Những tiêu chuẩn sức khoẻ bắt buộc khi dự thi vào khối ngành Quân đội
Ngoài đạt các chỉ tiêu chung về thể lực, mắt, tai – mũi -họng, răng – hàm – mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa da liễu và sản phụ khoa (đối với nữ), các trường có quy định riêng về chiều cao, cân nặng và tật khúc xạ.
Ảnh minh họa
Nhóm trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm Học viện Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường Sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa, yêu cầu thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg. Mắt không mắc tật khúc xạ cận thị.
Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm Học viện Kỹ thuật Quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân; hệ đào tạo cao đẳng Quân sự tại trường Sĩ quan Không quân, yêu cầu thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg; thí sinh nữ phải cao từ 1,54 m, cân nặng từ 48 kg. Mắt mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp. Các thí sinh ở khu vực khó khăn, người dân tộc thiểu số theo quy định sẽ được hạ một chút tiêu chuẩn về chiều cao.
Việc tổ chức khám sức khỏe sơ tuyển cho thí sinh đăng ký sơ quyển sẽ được chia làm hai đợt. Đợt 1 vào tuần thứ ba và thứ tư của tháng 3. Đợt 2 vào tuần thứ hai của tháng 4. Thời gian cụ thể sẽ do Ban tuyển sinh Quân sự các đơn vị, địa phương bố trí.
Sau khi khám sức khỏe đợt hai, trước khi kết thúc thời gian sơ tuyển (25/4), nếu còn thí sinh đăng ký tham gia sơ tuyển, các địa phương, đơn vị tiếp tục tổ chức khám sức khỏe cho những em này.
Về đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT để dùng kết quả thi xét tuyển vào các học viện, trường trong Quân đội, thí sinh mua hồ sơ và đăng ký theo quy định của Bộ GD – ĐT.
Giống như năm trước, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, với các trường Quân đội, thí sinh phải lưu ý điều chỉnh theo nhóm trường theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh.
Nhóm 1 gồm Học viện Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không – Không quân (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng-Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.
Nhóm 2 gồm Học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không – Không quân (hệ Kỹ sư hàng không).
Theo quy định này, thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng từ trường này sang trường khác trong cùng một nhóm, tránh như năm ngoái có một thí sinh ở Thanh Hóa đạt 27,14 điểm vẫn bị báo trượt do đổi nguyên vọng từ trường Sĩ quan Lục quân 1 (nhóm 1) sang Học viện Kỹ thuật quân sự (nhóm 2).
Liên quan đến cách tính điểm chuẩn, thí sinh lưu ý các trường xét tuyển đồng thời tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Anh) sẽ lấy một điểm chuẩn chung cho cả hai tổ hợp. Học viện Quân y cũng lấy một điểm chuẩn chung cho tổ hợp A00 và B00 (Toán, Hóa, Sinh).
Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú, phía Nam phải có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Thời gian có hộ khẩu ở khu vực này tính đến tháng 9 phải đủ ba năm thường trú liên tục. Các em cũng phải đảm bảo có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại tỉnh phía Nam.
Tư vấn tuyển sinh ở Thanh Hóa: Muốn vào ngành 'hot', chuẩn bị học phí và học cật lực
Ngoài quan tâm đến khối an ninh, quân đội, học sinh Thanh Hóa còn quan tâm đến những ngành "hot" ra trường có cơ hội xin việc làm cao.
Ban tư vấn của Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021 tại Thanh Hóa gồm chuyên gia đến từ Bộ GD-ĐT và các trường ĐH - Ảnh: MAI THƯƠNG
7h15 sáng 10-1, hơn 4.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đổ về Trường ĐH Văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa (561 Quang Trung 3, TP Thanh Hóa) nghe tư vấn tuyển sinh. Đây là năm thứ hai Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021 của báo Tuổi Trẻ được tổ chức tại đây.
Các chuyên gia lưu ý học sinh để ý tiêu chí phụ của các trường
Phải đọc kỹ đề án tuyển sinh của các trường đại học, ngoài các tiêu chí xét tuyển căn bản, cần lưu ý các tiêu chí phụ để có thể giảm thiểu rủi ro khi đăng ký xét tuyển, cũng như thay đổi nguyện vọng. Đó là lời khuyên các chuyên gia tư vấn nhắc đi nhắc lại trong các buổi tư vấn.
Thời tiết Thanh Hóa sáng 10-1 rất lạnh nhưng rất nhiều học sinh vẫn kiên nhẫn chờ tới lượt hỏi - Ảnh: MAI THƯƠNG
Đơn cử Học viện Phòng không - không quân, trong các phương thức xét tuyển sẽ có những tiêu chí phụ mà học sinh cần phải đọc kỹ đề án tuyển sinh mới biết. Đại tá Nguyễn Bá Thảo, trưởng phòng đào tạo Học viện Phòng không - không quân (Bộ Quốc phòng) cho biết trường xét tuyển bằng hai tổ hợp toán, lý, hóa và toán, lý, tiếng Anh.
Cả hai tổ hợp này môn toán đều được ưu tiên số 1. Với những thí sinh có điểm toán bằng nhau, trường sẽ xét tiếp môn lý.
Đại tá Nguyễn Bá Thảo - trưởng phòng đào tạo Học viện Phòng không không quân - giải đáp thắc mắc về tuyển sinh học viên nữ - Video: MAI THƯƠNG
TS Nguyễn Đào Tùng, phó giám đốc Học viện Tài chính, cho biết nguyên tắc tuyển của các trường là lấy điểm từ cao xuống thấp. Những học sinh có ba năm học sinh giỏi, có giải quốc gia, quốc tế đều được ưu tiên xét trước.
Với Học viện Tài chính lại có điều kiện, học sinh trường chuyên chỉ cần 8.0 điểm ba môn xét tuyển là được đăng ký xét tuyển. Nhưng với học sinh trường không thuộc khối trường chuyên thì phải được 9.0 cả ba môn xét tuyển.
Sau phần tư vấn chung là phần tư vấn chuyên sâu. Học sinh có thể tiếp cận các chuyên gia để hỏi trực tiếp - Ảnh: MAI THƯƠNG
Đại tá Nguyễn Bá Thảo cũng cho biết nhiều học sinh lầm tưởng xét tuyển đợt hai điều kiện sẽ thấp hơn đợt một. Thực tế là xét tuyển bổ sung trường yêu cầu điểm nộp hồ sơ vẫn phải bằng đợt một. Ngoài ra thí sinh phải chú ý điểm chuẩn của quân đội đối với hai miền Nam, Bắc khác nhau và điểm các chuyên ngành cũng rất khác nhau.
Muốn vào ngành "hot" nhớ chuẩn bị học phí và học cật lực
Đây là lời khuyên chung của ban tư vấn với những học sinh quan tâm đến những ngành rất "hot" hiện nay. Học phí cũng là mối quan tâm lớn của các phụ huynh ở Thanh Hóa.
Tại gian tư vấn trường Đại học Ngoại thương, anh Trần Bình Minh (Quảng Xương, Thanh Hóa) đưa con gái đến nghe tư vấn: "Ngoài việc tìm hiểu ngành học cho con, tôi cũng muốn tìm hiểu về học phí của các trường để gia đình có sự chuẩn bị đầu tư cho tương lai của cháu".
Cô Lê Thị Thanh Xuân (giữa, Đông Thọ, Thanh Hoá) đến chương trình từ sáng sớm để tham khảo và nghe tư vấn từ các trường đại học cho hai con - Ảnh: MAI THƯƠNG
Một học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn Thanh Hóa muốn đăng ký vào ngành kinh tế đối ngoại và logistics được PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, khuyên nên nghiên cứu kỹ mức học phí của hai ngành này vì đây là hai ngành rất hot, sinh viên năm thứ ba đã đi thực tập và có lương, 100% sinh viên ra trường có việc.
Hai ngành này đều có ba chương trình: chương trình chuẩn (dạy bằng tiếng Việt), chương trình tiên tiến (giáo sư người nước ngoài giảng dạy), chương trình chất lượng cao (giảng viên nước ngoài).
Học phí hai ngành này tùy chương trình có thể lên tới 40-60 triệu đồng/năm. GS.TS Vũ Thị Hiền nhắn nhủ thí sinh muốn vào hai ngành này phải học cật lực, học thật giỏi mới có thể đăng ký.
Gian hàng của các trường đại học trong Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 tại Thanh Hóa - Ảnh: MAI THƯƠNG
Học sinh Phạm Thị Xuân Mai (Trường THPT Đặng Thai Mai) ngỏ ý muốn thi công nghệ thông tin nhưng băn khoăn nên chọn lĩnh vực nào và mức học phí ra sao. PGS.TS Trần Trung Kiên, trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thông tin mức học phí 20-24 triệu đồng/năm với chương trình chuẩn, chương trình tiên tiến học phí gấp 1,5 lần.
Riêng lĩnh vực công nghệ thông tin có hai ngành khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo học phí lên tới 50 triệu đồng/năm.
TS Phạm Ngọc Thạch, chủ tịch hội đồng trường ĐH Hà Nội, cho biết ngành quản trị du lịch lữ hành liên kết với nước ngoài, dạy toàn bộ bằng tiếng Anh có mức học phí lên tới 250 triệu đồng/ba năm học.
Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021 được tổ chức tại Trường ĐH Văn hóa, thể thao và du lịch sáng 10-1 - Ảnh: NGỌC QUANG
Học sinh lớp 11, 12 của các trường THPT tại Thanh Hóa tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh - Ảnh: NGỌC QUANG
Chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp là hoạt động phối hợp thường niên giữa báo Tuổi Trẻ TP.HCM (cơ quan của Thành đoàn TP.HCM) cùng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, thương binh và xã hội), với sự đồng hành của Tập đoàn VinGroup.
Năm nay, báo Tuổi Trẻ có kế hoạch tổ chức 3 ngày hội và 18 chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại 21 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có tỉnh Nghệ An.
Đây cũng là hoạt động vì cộng đồng, vì thế hệ tương lai của đất nước, được báo Tuổi Trẻ tổ chức liên tục 19 năm qua, kể từ năm 2003.
Tuyển sinh 2021: Học viện Phòng không Không quân tuyển 367 chỉ tiêu Thông tin tuyển sinh 2021, Học viện Phòng không - Không quân tuyển 367 chỉ tiêu trên cơ sở kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Ảnh minh họa Về phương thức xét tuyển, Học viện Phòng không - Không quân xét tuyển trên cơ sở kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Thí sinh...