Những triệu chứng dễ nhầm lẫn giữa bạch hầu và viêm họng thông thường
Thời gian gần đây số lượng các ca mắc bệnh bạch hầu ngày càng gia tăng, đặc biệt tại Tây Nguyên hiện vẫn còn một số ổ dịch bạch hầu.
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm, ở thể tối cấp có thể gây tử vong từ 24-48h tuy nhiên rất khó phân biệt giữa bạch hầu và viêm họng thông thường.
Trẻ nhỏ cần được tiêm đủ liều vacxin để phòng bệnh bạch hầu. Ảnh: Ngọc Nga
Gia tăng số ca mắc bạch hầu
Tám tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 200 ca bạch hầu, chủ yếu tập trung các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Trị.
Cụ thể, tại tỉnh Kon Tum, từ đầu năm 2020 đến nay, có 48 trường hợp dương tính bạch hầu tại 5 huyện/thành phố (cao hơn tổng số ca dương tính trong giai đoạn 2016-2019), trong đó có 37 ca bệnh và 11 ca là người lành mang trùng, không có ca tử vong. Toàn tỉnh có 32 ổ dịch bạch hầu, 31 ổ đã qua 14 ngày.
Đầu tháng 9, Gia Lai cũng phát hiện thêm 3 ca nhiễm bạch hầu mới ở huyện Chư Păh.
Video đang HOT
Riêng tại Đắk Lắk, toàn tỉnh đã có đến 44 ca mắc bạch hầu phân bố ở khắp 15 xã thuộc 6 huyện, thành phố (1 ca ở TP.Buôn Ma Thuột). Các ổ dịch khó kiểm soát nhất tập trung chủ yếu ở các huyện M’Đrắk, Krông Bông. Đáng chú ý, sau khi lực lượng y tế TP.Buôn Ma Thuột ghi nhận ca mắc bạch hầu đầu tiên ở xã Cư Êbur, đã qua nhiều ngày chưa phát hiện người mắc mới.
Đắk Nông là địa phương đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên phát hiện các ca bệnh bạch hầu. Trong số 39 ca mắc bệnh, có 2 ca tử vong.
Trong khi đó tại Quảng Trị, toàn tỉnh cũng đã ghi nhận hơn 20 trường hợp mắc bạch hầu, tập trung tại 3 địa phương là Hướng Hóa, Gio Linh và Vĩnh Linh.
Đặc biệt, tính từ đầu năm đến nay, đã có 4 trường hợp tử vong do bạch hầu. Trường hợp thứ 4 ghi nhận chiều qua (14/9), là một bé trai 12 tuổi, trú tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Bệnh nhi được xác định mắc bạch hầu ngày thứ 7, diễn tiến biến chứng rối loạn nhịp tim, suy tim, men tim tăng cao. Mặc dù các bác sĩ đã tiến hành đặt máy tạo nhịp, hồi sức tích cực nhưng bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, tử vong sau 11 giờ nhập viện.
Dấu hiệu phân biệt giữa bạch hầu và viêm họng thông thường
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
ThS.BSCKII Trần Duy Hưng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo ThS.BSCKII Trần Duy Hưng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, có thể gây chết người và triệu chứng ban đầu của nó tùy thuộc và thể bệnh hay vị trí vi khuẩn bạch hầu gây ra. Trường hợp nhiễm bệnh dẫn đến tử vong có thể là do người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, bạch hầu có một thể được gọi là thể tối cấp khiến người bệnh tử vong chỉ trong 24 – 48 tiếng.
Nguy hiểm là vậy nhưng những triệu trứng ban đầu của bệnh bạch hầu thường khá giống với viêm họng hay viêm amidan thông thường, chính vì vậy, người mắc rất khó để phân biệt được bệnh.
“Bệnh bạch hầu rất dễ nhầm với những bệnh viêm họng khác nó có một số đặc điểm gợi ý nhận biết ở thể mũi như sốt nhẹ, chảy nước mũi, nhìn vào có thể thấy nước mũi lẫn máu,.. Còn thể họng, hầu họng sẽ nhìn thấy họng đỏ sưng, vùng họng có giả mạc màu vàng sáng trắng ngà, nó rất dai và dễ chảy mảu, có phản ứng hạch làm cổ to bạnh ra…. Khi vi khuẩn vào cơ thể sẽ có biểu hiện nhiễm trùng ví dụ như: sốt sưng đau họng, nhiễm độc như da xanh tái trẻ em thì mệt khóc bỏ ăn, người lớn thì mệt, lả, ho…”, bác sĩ Hưng cho biết.
Đặc biệt, theo bác sĩ Hưng để phân biệt giữa bạch hầu và viêm họng hay viêm amidan thông thường rất khó: “Người nhà quả thật rất khó phân biệt, đối với chúng tôi là bác sĩ dù đã cơ bản phân biệt được nhưng chúng tôi vẫn phải làm xét nghiệm soi và cấy vi khuẩn nữa để khẳng định chính xác 100%. Vì vậy, khi có biểu hiện thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác nhất”.
Để phòng bệnh bạch hầu hiệu quả bác sĩ Hưng khuyến cáo với trẻ em trong thời gian vừa qua khi được tiêm chủng mở rộng thì đã có miễn dịch thường sau 10 năm nên tiêm nhắc lại. Với người lớn thì không nên hoang mang vì đa số người lớn đã được tiêm phòng chỉ trừ trường hợp nào đó bỏ sót. Để giải quyết vấn đề hoang mang cho người lớn có thể tiêm vacxin 3 trong 1 bạch hầu – ho gà – uốn ván.
Các tỉnh Tây Nguyên triển khai các biện pháp kiểm soát bệnh bạch hầu
Tính từ ca bệnh được phát hiện lần đầu tại ắk Nông, đến nay tại các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 94 ca mắc bệnh bạch hầu.
Cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, các tỉnh Tây Nguyên đang huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch với quyết tâm không để bệnh lây lan trên diện rộng...
Cán bộ y tế khám sàng lọc cho người dân xã Hải Yang, huyện ăk oa, Gia Lai.
Đến nay, ắk Nông là tỉnh có số ca mắc và chết do bệnh bạch hầu nhiều nhất. Tính đến ngày 17- 7, toàn tỉnh ắk Nông có tám ổ dịch bạch hầu, trong đó có bốn ổ dịch đã được kiểm soát, còn bốn ổ dịch đang lưu hành với 30 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu, trong đó có hai người chết. Ông Huỳnh Thanh Huynh, Giám đốc Trung tâm y tế huyện ắk Glong (nơi tâm dịch bùng phát và có 16 ca mắc bệnh và hai người chết) cho biết, đến nay vẫn chưa xác định được nguồn lây của bệnh, chưa tìm ra được ca F0. Trên thực tế đang tồn tại người lành mang trùng, các khu vực xảy ra dịch chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn, môi trường sinh sống chưa bảo đảm, nhận thức về tiêm chủng và phòng bệnh còn hạn chế... cho nên khó đánh giá chính xác được diễn biến của dịch. Mặt khác, dịch xảy ra trong thời điểm mùa mưa, các khu vực phát dịch nằm cách xa trung tâm, đường đi lại rất khó khăn cho nên công tác phòng, chống dịch gặp nhiều trở ngại.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 14-7 đã phát hiện 21 người mắc bệnh bạch hầu tại huyện ăk oa, trong đó có một người chết. Ngành y tế Gia Lai tiến hành lấy mẫu 75 người, qua xét nghiệm có 21 mẫu dương tính, 42 mẫu âm tính, hiện đang có 38 trường hợp đang cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế. Tại tỉnh Kon Tum cũng đã xác định có năm ổ dịch bạch hầu ở các huyện Sa Thầy, ăk Tô, ăk Hà và TP Kon Tum với 23 người mắc bệnh. Tất cả các ca dương tính và những trường hợp nghi ngờ đều đang được ngành y tế địa phương cách ly, điều trị. Tính đến ngày 16-7, ở tỉnh ắk Lắk ghi nhận 17 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại năm huyện, thị xã. Riêng ngày 16-7, toàn tỉnh ghi nhận bảy trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó riêng huyện Cư M'gar ghi nhận bốn trường hợp.
Nhằm ngăn chặn, không để bệnh bạch hầu lan rộng, các tỉnh Tây Nguyên đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Ngành y tế Gia Lai đã tổ chức khám sàng lọc 5.210 người dân làng Bok Rei, xã Hải Yang; xã ăk Sơ Mei và làng H'Lang, xã Hnol; cấp hơn 51 nghìn viên thuốc kháng sinh Erythromycin điều trị dự phòng; triển khai tiêm vắc-xin cho toàn bộ người dân làng Bông Hiot, xã Hải Yang. UBND tỉnh Gia Lai cũng đã quyết định cấp hơn 6,8 tỷ đồng để các ngành, địa phương triển khai các biện pháp kiểm soát dịch. Ngành y tế tỉnh Gia Lai đang phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tập trung triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; thành lập các tổ chống dịch cơ động; khoanh vùng, cách ly.
ến thời điểm hiện nay, ngành y tế ắk Nông đã tiến hành điều tra, xác minh ca bệnh đối với 1.139 trường hợp, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm xác định bệnh cho 1.342 trường hợp... đang cách ly 304 hộ gia đình và 1.326 người tại các khu vực dân cư có ghi nhận ca bệnh. Các khu vực phát hiện có ổ dịch cũng đã được tiêu độc, khử trùng; các trường học có người bệnh theo học, và các chốt cách ly đều được khử khuẩn bằng dung dịch Cloramil B 0,5%; tiêm gần 5.800 liều vắc-xin Td cho các đối tượng trong vùng dịch và khu vực có nguy cơ cao. Phó Giám đốc Sở Y tế ắk Nông Hà Văn Hùng cho biết, tỉnh xác định không đặt ra điều kiện phải tập trung truy vết cho bằng được đối với nguồn lây của bệnh, vì trên thực tế mầm bệnh đang tồn tại trong cộng đồng. Vì vậy, ngành y tế chuyển từ biện pháp phòng, chống, điều trị bệnh... thụ động sang các biện pháp chủ động. Cụ thể, chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc tập trung mọi nguồn lực, khoanh vùng, chủ động trong công tác điều tra dịch tễ, lấy mẫu trong cộng đồng với những khu vực có nguy cơ cao, nhằm phát hiện sớm các trường hợp mang trực khuẩn bạch hầu để chủ động trong công tác điều trị, xử lý các biện pháp y tế đối với các vùng phát hiện ca bệnh...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum vừa nhận 100 nghìn liều vắc-xin Td từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và đang tổ chức cấp phát ngay cho trung tâm y tế huyện, thành phố. Trước mắt việc tiêm vắc-xin sẽ tập trung cho các đối tượng từ 7 đến 25 tuổi tại những xã có ca bệnh để phòng tránh và tạo miễn dịch trong cộng đồng. UBND tỉnh cũng đã quyết định hỗ trợ kinh phí cho các trung tâm y tế, trạm y tế, đội xung kích để triển khai kịp thời công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh cũng như xử lý ổ dịch tại địa phương. Trong khi đó, UBND tỉnh ắk Lắk vừa ban hành công văn khẩn chỉ đạo ngành y tế và các địa phương trong tỉnh triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh bạch hầu nhằm khống chế, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng trong cộng đồng; hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng và chết người. Hiện các đơn vị nghiệp vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ắk Lắk đã thực hiện giám sát, rà soát kỹ tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm họng và tăng cường giám sát ca bệnh nghi ngờ ở các xã vùng sâu, vùng xa, khi phát hiện ca bệnh lập tức khoanh vùng, cách ly các khu vực đó. Mặt khác lập các chốt ngăn chặn người dân ở khu vực có ca bệnh không di chuyển đến các địa phương khác; cấp thuốc kháng sinh dự phòng cho người dân ở khu vực chung quanh gia đình các ca bệnh... Tỉnh ắk Lắk cũng đang tích cực triển khai Chiến dịch tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bạch hầu tại bốn tỉnh Tây Nguyên do Bộ Y tế phát động.
Trong các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện chỉ còn Lâm ồng chưa phát hiện ca mắc bệnh bạch hầu nào, nhưng tỉnh cũng đã xác định nằm trong khu vực có nguy cơ cao, do vậy đã chủ động lên phương án và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Sở Y tế Lâm ồng tổ chức hai đoàn giám sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, cung cấp 3.200 liều vắc-xin Td, tổ chức khám sàng lọc cho tất cả các học sinh từ xã Quảng Hòa, huyện ắk G'long (ắk Nông), đang theo học tại xã ạ R'sal, huyện am Rông (Lâm ồng); tiêm vắc-xin Td cho trẻ từ 9 đến 15 tuổi tại xã ạ R'sal, Liêng S'rônh (am Rông) và 435 học sinh, giáo viên Trường THPT Phan ình Phùng, xã ạ R'sal. Sở Y tế Lâm ồng yêu cầu các đơn vị y tế chủ động điều tra, giám sát dịch tễ, tiêm vắc-xin, phun khử khuẩn môi trường tại các vùng giáp ranh, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe... có phương án xử lý sớm nhất khi phát hiện ca bệnh.
Lâm Đồng cấp 3.200 liều vacxin phòng dịch bệnh bạch hầu Tại Lâm Đồng đến nay vẫn chưa phát hiện ca nhiễm bệnh bạch hầu nào. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh cũng không được lơ là. Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh Tây nguyên, ngành y tế Lâm Đồng đã tăng cường phòng, chống dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn. Cụ...