung vào một điểm bất kỳ. Trong nhiều trường hợp, bệnh CSR có thể được kiểm soát bằng cách giảm mức độ stress, hoặc có thể chữa trị bằng laser.
6. Cách mạch máu bị sưng ở trong lòng trắng mắt
Chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bụi, và lông động vật thường ảnh hưởng đến mắt. Như một cơ chế tự bảo vệ, mắt sẽ tiết ra histamine và các hóa chất tự nhiên khác để chống viêm mà không gây ra các tác dụng phụ nào cho mắt. Quá trình này có thể khiến các mạch máu bề mặt sung lên, đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Tốt nhất là tìm gặp bác sỹ chuyên khoa để chữa trị kịp thời.
7. Mắt bị ngứa và bị chảy nước mắt
Nếu mắt bị ngứa và chảy nước mắt kéo dài, có thể là do bị dị ứng với phấn hoa, lông thú nuôi, hay các chất lạ khác trong môi trường. Nó làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng thường không dẫn đến mất thị lực. Đó có thể là triệu chứng của bệnh Khô mắt. Bác sĩ mắt có thể xác định chính xác nguyên nhân gây khó chịu ở mắt và có phác đồ điều trị thích hợp cho bạn.
8. Thị lực của giảm và bị móp méo
Thị lực giảm và móp méo trong một thời gian dài có thể do một trong nhiều nguyên nhân. Mắt mờ, đặc biệt là không thể nhìn rõ các sự vật ở xa hoặc gần, thường là dấu hiệu của tật khúc xạ như cận thị (myopia), viễn thị (hyperopia), loạn thị (astigmatism) hay lão thị. Phương pháp điều trị các bệnh lý này thường là đeo kính để hiệu chỉnh và trải qua phẫu thuật khúc xạ (Lasik).
Một nguyên nhân chính gây giảm thị lực và khiến thị lực bị móp méo là thoái hóa hoàng điểm do già, thường ảnh hưởng tới thị lực trung tâm. Các sự vật ở giữa thị trường bị móp méo nhưng những hình ảnh xung quanh vẫn nhìn thấy rõ. Bệnh lý này có thể có thể gây mù nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy phát hiện sớm bệnh rất quan trọng.
9. Mắt của bị kéo mây
Thị lực kém hay mắt bị kéo mây, như thể bạn đang nhìn các sự vật qua một màng mây, có thể đó là dấu hiệu của đục thủy tinh thể (cườm khô). Bệnh này liên quan đến tuổi tác, có thể dẫn đến mù nếu không được điều trị. Đối với bệnh lý này, khả năng hồi phục tốt thị lực là hoàn toàn có thể nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Mắt kéo mây cũng có thể do các bệnh lý khác như thiếu vitamin A, do bệnh lây truyền qua đường tình dục và các khối u ở mắt. Nếu thị lực của bạn có biểu hiện như trên, bạn hãy đi khám bác sĩ mắt sớm để được phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Theo PNO
8 loại đồ ăn không nên thưởng thức vào buổi sáng Để có một bữa sáng lành mạnh và cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động, bạn nên tránh một số loại đồ ăn dưới đây. 1. Thức ăn ngọt Điều đầu tiên bạn nên làm là tránh những đồ ăn ngọt. Trong bữa ăn sáng, những thức ăn như bánh ngọt, bánh nướng xốp, bánh bột mì có đường... đều không...